Những cái tên nổi bật sắp lên sàn “hậu Covid-19″
Kể từ đầu năm 2020 tới nay, có 6 doanh nghiệp nộp hồ sơ niêm yết mới trên Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE) và đang đẩy nhanh tiến độ sau thời gian đình trệ vì dịch bệnh. Trong số 6 doanh nghiệp này, có 2 cái tên nổi bật với quy mô vượt trội so với 4 công ty còn lại, đó là Công ty cổ phần Đầu tư Kinh doanh phát triển bất động sản FLCHOMES (FHH) và Công ty cổ phần Tập đoàn An Phát Holdings (APH).
Tập đoàn An Phát Holdings – công ty mẹ của Công ty cổ phần Nhựa An Phát Xanh và Công ty cổ phần Nhựa Hà Nội – sắp niêm yết trên HOSE
FHH – Thu hút sự chú ý nhờ lời hứa thị giá 3 chữ số
FLCHomes tiền thân là Công ty cổ phần Dịch vụ Du lịch và Giải trí Biscom, thành lập tháng 2/2016, lĩnh vực chủ yếu ban đầu là vận hành hệ thống sân golf mang thương hiệu FLC trên cả nước. Sau đó hơn 3 năm, Công ty mở rộng quy mô và hoạt động kinh doanh, chuyển sang tập trung vào bất động sản và đổi tên kể từ tháng 5/2019.
Bốn lĩnh vực hoạt động chính của FHH bao gồm Beach & Golf Resort (bất động sản nghỉ dưỡng & sân golf); FLC Residences (khu đô thị phức hợp cao cấp); FLC Retail & Office (bất động sản thương mại, văn phòng và mặt bằng bán lẻ) và FLC Green Eco (bất động sản xanh).
Từng thu hút sự chú ý nhờ phát ngôn của ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch FLC Group, rằng sẽ đưa cổ phiếu FHH lên sàn UPCoM với giá 35.000 đồng/cổ phiếu và lời hứa đưa giá cổ phiếu đạt 3 chữ số năm 2020, tới ngày 28/2/2020, HOSE thông báo nhận được hồ sơ niêm yết của FLCHOMES. Công ty hiện có vốn điều lệ 4.160 tỷ đồng, tương đương 416 triệu cổ phiếu đăng ký niêm yết.
FHH ghi nhận lợi nhuận năm 2019 tăng vọt và kế hoạch năm 2020 giảm gần 70%; TDP có lợi nhuận năm 2019 tăng 72% và mục tiêu năm 2020 tăng 24,5%…
Năm 2019, FHH ghi nhận tổng doanh thu 1.512 tỷ đồng, tăng hơn 70% so với năm trước đó. Lợi nhuận sau thuế đạt 257 tỷ đồng, gấp khoảng 57 lần (tương đương tăng hơn 5.500%) so với con số chỉ 4,5 tỷ đồng năm 2018.
Video đang HOT
Đáng chú ý, tuy lợi nhuận tăng vọt nhưng đóng góp chính tới từ lãi tiền gửi, tiền cho vay và bán các khoản đầu tư (chiếm 403,5 tỷ đồng), trong khi hoạt động kinh doanh lõi là bất động sản có mức đóng góp thấp.
Tính tới cuối năm 2019, tổng tài sản của Công ty đạt 6.081 tỷ đồng, tương đương đầu năm. Trong đó, tài sản ngắn hạn là 2.043 tỷ đồng, tăng 38% và tài sản dài hạn là 4.038 tỷ đồng, giảm 13%. Trong cơ cấu tài sản ngắn hạn, khoản phải thu ngắn hạn chiếm hơn 81%, đạt 1.660 tỷ đồng, tăng 52% so với đầu năm.
FHH có nhiều giao dịch với các doanh nghiệp thuộc hệ sinh thái FLC. Phải thu khách hàng là bên liên quan của Công ty ở mức hơn 164 tỷ đồng, riêng Tập đoàn FLC là hơn 48 tỷ đồng. Trong năm 2019, FHH ghi nhận mua hàng hơn 300 tỷ đồng và bán hàng, cung cấp dịch vụ gần 267 tỷ đồng cho các bên liên quan.
