Những cái nhất về xe tăng
Kể từ khi được triển khai lần đầu tiên vào năm 1916, xe tăng chiến đấu chủ lực đã trải qua một quãng đường phát triển dài với vô số cuộc cách mạng trong thiết kế và chế tạo.
1. Xe tăng đầu tiên được đưa vào sử dụng
Xe tăng Mark I
Anh là quốc gia đầu tiên đưa xe tăng vào sử dụng trong tác chiến. Ngày 15/9/1916, trên chiến trường Anh – Đức gần sông Somme nước Pháp, quân đội Anh lần đầu tiên sử dụng 49 chiếc xe tăng tấn công quân Đức. Trên mỗi xe tăng có 2 khẩu pháo và 4 khẩu súng máy, xe nặng 28,4 tấn, sử dụng động cơ 105 mã lực, có tốc độ 6 – 8 km/h. Loại xe tăng này do công ty William Foster chế tạo, nó được gọi là Mark I.
2. Xe tăng nặng nhất thế giới
Xe tăng hạng nặng Maus 2 trưng bày tại bảo tàng tăng thiết giáp Kubinka
Maus 2 của Đức quốc xã được ghi nhận là xe tăng nặng nhất thế giới, có trọng lượng lên đến 192 tấn. Năm 1945, Maus 2 vẫn ở vào giai đoạn thử nghiệm, sau đó nó chỉ dừng lại ở mức độ ban đầu.
Video đang HOT
Xe tăng hạng nặng Char 2C
Xe tăng nặng nhất từng được sử dụng trong quân đội là Char 2C do Pháp sản xuất năm 1923. Loại xe này nặng 82,8 tấn, kíp xe 13 người. Xe có 2 động cơ công suất 500 mã lực cho tốc độ tối đa 12 km/h, trên xe trang bị một khẩu pháo cỡ nòng lớn, lên tới 155 mm.
3. Xe tăng nhẹ nhất thế giới
Xe tăng hạng nhẹ FV101 Scorpion
Xe tăng nhẹ nhất thế giới là loại “Bọ cạp” FV101 Scorpion của Anh, nó được chế tạo từ những tấm hợp kim nhôm, có trọng lượng chỉ vỏn vẹn 1,9 tấn.
4. Xe tăng thấp nhất thế giới
Xe tăng chiến đấu chủ lực Stridsvagn 103 (S-Tank)
Trong những năm 1950, để đối phó với xe tăng T-54 của Liên Xô, lục quân Thụy Điển đã bắt tay vào nghiên cứu chế tạo mẫu Stridsvagn 103 hay còn gọi là S-Tank – một loại xe tăng không có tháp pháo, mẫu xe này được chính thức đưa vào sản xuất năm 1967.
Do không có tháp pháo nên xe tăng này chỉ cao 1,9 m, trở thành loại xe tăng thấp nhất thế giới tính đến thời điểm hiện nay. Do hạn chế về chiều cao nên Stridsvagn 103 giảm thiểu được khả năng trúng đạn, từ đó nâng cao khả năng sống sót trong tác chiến.
5. Xe tăng cao nhất thế giới
Xe tăng chiến đấu chủ lực M60A1
Từ khi ra đời vào năm 1960 cho đến nay, M60A1 Patton của Mỹ vẫn giữ kỷ lục là mẫu xe tăng cao nhất thế giới. Loại xe tăng chiến đấu chủ lực này có chiều cao kỷ lục là 3,257 m.
6. Xe tăng dài nhất thế giới
Xe tăng dài nhất thế giới là mẫu FV4201 Chieftain do Anh sản xuất. Khi nòng pháo của loại xe tăng này hướng về phía trước, tổng chiều dài của xe sẽ đạt tới 10,79 m.
7. Xe tăng sử dụng động cơ turbine khí đầu tiên trên thế giới
Xe tăng chiến đấu chủ lực M1A2 SEP Abrams
Xe tăng chiến đấu chủ lực thế hệ thứ 3 M1 Abrams của Mỹ khi ra đời đã gây xôn xao giới quân sự quốc tế do nó sử dụng động cơ turbine khí.
Năm 1976, trong cuộc cạnh tranh với công ty General Motor, công ty Chrysler đã giành thắng lợi và mẫu xe M1 của họ được lục quân Mỹ lựa chọn. Loại xe tăng này sử dụng động cơ turbine khí AGT1500 do công ty AVCOL Lycoming nghiên cứu chế tạo.
8. Xe tăng sử dụng giáp composite đầu tiên trên thế giới
Xe tăng chiến đấu chủ lực T-72
Năm 1974, Liên Xô là nước đầu tiên trang bị giáp composite cho xe tăng chiến đấu chủ lực thế hệ mới nhất T-72 của họ. Mặt trước của xe tăng T-72 được cấu tạo bởi 3 lớp composite là “Thép – Thép thủy tinh – Thép”. Lớp thép ngoài và trong có độ dày lần lượt là 80 mm và 20 mm, lớp thép thủy tinh kẹp giữa dày 104 mm. Mặt trước của xe nghiêng 220, điều này không chỉ giúp tăng độ dày của giáp mà còn tăng được khả năng tránh đạn thêm 20% – 25%, giảm trọng lượng từ 14% – 18%.
Ngoài ra, 2 bên sườn xe tăng T-72 còn được thiết kế tấm quây nhằm bảo vệ phần thân xe; phần trong thân xe được lắp đặt tấm lót nhựa thấm chì nhằm bảo vệ trong trường hợp trúng đạn; phía dưới mũi xe có thể lắp lưỡi ủi đất. Khi lưỡi ủi thu lại nó còn trở thành một lớp bảo vệ nữa cho đầu xe.
Theo Tri Thức