Những cách trị vết bỏng không lo để lại sẹo
Các vết bỏng gây không ít tổn thương cho khổ chủ cả về mặt thẩm mỹ lẫn tinh thần. Để chữa trị dứt điểm các vết bỏng không để lại sẹo cần kiến thức và sự kiên trì của mỗi người.
1. Các loại bỏng phổ biến
Bỏng dầu ăn là một tai nạn khá phổ biến trong nhà bếp, dầu ăn khi được đun sôi giữ độ nóng khá lâu và có thể gây tổn thương nặng cho da. Do biểu bì da bị tổn thương sâu nên vết sẹo bỏng do dầu ăn rất khó có thể loại bỏ bằng những cách trị sẹo dân gian có độ thẩm thấu qua da kém như nghệ tươi, nha đam, mỡ trăn…
Vết bỏng nước sôi sậm màu và khó chữa gây ra sẹo lâu năm
Bỏng nước sôi là tai nạn ít xảy ra hơn đối với chị em nội trợ nhưng rất nguy hiểm đối với trẻ nhỏ trong các hoạt động vui chơi hằng ngày của trẻ và sự bất cẩn của người lớn. Sẹo do bỏng nước sôi sau khi hết phồng rộp và phần da chết bị loại bỏ sẽ để lại sẹo thâm. Tuy nhiên, nếu bạn không chữa trị kịp thời sẹo thâm này rất dễ sậm màu và khó chữa. Còn nếu vết bỏng nặng có thể không đau vì đầu thần kinh đã bị hủy. Khi đó không chỉ da mà các lớp mô bên dưới cũng bị hủy hoại.
Phỏng bô xe máy gây mất thẩm mỹ cho chị em phụ nữ khi diện váy ngắn
Bỏng bô xe máy thì thường xuyên xảy ra với chị em phụ nữ công sở và trẻ em. Bỏng bô thường gây mất thẩm mỹ đối với phái đẹp, những vết sẹo thâm đen ở đôi chân sẽ khiến chị em phụ nữ thiếu tự tin khi mặt váy, quần ngắn. Sẹo bỏng bô xe rất khó điều trị dứt điểm và đòi hỏi bạn cần phải bỏ ra rất nhiều thời gian cũng như công sức. Một số trường với điều trị không đúng cách hoặc để quá lâu sẹo sẽ đi theo bạn đến suốt cuộc đời.
2. Cách phân biệt 3 cấp độ bỏng
Phân biệt 3 cấp độ phỏng để trị vết bỏng không để lại sẹo
Video đang HOT
- Bỏng độ 1 – Bỏng ở bề mặt: Đây là cấp độ bỏng có tổn thương nhẹ nhất, có dấu hiệu bỏng rát, đỏ giống như bị cháy nắng và có thể lành lại sau vài ngày.
- Bỏng độ 2 – Bỏng một phần da: Biểu hiện đó là lớp biểu bì và một phần lớp chân bì bị tổn thương, các túi nước phỏng được hình thành.
- Bỏng độ 3: Đây là mức nghiêm trọng nhất, khi toàn bộ lớp da dưới biểu bì đều bị tổn thương. Nếu không may bỏng ở cấp độ này, người bị bỏng cần đưa ngay nạn nhân tới bệnh viện để các bác sĩ kịp thời cấp cứu, tránh những tổn thương nghiêm trọng hơn.
3. Cách trị vết bỏng lâu năm không để lại sẹo
- Sử dụng nghệ tươi kết hợp mật ong: đây là công thức dân gian cần thời gian phục hồi lâu và kiên trì của người trị.
Đâu tiên ban cân chung bi 1 thìa mật ong (co thê thay thê băng nươc côt chanh) cung 1 nhánh nghệ tươi.Dung nghê tươi giã nhỏ ép lấy phân nước.Trôn chung nươc nghê nguyên chât vưa tao cùng mật ong đê thành hỗn hợp trị sẹo bỏng.Thoa hỗn hợp mật ong và nghệ tươi nhẹ nhàng xung quanh vết sẹo.Sau đó rửa lại với nước sạch.
Công thức nghệ tươi và mật ong là cách trị vết bỏng không để lại sẹo dân gian
- Sử dụng đu đủ: trong đu đủ có nhiều vitamin C, B1 giúp làm mịn và cải thiện da, cần độ kiên trì và kết hợp với các phương pháp khác.