Năm 2020, FLCHOMES đặt mục tiêu tổng doanh thu hợp nhất 1.500 tỷ đồng, lãi sau thuế 80 tỷ đồng. Đây là kế hoạch đi lùi gần 70% lợi nhuận sau thuế so với năm trước, trong khi doanh thu chỉ giảm nhẹ.
Bất động sản tiếp tục là mảng hoạt động kinh doanh cốt lõi, dự kiến chiếm tỷ trọng 40% tổng doanh thu năm 2020. FHH sẽ tiếp tục khai thác các dự án đang triển khai tại Lào Cai, Hạ Long, Sầm Sơn, Kon Tum, Sa Đéc, Quy Nhơn với mục tiêu tổng số sản phẩm bất động sản bán được là 1.786 sản phẩm. Đồng thời, Công ty cũng dự kiến triển khai dự án tại Hà Nội, Quảng Ninh, Hòa Bình, Gia Lai, Sóc Trăng, Đắk Nông, Cà Mau, Bạc Liêu, Hậu Giang, với kế hoạch cung cấp ra thị trường 2.130 sản phẩm bất động sản.
APH – Tên tuổi lớn ngành nhựa
Công ty cổ phần Tập đoàn An Phát Holdings (APH) được thành lập vào tháng 3/2017 với mục tiêu trở thành công ty mẹ của một nhóm các công ty con hoạt động trong ngành nhựa, hoạt động chính là sản xuất và kinh doanh bao bì, linh kiện nhựa kỹ thuật. Hiện tại, APH là công ty mẹ của Công ty cổ phần Nhựa An Phát Xanh (AAA) và Công ty cổ phần Nhựa Hà Nội, đồng thời thông qua các công ty này sở hữu 10 công ty thành viên khác.
Từ khi thành lập tới nay, APH đã trải qua 7 lần tăng vốn, hiện có vốn điều lệ hơn 1.423 tỷ đồng. Tuy nhiên, An Phát Holdings chỉ đăng ký niêm yết 128,26 triệu cổ phiếu (phần còn lại là cổ phiếu ưu đãi cổ tức).
Năm 2019, APH đạt 9.513 tỷ đồng doanh thu, tăng hơn 18% so với năm trước đó, nhưng lợi nhuận sau thuế tăng gấp 4 lần, đạt 712 tỷ đồng. Trong đó, AAA mang lại nguồn thu lớn cho APH khi ghi nhận doanh thu và lợi nhuận lần lượt là 9.258 tỷ đồng và 491 tỷ đồng trong năm 2019.
Hiện tại, APH đang nắm giữ 48,08% cổ phần tại AAA và có kế hoạch nâng sở hữu lên 65% mà không qua chào mua công khai.
Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2020, APH ghi nhận doanh thu thuần 1.834 tỷ đồng, giảm 30% so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp giảm gần 84%, chỉ đạt 41,8 tỷ đồng. Nguyên nhân bởi trong kỳ không phát sinh lợi nhuận từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản như cùng kỳ năm ngoái.
TDP – Duy trì mục tiêu tăng trưởng
Công ty cổ phần Thuận Đức (TDP) được thành lập vào ngày 22/1/2007 tại Hưng Yên, là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất các sản phẩm từ polypropylene, nổi bật là hạt nhựa tái chế và bao bì PP. Năm 2020, Thuận Đức lọt Top 5 trong bảng xếp hạng 500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam (Fast500).
Qua 4 lần tăng vốn, TDP hiện có vốn điều lệ 250 tỷ đồng, sở hữu 6 nhà máy sản xuất chuyên biệt. Về cơ cấu cổ đông, ông Nguyễn Đức Cường, Tổng giám đốc sở hữu 56,11% cổ phần TDP tính đến ngày 28/2/2020. Các thành viên lãnh đạo khác nắm giữ số lượng không đáng kể.
