Những “cấm kỵ” khi ăn hàu biển để tránh rước họa vào thân
Thịt hàu rất tốt cho sức khỏe, nhưng việc ăn hàu không đúng cách, đặc biệt là ăn hàu sống bị nhiễm khuẩn vô tình khiến bạn rước bệnh vào thân.
Thịt hàu sống là một món ăn khoái khẩu của các quý ông, nó được ví là “thực phẩm của tình yêu”. Không những vậy, với những thành phần dinh dưỡng giàu vitamin và hợp chất hữu cơ như: kẽm, protein, sắt, đồng, selenium, vitamin D, vitamin B1, B2, B3, B12, vitamin C, phốt pho, kali, các axít béo omega-3, các chất kháng ôxy hóa, cholesterol tốt, nước… hàu còn tốt cho cả cả người lớn, trẻ em và phụ nữ.
Không có cơ sở khoa học cho thấy hàu nấu chín nghèo dinh dưỡng hơn ăn sống.
Theo y học cổ truyền, thịt hàu tính mát, không độc, tác dụng tráng dương, bổ tinh, tư âm dưỡng huyết, ăn vào trị được chứng mất ngủ do nhiệt, người nóng khô khát, hoa mắt, chóng mặt, phụ nữ rối loạn tiền mãn kinh, phụ nữ sau sinh thiếu sữa, thiếu máu ăn hàu rất tốt, nam giới có chứng di mộng tinh, hoạt tinh, yếu sinh lý, liệt dương, hiếm muộn.
Thịt hàu sống được nhiều quý ông lựa chọn vì trong hàu chứa nhiều kẽm, là chất quan trọng cho quá trình sản xuất tinh trùng, giúp tăng cường hệ miễn dịch cho nam giới. Tuy nhiên, theo chuyên gia dinh dưỡng, không có cơ sở khoa học cho thấy hàu nấu chín nghèo dinh dưỡng hơn ăn sống.
Trước đó, PGS Nguyễn Thị Lâm, nguyên Viện phó Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, hàu cũng như nhiều hải sản khác rất giàu kẽm tốt cho mọi người. Nhiều người thường chọn ăn hàu sống vì cho rằng bổ dưỡng hơn chín, tuy nhiên phó giáo sư Lâm khuyến cáo chỉ nên ăn hàu sống khi chắc chúng an toàn. Theo bà Lâm thì: “Không có cơ sở khoa học nào cho thấy ăn hàu, hải sản nấu chín nghèo dinh dưỡng hơn ăn sống”.
Tuy nhiên, theo Cục quản lý dược và thực phẩm khuyến cáo, hàu đứng ở vị trí khá cao trong bảng xếp hạng những món ăn mang lại nhiều rủi ro nhất nếu ăn không đúng cách.
Video đang HOT
Những “cấm kỵ” cần tránh khi ăn hàu biển
Món hàu nướng mỡ hành được nhiều người ưa thích
Thực tế, trong hàu chứa rất nhiều mầm bệnh vì chúng sinh sống ở bờ biển, ở các ghềnh đá ven bờ biển hay các cửa sông, sống bám vào một giá thể như bám vào đá thành tảng, các rạn đá, móng cầu, ăn sinh vật phù du và các sinh vật trong bùn, cát, nước biển… nên khó tránh khỏi tình trạng bị ô nhiễm.
Nếu ăn hàu sống nhiễm khuẩn, cơ thể dễ nhiễm khuẩn Norovirus gây ra viêm ruột, viêm dạ dày. Bên cạnh đó, khuẩn Vibrio có trong hàu có thể gây ra bệnh tả với những triệu chứng như sốt cao, sốc nhiễm trùng, phồng rộp da, thậm chí tử vong do nhiễm trùng máu.
Vì vậy, cần tránh và hạn chế ăn hàu sống/tái, tốt nhất nên nấu chín đến khi hàu mở vỏ ra, nếu không mở thì nên bỏ đi sau khi nấu để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Trong trường hợp muốn ăn hàu sống, để an toàn cho sức khỏe, nên mua hàu biển về, loai bo hết hàu chết, hàu ươn (vì loài nhiễm thể rất dễ bị nhiêm đôc), và ngâm trong nước mặn, hoặc nước muối để hàu thải hết chất bẩn, rồi hãy ăn.
Khi ăn hau sông, đê không bi đau bung nên dung gia vi la mu tap, vừa tăng khẩu vị cho món ăn, vừa giam đô tanh va nguy cơ đau bung. Tuy nhiên do mù tạt kích thích niêm mạc dạ dày nên những người bị đau dạ dày, viêm ruột không nên ăn.
Ngoài ra, do hàu có vị tanh, tính mát, có thể gây lạnh bụng, tiêu chảy nên những người có tỳ vị yếu, khó tiêu hóa hay đang bị tiêu chảy thì không nên ăn.
Lưu ý: Nếu bạn bị dị ứng hải sản thì tốt nhất là nên tránh xa hàu.
Theo giadinh.net
Tìm ra mục tiêu mới cho thuốc điều trị nhiễm trùng máu
Mặc dù nhiễm trùng máu là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên toàn thế giới, nhưng cho đến này không có một phương pháp điều trị thuốc nào hiệu quả.
Và mới đây, các nhà khoa học Mỹ đã phát hiện, nếu tìm được chất ức chế enzyme PHLPP1 thì có thể cứu sống nhiều bệnh nhân bị nhiễm trùng máu.
Các chất ức chế enzyme PHLPP1 có thể tạo cơ sở cho các loại thuốc mới chống nhiễm trùng máu - Ảnh: UC San Diego School of Medicine
Theo Technology Networks, nhiễm trùng máu (sepsis) thường phát triển khi cơ chế phòng thủ cố gắng chống lại sự lây nhiễm đang vượt khỏi tầm kiểm soát. Khi đó, các tế bào miễn dịch bắt đầu tấn công các mô và cơ quan của người bị nhiễm trùng, thường dẫn đến suy nội tạng và tử vong.
Các nhà khoa học ở Đại học California, Mỹ, qua thử nghiệm trên loài gặm nhắm đã chứng minh được rằng nếu loại bỏ enzyme có tên PHLPP1 thì có thể cải thiện kết quả điều trị nhiễm trùng huyết. Chuột không có enzyme PHLPP1 khỏe hơn nhiều. Trong khi tất cả những con chuột bình thường chết vì nhiễm trùng huyết do nhiễm trùng sau 5 ngày, những con chuột thiếu enzyme PHLPP1 vẫn sống sót. Enzyme PHLPP1 kiểm soát rất nhiều khía cạnh của hành vi tế bào bằng cách loại bỏ phosphat - " thẻ" hóa chất nhỏ (phosphates - small chemical tags) trong cấu trúc của các protein khác. Và hóa ra enzyme PHLPP1 cũng ảnh hưởng đến tình trạng viêm.
Có rất nhiều gien liên quan đến các tế bào miễn dịch bị enzyme PHLPP1 tác động. Khía cạnh quan trọng nhất ở đây là enzyme PHLPP1 loại bỏ phosphat khỏi yếu tố phiên mã STAT1, được biết đến với khả năng kiểm soát các gien gây viêm.
Các nhà khoa học hiện đang sàng lọc để thử nghiệm hàng ngàn hợp chất để tìm kiếm chất lý tưởng có tác dụng ức chế enzyme PHLPP1. Họ biết các chất ức chế PHLPP1 có thể tạo cơ sở cho các loại thuốc mới chống nhiễm trùng máu và hy vọng sẽ thử nghiệm các hợp chất này trên các tế bào miễn dịch trong phòng thí nghiệm và trên mô hình chuột nhiễm trùng máu để có thể tạo cơ sở cho các phương pháp mới điều trị nhiễm trùng máu ở người.
Hiện nay, nhiễm trùng máu được giải quyết bằng cách ngăn ngừa và điều trị nhiễm trùng nguồn, thường bằng kháng sinh, trong khi cố gằng duy trì sức khỏe nội tạng bằng oxy và dịch truyền tĩnh mạch. Tuy nhiên, theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ, ít nhất 1,7 triệu người trưởng thành ở nước này bị nhiễm trùng máu mỗi năm và hậu quả là gần 270.000 người chết. Một trong ba bệnh nhân chết trong bệnh viện bị nhiễm trùng máu.
Nhà nghiên cứu Victor Nizet giải thích rằng nhiễm trùng máu là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở các đơn vị chăm sóc đặc biệt trên toàn thế giới, nhưng thật không may, cho đến nay vấn chưa có một phương pháp điều trị thuốc nào có hiệu quả.
Vũ Trung Hương
Theo motthegioi
Tâm sự thắt lòng của người mẹ có con gái 11 tháng tuổi bỗng bị sốt và ra đi đột ngột trong vòng tay mẹ Hôm nay là sinh nhật con tròn 1 tuổi, nhưng con mãi không còn bên mẹ nữa rồi. Dù được nghe bác sĩ giải thích về nguyên nhân, nhưng chị Trúc Lam vẫn không thể hiểu được chính xác vì sao con lại mất ngay trên tay mình khi cách bệnh viện chỉ 10 phút chạy xe. Trên cuộc đời này, nỗi đau...