Dung đu đu chin xay nhuyên.Ban co thê thêm vao nươc côt chanh đê tăng hiêu qua lam mơ seo.Dung hôn hơp đê đắp lên chỗ da bị sẹo do bỏng lâu năm.Để trong khoảng thời gian tư 10 – 15 phút cho cac dương chât ngâm sâu nuôi dương rồi rửa sạch lại với nước ấm.
Thử dùng đu đủ để trị vết bỏng lâu năm không để lại sẹo
- Sử dụng Tiêm sẹo hoặc công nghệ Laser: can thiệp thẩm mỹ giúp tái tạo vết sẹo nhanh nhóng, tuy nhiên chi phí khá đắt đỏ.
Phương pháp này giúp kích thích collagen ở tầng trung bì sản sinh, giúp làm đẩy sẹo trên tầng thượng bì. Đồng thời, tái tạo và phục hồi tế bào tổn thương, cho làn da mới sáng màu và căng mịn. Ánh sáng Laser giúp hạn chế sự tăng trưởng của lớp thượng bì, sau đó, tiếp tục kích thích hình thành mô collagen mới, thay thế cho các tế bào đã mất đi. Chính vì vậy khi điều trị bằng Laser sẽ giúp sẹo phẳng hơn và không còn hiện tượng đỏ, khó chịu nữa.
Sẹo bỏng lâu năm gây mất thẩm mỹ và có thể tổn thương tinh thần đối với những người thần kinh yếu hoặc từng bị chấn động vết sẹo để lại do tai nạn lớn. Các cách trị vết bỏng không để lại sẹo có hiệu quả hay không cần sự kiên trì của người chữa trị.
Thảo Phạm
Theo phunusuckhoe.vn
Lấy nước mắm, mỡ trăn chữa bỏng, ruồi nhặng theo bệnh nhân vào tận viện
Các bác sĩ Viện Bỏng quốc gia cho biết; nhiều bệnh nhân lấy mỡ trăn và nước mắm chữa bỏng khi vào viện ruồi nhặng bu và bay vèo vèo theo bệnh nhân.
Theo TS.BS Nguyễn Hải An, Chủ nhiệm khoa Hồi sức, cấp cứu, Viện Bỏng quốc gia, ở một số địa phương hiện nay người dân vẫn còn chữa bỏng bằng cách truyền miệng hay sơ cứu bỏng sai cách đều khiến cho tình trạng nạn nhân thêm trầm trọng, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng.
Muôn kiểu chữa bệnh theo truyền miệng
Dù truyền thông đã cảnh báo nhiều về cách chữa bỏng cũng như sơ cứu ban đầu cho người bỏng theo cách mách bảo như: Sử dụng một số lá, lấy nước mắm, kem đánh răng, mỡ trăn hoặc đến thầy lang vườn, thậm chí từ cơ sở y tế không có chuyên khoa điều trị bỏng... khi nặng mới đưa bệnh nhân đến Bệnh viện.
Mới đây nhất trường hợp bệnh nhân nam, 35 tuổi, ở Gia Lai, người nhà phát hiện bị bỏng nặng do tự thiêu đã chuyển đến bệnh viện gần nhà. Song, do ở đó không có bác sĩ chuyên khoa, nên đã chuyển ngay bệnh nhân ra Viện Bỏng quốc gia. Tuy nhiên, khi ra đến nơi, chỉ ít ngày, bệnh nhân tử vong sau đó.
TS An chia sẻ: "Đáng lẽ, khi bệnh nhân bị bỏng sâu cả người phải được cấp cứu chống sốc, sau khi ổn định huyết động bệnh nhân mới được chuyển viện, nếu không sẽ biến chứng trầm trọng như nhiễm khuẩn huyết, mất nước và toàn thân, gây tử vong nhanh".
Gần đây, một bé trai 3 tuổi, người dân tộc, thấy con bỏng nước sôi, gia đình vội vàng chát bùn tro và nước mắm nên người. Sau đó, thấy con trai đau đớn và ngày càng suy kiện do nhiễm khuẩn nặng khi bé có 14kg, sau 15 ngày bị điều trị chỉ còn 7kg, và khi ấy với đưa đến Viện bỏng quốc gia điều trị. Lúc đưa bé vào ruồi nhặng bay theo bệnh nhân vào tận viện và rất tiếng sau mấy tiếng nhập viện, bé đã tử vong. Bs. An cho hay.