Năm 2019, TDP ghi nhận doanh thu 1.197 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 61,9 tỷ đồng, lần lượt tăng 60% và 72% so với năm trước đó. Tổng tài sản và vốn chủ sở hữu của TDP tăng mạnh trong năm 2019, gần gấp đôi so với 2018 do Công ty mua lại 100% cổ phần của Công ty TNHH Thuận Đức Hưng Yên.
Theo Hiệp hội Nhựa Việt Nam (VPA), trong cơ cấu ngành nhựa, nhựa bao bì chiếm tỷ trọng lớn nhất (37,43%) và duy trì tăng trưởng xuất khẩu. Trong đó, TDP đánh giá, Công ty có thế mạnh bởi tự sản xuất được nguồn nguyên liệu và cung ứng cho nhiều doanh nghiệp cùng ngành, các sản phẩm của Thuận Đức đáp ứng hầu hết yêu cầu của các thị trường như Nhật Bản, Mỹ, EU…
Đây cũng là cơ sở để doanh nghiệp duy trì mục tiêu tăng trưởng trong những năm tới. Theo kế hoạch sản xuất – kinh doanh của TDP, doanh thu hợp nhất năm 2020, 2021 lần lượt là 1.450 tỷ đồng và 1.603 tỷ đồng, so với mức thực hiện năm 2019 là 1.197 tỷ đồng. Mục tiêu lợi nhuận sau thuế hợp nhất năm 2020 ở mức 76 tỷ đồng, tăng 24,5% so với năm 2019 và mục tiêu năm 2021 là lãi 86 tỷ đồng.
TDP duy trì mục tiêu chia cổ tức 12% năm 2020, 2021, bằng mức chia năm 2019.
FLCHOMES (FHH) thay tướng trước khi lên sàn
HĐQT Công ty cổ phần Đầu tư kinh doanh phát triển bất động sản FLCHOMES (FLCHOMES - FHH) vừa công bố quyết định bầu bà Bùi Hải Huyền, thành viên HĐQT Công ty giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT kể từ ngày 25/5/2020, thay thế vị trí của bà Hương Trần Kiều Dung.
Bà Bùi Hải Huyền
Bà Bùi Hải Huyền sinh năm 1976, hiện nắm giữ vị trí Tổng giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn FLC, đồng thời là Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Nông dược H.A.I (HAI).
FLCHOMES đã nộp đơn đăng ký niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE) vào ngày 28/2/2020. Công ty hiện có vốn điều lệ 4.160 tỷ đồng, tương đương 416 triệu cổ phiếu đăng ký niêm yết.
Năm 2019, FHH ghi nhận tổng doanh thu 1.512 tỷ đồng, tăng hơn 70% so với năm trước đó. Lợi nhuận sau thuế đạt 257 tỷ đồng, gấp khoảng 57 lần (tương đương tăng hơn 5.600%) so với con số chỉ 4,5 tỷ đồng năm 2018.
Đáng chú ý, tuy lợi nhuận tăng vọt, nhưng đóng góp chính tới từ lãi tiền gửi, tiền cho vay và bán các khoản đầu tư (chiếm 403,5 tỷ đồng), trong khi hoạt động kinh doanh lõi là bất động sản có mức đóng góp thấp cho lợi nhuận.
Năm 2020, FLCHOMES đặt chỉ tiêu tổng doanh thu hợp nhất 1.500 tỷ đồng, lãi sau thuế 80 tỷ đồng. Đây là kế hoạch đi lùi gần 70% lợi nhuận sau thuế so với thực hiện của năm trước, trong khi doanh thu chỉ giảm nhẹ. Bất động sản tiếp tục là mảng hoạt động kinh doanh cốt lõi, dự kiến chiếm tỷ trọng 40% tổng doanh thu năm 2020.
IFRS, doanh nghiệp niêm yết còn nhiều trăn trở Bên cạnh sự ủng hộ, doanh nghiệp niêm yết cũng bày tỏ mối lo cần sự sẻ chia từ cơ quan quản lý để việc triển khai IFRS được khả thi. Nhiều sự ủng hộ Đã có quá trình làm quen với minh bạch thông tin, nên khi Bộ Tài chính phê duyệt Đề án áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính...