Những cái chết trẻ gây sốc trong làng mẫu quốc tế
Ở làng thời trang châu Á hay Âu, sự ra đi đột ngột với nhiều lý do khác nhau của những mẫu tuổi đôi mươi luôn khiến công chúng bàng hoàng, xót xa.
1. “Thiên thần Nga” Ruslana Korshunova (1987 – 2008):
Tự gieo mình từ tầng 9 căn hộ sang trọng, Ruslana kết thúc chuỗi ngày cô đơn, bất hạnh, ngay trong độ tuổi 20 tươi đẹp và một sự nghiệp lừng lẫy đáng mơ ước.
Là gương mặt đại diện cho hàng loạt nhãn hàng lớn Vera Wang, Paul Smith, Moschino, Kenzo Accessories, DKNY, Christian Dior …, xuất hiện trên các tạp chí thời trang danh giá nhất như Vogue, Elle và luôn được chọn để sải bước trên sàn catwalk trong các tuần lễ thời trang đình đám ở New York, Paris, London hay Milan, nhưng Ruslana lại quá đoản mệnh.
Có nhiều suy đoán về cái chết đột ngột của siêu mẫu như tự tử vì tình, hoặc bị nhóm Mafia Nga điều hành ngành người mẫu ở Đông Âu ngăn cấm do chân dài trẻ muốn rời khỏi sàn catwalk … Đến nay lý do thật sự khiến Ruslana quyết định chấm dứt cuộc đời vẫn là câu hỏi chưa có lời giải đáp. Chỉ biết rằng sự ra đi của cô gái trẻ có khuôn mặt như thiên thần, với đôi mắt buồn sâu thẳm là một trong những mất mát lớn của làng thời trang quốc tế.
2. Ambrose Olsen (1985 – 2010):
Là gương mặt đại diện sáng giá của các thương hiệu thời trang lớn trên thế giới như Hugo Boss, D&G, Nautica, Dior Homme, Armani Exchange và Louis Vuitton, nên cái chết được xác định do treo cổ tự vẫn của siêu mẫu 24 tuổi đã gây hoang mang cho công chúng và những người hoạt động trong lĩnh vực thời trang quốc tế.
Thi thể của Ambrose được tìm thấy ngay trong căn hộ ở New York vào ngày 22/4/2010. Đến nay, cảnh sát vẫn chưa tìm ra nguyên nhân vì sao siêu mẫu nam sở hữu gương mặt quyến rũ cùng hàng loạt hợp đồng quảng cáo trị giá hàng triệu đô lại tìm cách chấm dứt cuộc sống ngay trên đỉnh cao danh vọng.
3. Ana Carolina Reston Macan (1985 – 2006):
Siêu mẫu Brazil là đại diện nổi tiếng nhất cho tình trạng chết vì biếng ăn trong làng mốt thế giới. Trước áp lực size 0 và sự cạnh tranh khốc liệt của ngành thời trang, Ana Carolina buộc phải giảm cân bằng một thực đơn hành xác và nguy hiểm chỉ gồm táo và cà chua. Chính vì thế, khi từ trần, siêu mẫu nổi tiếng chỉ nặng 40 kg và sở hữu chỉ số BMI là 13,4 so với chuẩn 16 thông thường của người mẫu.
Cái chết của Ana Carolina không chỉ gây sốc cho làng mẫu Brazil lẫn thế giới mà còn góp phần làm dấy lên làn sóng bài trừ size 0 trên sàn catwalk. Đến nay, phong trào yêu cầu các nhà mốt chấm dứt sử dụng người mẫu như “bộ xương di động” đã thu được một số thành công lớn, với sự xuất hiện ngày càng nhiều người mẫu big size trên các sàn diễn lớn của Tuần lễ thời trang New York,Milan
4. Eliza Samudio (1985 – 2010).
Video đang HOT
Bị người tình, cầu thủ nổi tiếng Brazil, Bruno De Souza, tra tấn đến chết, sau đó cắt thân thể ra thành nhiều phần vùi dưới đống bê tông của một công trình xây dựng, phần còn lại vứt làm thức ăn cho chó, cái chết của người mẫu đình đám xứ samba Eliza Samudio là một trong những vụ thảm án gây sốc và đau lòng nhất làng thời trang thế giới. Nguyên nhân được cho là vì Eliza quyết không phá thai và yêu cầu Bruno chu cấp nuôi dưỡng con chung của hai người.