Một trường hợp khác là cháu bé 11 tuổi ở Hải Hậu, Nam Định khiến các bác sĩ tại Viện Bỏng Quốc gia không thể quên khi cha mẹ áp dụng chữa bỏng bô xe máy cho con bằng cách lấy cả túi muối đắp lên vết bỏng cho để xát khuẩn.
Gần nửa tháng sau, thấy vết bỏng của cháu bé bị hoại tử, bốc mùi mới chuyển đến Viện Bỏng quốc gia. Do nhiễm trùng nặng, nên cháu phải điều trị và phải phẫu thuật để cấy da.
Đây chỉ là trong nhiểu trường hợp người dân thường sơ cứu bỏng không đúng cách và chữa bỏng theo mách bảo. Mỗi vùng miền có các đặng trưng chữa bỏng riêng, ỏ các địa phương trung du miền núi thường đắp lá cây, cao trăn, ỏ vùng biển thì bà con hay chữa theo mách bảo là đắp muối và tưới nước mắm.
"Đây là cách chữa bỏng không đúng dẫn đến bệnh nhân nặng hơn và thậm chí tử vong". BS. An nói.
Một bệnh nhân bị bỏng đang được điều trị tại Viện Bỏng quốc gia.
Cần sơ cứu bỏng và chữa đúng cách
Mỗi năm, Viện Bỏng quốc gia tiếp nhận trên 100 bệnh nhân bỏng, trong đó, khoảng 20% do sơ cứu ban đầu không đúng cách. Đặc biệt bỏng tăng mạnh vào mùa rét, nhất là bỏng lửa do người già và trẻ em ngã vào đống lửa, có người phải cắt cụt chi.
TS. An cho biết, do mất nước qua vết bỏng, rối loạn vi tuần hoàn nên người bỏng bị sốc rất nặng. Biểu hiện mạch nhanh, tụt huyết áp, khó thở, các chức năng sống suy giảm. Cấp cứu không kịp thời, bệnh nhân có thể tử vong. Do vậy, việc sơ cứu ban đầu cho người bị bỏng là một trong những yếu tố quan trọng, giúp cho vết thương không bị ăn sâu vào bên trong, tránh tình trạng bội nhiễm và biến chứng nguy hiểm.
Khi không may bị bỏng lửa, nước sôi... người thân cần nhanh chóng làm mát vết bỏng, tránh cho da khỏi bị rộp bằng cách dùng nước (không phải nước đá, nước trong tủ lạnh hay các loại thuốc dân gian, mê tín dị đoan nào) khoảng 15-20 phút. Nước sạch vừa có tác dụng giảm nhiệt, giảm đau, giảm phù nề, viêm nhiễm, giảm độ sâu của vết thương. Nếu bỏng nặng, cần che phủ vùng bỏng bằng gạc vô khuẩn hoặc vải sạc.
"Tổn thương bỏng hoại tử do do thời gian tiếp xúc với nhiệt lâu, càng gây bỏng sâu. Với trẻ em, khi bỏng rộng trên 10%, người lớn trên 20%, có thể dẫn tới rối loạn toàn thân, dễ dẫn tới sốc bỏng, nếu không cấp cứu hồi sức chống sốc kịp thời chỉ cần quá 6 tiếng thì tình trạng dễ chuyển sang sốc nhược, rất khó hồi phục. Khi suy tạng, khi ấy thiếu ô xy cung cấp cho hệ tuần hoàn, rất dễ dẫn tới tử vong". BS An nói.
Theo Sức khỏe đời sống
Chớ dại mà sơ cứu nạn nhân bỏng bằng... dội nước đá, bôi mỡ trăn... Nhiều vụ cháy xảy ra khiến không ít nạn nhân bị bỏng nặng. Trong đó, không ít nạn nhân bỏng được đưa đến bệnh viện trong tình trạng không được sơ cứu đúng cách khiến tình trạng bỏng nặng hơn, dễ biến chứng, khó điều trị, phục hồi. Không được bôi bất cứ thứ gì hoặc dội nước đá khi sơ cứu nạn...