Những cách tăng phạm vi di chuyển của xe điện
Xe điện có lợi thế hơn xe dùng động cơ đốt trong nhờ công nghệ phanh tái tạo năng lượng. Số liệu của Coltura cho biết phạm vi di chuyển trung bình của ôtô điện vào năm 2022 ước tính đạt khoảng 442 km (275 dặm), con số này sẽ tăng lên mức hơn 640 km vào năm 2028.
Có thể thấy khả năng di chuyển của xe điện khá cạnh tranh với các mẫu xe dùng động cơ đốt trong truyền thống (ICE).
Giống như xe ICE, điều khiển xe điện vẫn có những cách giúp tăng phạm vi hoạt động. Dưới đây là những cách làm người dùng xe điện có thể cân nhắc.
Giảm khối lượng là cách dễ nhất để tăng hiệu suất cũng như phạm vi di chuyển của phương tiện. Nghiên cứu của My EV đưa ra cứ mỗi 45,3 kg (100 pound) hàng hóa được chở thêm có thể làm tăng mức tiêu thụ điện thêm 1-2%.
Trong trường hợp cần di chuyển xa, người dùng nên cân nhắc giảm bớt việc mang theo các vật dụng không cần thiết. Điều này không chỉ hạn chế hao phí năng lượng mà còn giúp không gian bên trong xe trở nên thông thoáng hơn.
Đối với những xe có sẵn giá nóc, cần hạn chế sử dụng vì các vật dụng chở phía trên mui xe có thể gây ảnh hướng đến khả năng khí động học, từ đó khiến cho động cơ phải hoạt động nhiều hơn. Một nghiên cứu trên ôtô dùng động cơ ICE trang bị giá nóc cho thấy có thể ảnh hưởng đến hiệu suất nhiên liệu đến 25%.
Sau một thời gian sử dụng, mức áp suất này sẽ giảm, không còn đạt đúng mức khuyến nghị của hãng. Điều này sẽ khiến cho xe tốn nhiều năng lượng hơn khi di chuyển cũng như gây ra tình trạng nặng lái, cabin ồn hơn.
Video đang HOT
Tất cả ôtô bán ra thị trường đều có ghi thông tin về mức áp suất lốp khuyến nghị, người dùng nên duy trì áp suất lốp theo đúng thông số này để đảm bảo cân bằng giữa độ bám đường và hiệu suất hoạt động của phương tiện.
Nếu muốn xe tiết kiệm năng lượng hơn, có thể cân nhắc bơm lốp căng hơn mức khuyến nghị, tuy nhiên điều này khiến lốp bị giảm độ bám với mặt đường. Ngược lại, lốp xe mềm giúp tăng độ bám nhưng buộc động cơ hoạt động nhiều hơn, từ đó gây tốn nhiên liệu hơn.
Tối ưu sử dụng phanh tái tạo năng lượng
Đây là lợi thế lớn nhất của xe điện trước xe dùng động cơ đốt trong. Thay vì dùng lực ma sát của má phanh và đĩa phanh để giảm tốc độ, hệ thống phanh tái tạo năng lượng sẽ dùng lực xoay của bánh xe để tạo ra điện từ và sạc vào pin, đồng thời giảm tốc độ phương tiện.
Phanh tái tạo năng lượng giúp tăng 10-15% phạm vi di chuyển khi lái xe trong phố. Trong những hành trình thường xuyên xuống dốc, con số này có thể tăng đến 50%.
Nhược điểm của phanh tái tạo năng lượng là chỉ hiệu quả khi giảm tốc ở vận tốc thấp. Ngoài ra, lắp thêm bộ phận này cũng khiến chiếc xe có khối lượng nặng hơn đôi chút.
Đảm bảo pin luôn trong tình trạng tốt
Bộ pin là nơi lưu trữ và cung cấp năng lượng cho xe điện. Sau một thời gian sử dụng, khả năng lưu điện của pin sẽ giảm dần (chai pin), đồng nghĩa với việc phạm vi di chuyển cũng giảm theo.
Để hạn chế tình trạng chai pin, người dùng chỉ nên sạc đến mức 80% thay vì sạc đầy 100%. Khi sạc đầy, các lớp điện cực sẽ bị giảm độ bền và nhanh bị phá hủy hơn khiến tuổi thọ pin bị giảm.
Tương tự xe xăng, người dùng cần tránh việc dùng cạn năng lượng pin. Nên sạc khi mức dung lượng pin còn khoảng 20%. Cần lưu ý hạn chế sạc ngay sau khi sử dụng xe, nên đợi nhiệt độ pin giảm về bằng với nhiệt độ môi trường rồi sạc pin.
Từ năm 2040 Việt Nam sẽ dừng lắp ráp, nhập khẩu ô tô chạy bằng xăng, dầu
Việt Nam hướng đến mục tiêu đến năm 2040 sẽ từng bước hạn chế và tiến tới dừng sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu ô tô xe máy sử dụng nhiên liệu hóa thạch.
Tương tự nhiều quốc gia trên thế giới, Việt Nam đang hướng đến mục tiêu chuyển đổi năng lượng xanh trong ngành giao thông vận tải, trong đó có việc dần hạn chế ô tô xe máy sử dụng động cơ đốt trong chạy bằng xăng, dầu để chuyển sang sử dụng xe điện.