5. Charles DeVoe (1982 – 2010).
Sự ra đi của Charles DeVoe, 1 trong 10 siêu mẫu nam đắt giá nhất hành tinh, gương mặt đại diện đắt giá của D&G, đã khiến D&G và fan đau xót, hụt hẫng. Theo nguồn tin từ Daily Mail, siêu mẫu nam có khuôn mặt quyến rũ và ánh mắt mê hoặc này đã gặp một tai nạn đuối nước nghiêm trọng, khiến anh bị hôn mê sâu và qua đời sau 4 tuần điều trị.
6. Reeva Steenkamp (1983 – 2013).
Nằm trong danh sách 100 người phụ nữ quyến rũ nhất thế giới, nhưng Reeva Steenkamp lại có số kiếp “hồng nhan bạc mệnh”. Siêu mẫu trang bìa của tạp chí FHM bị chính bạn trai là vận động viên khuyết tật đình đám Oscar Pistoriu bắn chết ngay trong lễ Valentine cách đây 2 năm bằng 6 phát súng qua cửa phòng tắm, vì tưởng nhầm cô là trộm.
Một ngày trước lúc bị giết, Steenkamp vẫn dành những lời âu yếm cho bạn trai và kỳ vọng nhiều vào ngày lễ tình yêu đầy định mệnh: “Bạn đã chuẩn bị gì cho tình yêu của mình vào ngày mai?”.
7. Monica Spear (1984 – 2014).
Bị nhóm cướp vũ trang tấn công, Monica cùng chồng cũ, doanh nhân Thomas Henry Berry, đã bị bắn chết trên đường đi du lịch tại quê nhà Venezuela.
Vốn là diễn viên, người mẫu và nữ hoàng sắc đẹp nổi tiếng thế giới (Á hậu 4 cuộc thi Miss Universe 2005), nên cái chết của Monica Spear không chỉ gây sốc mà còn mang lại tiếc thương trên khắp thế giới. Đau lòng hơn, Hoa hậu Hoàn vũ Venezuela 2004 bị giết chết ngay trước mắt con gái nhỏ Maya Berry Spear 5 tuổi.
8. Yulia Loshagina (1985 – 2013).
Vụ thảm sát người mẫu 28 tuổi của Nga đã gây xôn xao trong ngành giải trí xứ bạch dương lẫn làng mốt thế giới.
Vào ngày 4/9/2013, thi thể của Yulia Loshagina được tìm thấy trong tình trạng cổ bị đứt lìa và mặt bị cháy đen. Theo nghi vấn của cảnh sát, nhiếp ảnh gia Dmitry Loshagin, chồng của Yulia, có thể là hung thủ. Nguyên nhân gây án theo phán đoán là vì Dmitry căm giận khi phát hiện bị lây nhiễm HIV từ Yulia.
9. Daul Kim (1989 – 2009).
Đang là đại diện sáng giá của Hàn Quốc trong làng mẫu thế giới, Dauk Kim bất ngờ treo cổ tự vẫn trong căn hộ sang trọng, cao cấp ở Paris, để lại nhiều xót xa, bàng hoàng cho những ai yêu mến cô gái trẻ có khuôn mặt búp bê, biểu cảm cuốn hút này.
Siêu mẫu xứ Hàn qua đời ở tuổi 20, khi sự nghiệp đang đạt được nhiều thành công vang dội: rất đắt show tại các tuần lễ thời trang quốc tế, là gương mặt quảng cáo được yêu thích của nhiều nhãn hàng lớn như Chanel, Alexander McQueen, Topshop, H&M, GAP …, xuất hiện trên nhiều tạp chí danh tiếng như Vogue, Harper’s Bazaar. Nguyên nhân được cho là do chân dài cao 1m78 bị stress và trầm cảm nặng trước áp lực đào thải khốc liệt của làng mẫu.
