Những cách độc đáo phòng ngập lụt cho ô tô
Ngập nước là nguy hiểm nhất đối với ô tô bởi nó gây ra sự hư hại khó lường. Người dân nhiều nước trên thế giới và ngay cả Việt Nam đã có những cách tự cứu lấy chiếc xe của mình trước sự đe dọa của thiên tai.
Dưới đây là những hình thức phòng ngập lụt cho ô tô từ đơn giản hiệu quả cho đến phức tạp, thậm chí siêu độc mà con người đã áp dụng.
Di tản xe đến nơi an toàn
Đây là phương pháp truyền thống và hiệu quả nhất mà bất cứ chủ ô tô nào cũng có thể làm được. Chỉ cần tìm hiểu kỹ về dự báo ngập lụt và phạm vi ảnh hưởng, chủ xe có thể tự lái xe đến nơi khô ráo hoặc thuê dịch vụ cứu hộ đến chở xe đi cất.
Chủ động đưa xe đến nơi khô ráo, an toàn khi dự báo trước địa điểm ngập lụt
Nhược điểm của phương pháp này là chi phí cao (tiền thuê cứu hộ, càng đi xa càng tốn kém), chưa kể thời gian di chuyển cũng khiến chủ xe vất vả tính toán. Bù lại, xác xuất xe bị ảnh hưởng bởi mưa lũ giảm thiểu đi rất nhiều nhờ sự chủ động.
Kê kích xe lên vị trí cao
Sử dụng kích nâng gầm rồi kê các vật chống ở cả 4 góc để nâng chiếc ô tô lên khỏi mực nước ngập là phương pháp được nhiều người sử dụng. Tại Việt Nam, cách làm này đã được ghi nhận ở nhiều địa phương trong thời gian qua.
Người dân miền Trung Việt Nam kê kích ô tô lên cao phòng ngập lụt
Để thực hiện, chủ xe sẽ phải kích nâng gầm ở từng vị trí và từ từ chêm vào đó vật đỡ như gạch, ghế đá, gỗ, sắt. Càng lên cao đòi hỏi người thực hiện phải khéo léo để kê thiết bị kích gầm với khoảng cách phù hợp.
Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là chỉ cứu được xe ở vùng ngập nước lặng. Còn nếu xảy ra lũ quét, nơi có sóng nước mạnh sẽ có nguy cơ sập bộ đỡ.
Làm bè phao cho ô tô
Áp dụng phương pháp “nước lên thì bèo lên”, nhiều chủ xe đã dùng thùng phuy nhựa hoặc sắt nối lại với nhau bằng thanh giằng gỗ hoặc sắt để làm thành một chiếc bè nổi. Khi đưa được chiếc ô tô lên bè nổi này, việc còn lại là chằng buộc dây như mỏ neo để chiếc xe không bị trôi đi.
Làm bè phao bằng thùng phuy cho ô tô
Nhược điểm của phương pháp này là chi phí, nhân lực thực hiện khá tốn kém và không phải chủ xe nào cũng tự làm được bè nổi mà cần người có tay nghề cơ khí.
Bọc ô tô trong túi nilon, bạt nhựa
Video đang HOT
Túi ni-long, bạt nhựa có đặc điểm chống nước rất tốt nên thường được người dân vùng lũ bọc đồ đạc để bảo quản qua mùa lũ. Và đây cũng là cách làm để cứu ô tô thoát khỏi việc ngập chìm trong nước, nhưng với loại túi ni-lon “khổng lồ”.
Bọc xe trong túi ni-lon khổng lồ ở Philippines
Phương pháp trên khá phổ biến ở Philippines-nơi đầu tiên luôn phải hứng các cơn bão hình thành từ Thái Bình Dương. Ở Philippines, loại phụ kiện có tên “CarbagFloody”, là một cái túi nhựa lớn cỡ lớn có thể bao bọc toàn bộ một chiếc xe, và có đủ cỡ dành cho các loại xe khác nhau, từ sedan đến SUV, pickup… Chất liệu có thể là ni-lon trong hoặc bạt nhựa nhiều màu sắc. Sau khi bọc kín chiếc xe, người chủ chỉ việc cột dây để phòng trường hợp xe bị trôi đi đâu đó.
