Những cách tránh thai kỳ dị thời cổ đại
Trước khi có sự ra đời của bao cao su, tổ tiên con người đã biết dùng nhiều cách để hạn chế khả năng sinh sản.
1. Dùng thủy ngân
Phương pháp dùng thủy ngân nóng để tránh thai được người Trung Quốc cổ đại sử dụng khá phổ biến.
Phương pháp này rất có hại vì thủy ngân là một chất cực độc, có thể phá hủy thận và dạ dày, ngoài ra còn gây tổn hại đến não và thậm chí là dẫn đến cái chết.
2. Hoa Silphium
Loài cây này được người dân ở biển Cyrenaica (Lybia hiện nay) sử dụng ngâm với rượu uống hằng tháng để tránh thai.
Lượng rượu uống vào tăng gấp đôi khi muốn tránh thai khẩn cấp, cả bằng phương pháp uống và nhét vào âm đạo.
3. Đu đủ
Ở Nam Á và Đông Nam Á, người ta dùng quả đu đủ xanh làm thuốc tránh thai và phá thai.
Khi đu đủ xanh, nó sinh ra chất ngăn cản hooc môn giới tính duy trì thai nên có thể dùng tránh thai và phá thai.
Hạt đu đủ có thể làm giảm lượng tinh trùng thậm chí là xuống không.
4. Bông
Thời Ebers Papyrus, khoảng 1.550 năm TCN, người phụ nữ thường nghiền quả chà là, một cánh cây keo và trộn với mật ong thành hỗn hợp.
Sau đó, đắp hỗn hợp này lên một mảnh vải làm bằng cotton rồi đưa vào âm đạo để tránh thai.
Những người phụ nữ thuộc bộ lạc Yankee trước kia đã từng nhai rễ cây cotton để tránh có thai ngoài ý muốn.
5. Cà rốt dại
Bác sĩ Hippocrate vĩ đại đã từng sử dụng hạt của cây này hơn 2.000 năm trước để làm thuốc tránh thai.
Nó có tác dụng ngăn cản sự hình thành của hooc môn giới tính duy trì thai, có tác dụng trong vòng 8 giờ sau khi quan hệ.
Theo Tinngan
Những "kho báu lộ thiên" bên bờ Địa Trung Hải
Các di tích của đế chế La Mã cổ đại nằm bên bờ Địa Trung Hải được ví như những kho báu của Libya. Những công trình hàng nghìn năm tuổi, được xây dựng theo lối kiến trúc đặc trưng của người La Mã, đẹp tráng lệ khi nhìn từ trên cao.
Nhiếp ảnh gia nổi tiếng chuyên chụp ảnh từ trên cao Jason Hawkes đã thực hiện chuyến bay trên bầu trời Libya và ghi lại vẻ đẹp của các thành phố La Mã cổ đại Leptis Magna và Sabratha từ không trung.
Người Ai Cập, Carthage, Hy Lạp, La Mã, Byzantine, Ả-rập, Thổ Nhĩ Kỳ và Italia đều đã đi qua Libya và để lại dấu ấn tại nước này. Đây là những tàn tích của thành phố La Mã cổ đại Leptis Magna.
Libya vốn được thế giới biết đến với những đấu tích cổ đại và những dấu tích tại Leptis Magna - một trong 5 di sản UNESCO tại Libya - là nổi tiếng nhất. Thành phố La Mã cổ đại này nằm cách thủ đô Tripoli của Libya chỉ 130km về phía đông và có từ khoảng năm 1100 trước Công nguyên.
Leptis Magna đã trở nên nổi tiếng sau khi người Carthage cổ đại trở thành một lực lượng quan trọng ở Địa Trung Hải. Lucius Septimius Severus, một người gốc Leptis Magna, đã trở thành hoàng đế La Mã vào năm 193 trước Công nguyên và Leptis Magna sau đó trở thành đối thủ của Carthage và Alexandria. Thành phố đã rơi vào tay người Vandal vào năm 439 sau Công nguyên và cuối cùng bị bỏ không vào thế kỷ thứ 7.
Du khách thường sững sờ trước những tàn tích của đế chế La Mã cổ đại tại Leptis Magna như các khung vòm, cổng, chợ, các ngôi đền, rạp hát, rạp xiếc, các đấu trường... không chỉ bởi chúng là những dấu tích được bảo tồn tốt nhất của kiến trúc La Mã ở Địa Trung Hải mà còn bởi sự đầy đủ kỳ lạ của chúng.
Có cảm giác như rằng các cư dân mới rời thành phố mới đây thôi chứ không phải gần 1.500 năm về trước. Từng có nguồn tin cho biết cựu lãnh đạo Libya Gadhafi đã dùng các tàn tích của Leptis Magna để giấu các tên lửa vì ông cho rằng NATO không dám không kích địa điểm này do là di sản của UNESCO.
Các công trình nổi bật của Leptis Magna gồm khung vòm Septimus Severus, một nhà thờ được trang trí đẹp mắt, một khu chợ, một nhà hát. Phần lớn thành phố chưa được khai quật. Trong ảnh là di tích một nhà hát của Leptis Magna.
Một đấu trường La Mã tại Leptis Magna.
Cảng East Quay.
Trong khi đó, thành phố cổ đại Sabratha, ở cực tây bắc của Libya, từng là cảng thương mại của người Phoenicia. Sabratha trở nên hưng thịnh vào khoảng thế kỷ thứ 2 và 3 sau Công nguyên.
Các di tích còn sót lại của Sabratha cũng trở thành di sản của UNESCO. Chúng bao gồm vài ngôi đền, một nhà thờ Thiên Chúa giáo và một nhà hát.
Cổng chính được trùng tu của thành phố và nhà hát La Mã từ thế kỷ thứ 3 được trùng tu một phần đã bị thiệt hại nhẹ do các quốc giao tranh giữa lực lượng thân Gadhafi và phe nổi dậy.
Các cây cột thời La Mã tại Sabratha.
Theo Dantri
Kiểu làm đẹp dựng tóc gáy của phụ nữ Ngoài việc căng môi, xăm hình, phụ nữ Surma còn đeo đủ thứ lên người như: vỏ sò, vỏ ốc, nanh hổ, nanh lợn rừng, sừng hươu, thậm chí là... bắp ngô! Căng môi Với bộ tộc Mursi và Surma ở Ethiopia, người phụ nữ đẹp phải có một một cặp môi... kỳ dị. Cặp môi ấy phải có một cái lỗ to...