10. Hạng Hải (1990 – 2014).
Gần đây nhất, thông tin Á quân siêu mẫu Trung Quốc Hạng Hải bị cưỡng hiếp đồng tính cho đến chết vào ngày 3/10 đã gây chấn động làng giải trí châu Á và thế giới, bởi mức độ đồi trụy, tàn nhẫn và phi nhân tính của thủ phạm.
Lợi dụng mong muốn kiếm thêm thu nhập từ các mẫu nam trẻ tuổi, hung thủ Đỗ Văn Bác đã lừa Hạng Hải vào khách sạn để trao đổi về một hợp đồng quảng cáo bia giá trị. Tại đây, tên này đã cho mẫu nam 24 tuổi uống bia pha thuốc mê, sau đó cưỡng hiếp và bỏ đi, mặc nạn nhân sốc thuốc mê quá liều, dẫn đến tử vong. Trước Hạng Hải, từng có hơn 7 mẫu nam cũng là nạn nhân của gã đồng tính bệnh hoạn này.
Theo Zing.vn
Tội tình chi lắm quần jeans ơi?
Xin một lần "tha bổng" cho jeans để tuổi trẻ lại được mặc chiếc quần xanh vô tội ấy đến trường.
Giản đơn nhưng cá tính, cổ điển và đương đại, tuềnh toàng mà gợi cảm... Đó là đôi chút trong số hàng chục, thậm chí hàng trăm mỹ từ âu yếm mà người ta nói về chiếc quần jeans.
Ấy thế mà gần đây, jeans bị cấm lên giảng đường của một trường đại học, lại bị gán rõ lắm tiếng tăm oan uổng. Những người yêu jeans mới giật mình lật lại lịch sử của chiếc quần danh tiếng, để gượng tìm xem hà cớ gì lại bắt lỗi quần jeans.
Hà cớ gì lại bắt tội quần jeans? (Ảnh minh họa)
Năm 1850, cha đẻ của jeans là Levi Strauss phát minh ra chiếc quần từ chất liệu này khi ông đi đào vàng. Và cả thế giới nên thầm cảm ơn tạo hóa vì đã không đặt vàng vào tay Levi bởi nếu không, chúng ta đã chẳng được mặc những chiếc quần jeans chắc chắn, cá tính như vậy.
Trải qua bao thăng trầm lịch sử, chiếc quần màu xanh như đại dương, với những đường đinh đóng dày dặn, kín đáo chính chuyên và sexy bội phần ấy đã chinh phục mọi trái tim, từ người lao động tới chính trị gia, từ sinh viên nghèo tới minh tinh giải trí, nam và nữ, người trẻ và cả người già...
Quần jeans là biểu tượng của tuổi trẻ sôi nổi, tự do và đầy cá tính.
Biết bao người lao tâm khổ tứ tìm hiểu về khả năng chinh phục và công phá của jeans, để rồi nhận ra jeans thật cá tính và đa dạng, bất tử và không bao giờ lỗi mốt. Người ta bảo rằng do jeans bền. Đáp án ấy cũng chẳng sai. Có trang phục nào cùng anh đi khắp chốn cùng nơi, dãi gió dầm sương mà vẫn chắc chắn, giữ phom, ôm dáng như jeans?
Có người lại cho là jeans đẹp nên mới "thuyết phục" được cả những tín đồ thời trang quái tính. Quả thật như vậy! Quần jeans không những đẹp tự thân, mà còn dễ kết hợp với nhiều trang phục, và "ban phát" cá tính thật hào phóng cho người mặc chúng.
Chỉ với một chiếc quần jeans giá rẻ, người ta có thể sành điệu khi kết hợp với giày cao gót, có thể thoải mái, năng động khi phối với áo thun, giày thể thao, có thể hoài cổ khi mặc quần ống loe, có thể nghịch ngợm với quần jeans mài bạc...