Việt Nam sẽ từng bước chuyển đổi năng lượng xanh trong ngành giao thông vận tải
Mới đây, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành vừa ký Quyết định số 876/QĐ-TTg, phê duyệt Chương trình hành động về chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí các-bon và khí mê-tan của ngành Giao thông Vận tải (GTVT).
Theo đó, chuyển đổi năng lượng xanh được xem là nhiệm vụ cơ bản và quan trọng nhất trong quá trình thực hiện mục tiêu tăng trưởng xanh cũng như thực hiện cam kết của Việt Nam tại Hội nghị lần thứ 26 các Bên tham gia công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26). Đồng thời cũng là cơ hội để ngành Giao thông Vận tải có sự phát triển đồng bộ theo hướng hiện đại hoá và bền vững, bắt kịp với xu thế và trình độ phát triển tiên tiến trên thế giới.
Mục tiêu tổng quát của chương trình này là phát triển hệ thống Giao thông Vận tải xanh hướng tới mục tiêu phát thải ròng khí nhà kính về "0" vào năm 2050.
Việt Nam hướng tới mục tiêu phát thải ròng khí nhà kính về "0" vào năm 2050
Cụ thể, đối với ngành giao thông đường bộ, lộ trình chuyển đổi năng lượng xanh sẽ được chia thành hai giai đoạn. Trong đó, ở giai đoạn một từ năm 2022 - 2030 sẽ thúc đẩy sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và chuyển đổi sử dụng các loại phương tiện giao thông cơ giới đường bộ sử dụng điện. Mở rộng phối trộn, sử dụng 100% xăng E5 đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.
Bên cạnh đó, cũng thúc đẩy phát triển hạ tầng sạc điện đáp ứng nhu cầu của người dân, doanh nghiệp. Khuyến khích các bến xe, trạm dừng nghỉ xây dựng mới và hiện hữu chuyển đổi theo tiêu chí xanh.
Ở giai đoạn hai từ năm 2031 - 2050, ngành Giao thông Vận tải hướng đến mục tiêu đến năm 2040 từng bước hạn chế và tiến tới dừng sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu ô tô xe máy sử dụng nhiên liệu hóa thạch. Đến năm 2050, toàn bộ (100%) phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, xe máy thi công tham gia giao thông chuyển đổi sang sử dụng điện, năng lượng xanh. Toàn bộ các bến xe, trạm dừng nghỉ đạt tiêu chí xanh. Chuyển đổi toàn bộ máy móc, trang thiết bị xếp, dỡ sử dụng nhiên liệu hoá thạch sang sử dụng điện, năng lượng xanh.
Đến năm 2050, toàn bộ (100%) phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, xe máy thi công tham gia giao thông chuyển đổi sang sử dụng điện, năng lượng xanh
Như vậy, từ năm 2040 Việt Nam sẽ từng bước hạn chế và tiến tới dừng sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu ô tô xe máy chạy bằng xăng dầu. Sau đó đến năm 2050 sẽ chuyển đổi sang sử dụng 100% xe điện. Lộ trình này chậm hơn một số quốc gia trong khu vực Đông Nam Á như Thái Lan, Singapore... Trước đó, Thái Lan từng vạch ra mục tiêu ngừng bán ô tô, xe máy chạy bằng xăng dầu từ năm 2035. Tuy nhiên, với hạ tầng giao thông cũng như năng lực và quy mô của ngành sản xuất ô tô, xe máy Việt Nam, lộ trình này tương đối phù hợp.
Thực tế, ở thời điểm hiện tại một số nhà sản xuất ô tô xe máy tại Việt Nam đã từng bước chuyển sản sản xuất, phân phối xe điện. Trong đó, VinFast là hãng xe tiên phong khi ngay từ đầu chỉ sản xuất xe máy điện, và đến ngày 15.7 vừa qua hãng xe Việt đã thông báo ngừng sản xuất, kinh doanh 3 mẫu ô tô chạy xăng của hãng từng bán tại Việt Nam. VinFast cũng đang tập trung nguồn lực để sản xuất, phân phối các mẫu ô tô điện.
VinFast là hãng xe tiên phong trong việc dừng sản xuất xe xăng để chuyển sang xe điện
Không chỉ VinFast, các nhà sản xuất như TC Motor - đơn vị lắp ráp, phân phối ô tô Hyundai tại Việt Nam, Trường Hải (THACO AUTO) cũng đã lên kế hoạch nhập khẩu, phân phối ô tô điện. Ở phân khúc xe sang, Porsche, Audi và sắp tới là Mercedes-Benz sẽ mở bán ô tô chạy điện đồng thời từng bước xây dựng hệ thống trạm sạc.
Không chỉ riêng ô tô xe máy, ngành Giao thông Vận tải cũng đề ra mục tiêu, lộ trình chuyển đổi năng lượng xanh đối với lĩnh vực đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải, hàng không và giao thông đô thị.
Ô tô điện dễ "ăn vạ" khi trời nóng, pin dở chứng Những thông tin về pin xe điện trong bài viết này rất quan trọng đối với người dùng ô tô điện Việt Nam. Với đặc tính thay đổi theo thời tiết và thời gian, chiếc xe có thể lăn ra "ăn vạ", nằm im khi trời nóng. LTS: Chủ trương về phát triển xe điện ở Việt Nam đã được thể hiện rõ...