Lại có kẻ ngợi ca jeans vì lúc nào cũng hợp mốt, chẳng khi nào lỗi thời. Càng đúng! Jeans đã theo những người từ lớp bố, mẹ anh từ những thập niên trước, và lạ kỳ thay dẫu chẳng thay hình đổi dáng nhiều nhặn, chẳng ai dám chê anh lạc hậu khi lại "bận" quần jeans đi chơi cùng chúng bạn.
Nhiều người từng khẳng định khi không biết phải mặc gì, người ta chọn quần jeans cũng vì những lẽ ấy.
Jeans trẻ trung và chẳng bao giờ lỗi mốt. (Ảnh minh họa)
Nhưng jeans không chỉ dừng ở một trang phục, một cái gì để người ta khoác tạm lên người những khi rối trí. Chiếc quần màu xanh ấy còn kể cả một câu chuyện, mang trong mình cả một nền văn hóa.
Chẳng thế mà những năm 50 của thế kỷ trước, giới trẻ Mỹ chọn jeans làm biểu tượng cho sự phá cách, bất tuân, tự do, mà là cái tự do rất đẹp: Tự do bảo vệ hòa bình, tự do nói lên những điều họ yêu thích.
Người ta mặc jeans đến dự những đại nhạc hội tưng bừng khí thế, và còn truyền tai nhau tuyên ngôn cải biến: "Make jeans, not war" (Hãy làm quần jeans, chứ đừng gây chiến, biến tấu của câu Make love, not war: Hãy "yêu nhau" chứ đừng gây chiến.)
Jeans tôn vinh bình đẳng giới, nhân quyền, bất phân nam nữ, chẳng luận đẳng cấp, dễ dãi và đỏm dáng. Và trên tất cả, jeans đại diện cho giới trẻ, cho một thứ quyền lực tuổi trẻ, tươi mới, sống động. Chẳng có thế mà tới tận bây giờ, người ta vẫn mê mẩn ca từ của bài hát: Forever in blue jeans (Mãi mãi mặc chiếc quần Jeans).
Quần jeans là tuyên ngôn của tuổi thanh xuân.
Quả thật, có lúc jeans vượt qua lằn ranh mong manh của phản cảm và sành điệu, với đủ kiểu rách rưới, te tua, tơi tả và bốc mùi. Cũng từng có lần những nhà giáo dục của chính nước Mỹ, nơi tôn vinh jeans, đắn đo, thậm chí cấm cửa jeans vì cho rằng những thiếu nữ mặc nó chẳng khác nào những cô gái làng chơi.
Ấy thế mà cho tới cùng, jeans lại được "tha bổng", thiếu nữ Mỹ lại mặc jeans đến trường, giáo viên cũng chẳng ngại ngần cùng jeans lên bục giảng. Có lẽ người ta nhận ra rằng chiếc quần jeans đúng nghĩa, chân phương hóa ra lại chẳng có tội tình gì, và gán cho jeans cái tội làm hư nhân phẩm thì có phần oan uổng quá.
Người ta lại cũng nhận ra chẳng mấy trang phục thay được cái độ bền, đẹp, cái thông điệp văn hóa mà jeans truyền tải.
Thôi thì hãy lấy lý do: "Yêu nhau lắm, cắn nhau đau." Cũng vì được yêu mến quá mà lắm khi lại bị soi xét bất công. Xin lại một lần độ lượng với jeans, trả chiếc quần xanh huyền thoại về cho tuổi trẻ, để người ta và jeans lại được cùng nhau trên mọi nẻo đường tới lớp.
Theo Khampha
"Ác nữ xấu xí" liều lĩnh trên thảm đỏ Naomi Grossman táo bạo với mốt xuyên thấu; Siêu mẫu Coco Rocha đang mang bầu con đầu lòng; John Galliano đã chính thức trở lại ... là những tin đang được chú ý. Thời trang 24H cập nhật nhanh nhất các mẫu Thời trang thu đông 2014, thời trang công sở, thời trang 2014 hot nhất, bí quyết mặc đẹp mới, hợp mốt...