Một loại túi bạt dày dặn để bọc ô tô hơn loại ni-lon trong suốt
Hiện nay loại phụ kiện này đã được sản xuất và bán ở nhiều nước như Trung Quốc, Đài Loan, Mỹ, với giá từ 300 đến hơn 500 USD tùy thương hiệu. Nhược điểm duy nhất của cách làm này là nếu chẳng may bị vật sắc nhọn đâm vào vỏ bao, thì mọi công sức đều đổ đi.
Lập hàng rào chống lụt
Đây là phương pháp được ghi nhận thành công ở Đức và đã từng áp dụng tại Mỹ trong một số trận lụt lịch sử. Điển hình tại ngôi làng Diesbach ở Glarus Sd, Thụy Sỹ, nơi người dân sống gần con sông Diesbach bình thường êm đềm nhưng đến mùa tuyết tan thì biến thành “con quái vật” gây ngập lụt nhà cửa, phương tiện.
Hồi đầu tháng 10 vừa qua, với sự can thiệp của các chuyên gia chống ngập, một rào chắn bằng các tấm đan kim loại xuất hiện ở những vị trí xung yếu đã nhanh chắn ngăn nước xâm nhập vào làng.
Bức tường chắn nước bằng kim loại ở Thụy Sỹ
Tại Mỹ, nhiều gia đình giàu có ở Mississippi đã từng thiết lập các tường chắn nước quanh nhà như một cách để bảo vệ đồ đạc, xe cộ khỏi ngập trong biển nước.
Người dân làm tường chắn nước vào gara
Tất nhiên, phương pháp này khá tốn kém và khó khả thi với hộ gia đình ở Việt Nam với mật độ xây dựng dày đặc có có khoảng trống tạo “đê” ngăn nước.
“Treo” xe lên cây
Hãy treo chiếc xe của bạn lên cao nếu có thể. Điều này tưởng chừng là chuyện hài hước nhưng đã xảy ra ở Mỹ. Vào trận lụt tháng 3/2016, người xem truyền hình Mỹ khá ngạc nhiên khi thấy hình ảnh một chiếc Polaris General được treo lủng lẳng trên cây, phía dưới là nước ngập một phần đuôi.
Chiếc xe địa hình được treo lên cây ở Mỹ để tránh lụt
Nguyên nhân là người chủ chiếc xe đã dùng chính chiếc tời điện gắn ở đầu xe rồi móc phần móc cáp lên thân cây trên cao, sau đó kích hoạt tời cáp để “treo” xe lên cây với hy vọng vượt qua tình cảnh ngập lụt.
Thực tế phương pháp treo xe có thể áp dụng phổ biến với xe máy, nhưng ô tô thì khó với xe có tải trọng lớn. Như chiếc Polaris General chỉ cân nặng khoảng 842 kg có thể dễ treo lên bằng tời bởi sức kéo của tời điện có thể lên vài tấn.
Xe số sàn và xe số tự động khác như thế nào, ưu nhược điểm ra sao?
Số sàn và số tự động, 2 hộp số phổ biến nhất hiện nay trên ô tô nhưng không phải ai cũng biết điểm khác biệt chính giữa hai loại này.
Mỗi loại hộp số sẽ có những ưu, nhược điểm khác nhau. Vì vậy, bạn cần hiểu được ưu điểm để phát huy và nhược điểm để hạn chế khi sử dụng mỗi loại hộp số.
Đặc điểm chung của 2 hộp số
Mục đích của hộp số động cơ đều là thay đổi tỷ số truyền để thay đổi tốc độ vòng bánh răng ở các bánh xe chủ động của ô tô. Qua đó, vận tốc, tốc độ của xe sẽ được thay đổi để phù hợp với điều kiện lái xe.
Sự khác nhau của 2 hộp số
1. Hộp số tự động dễ sử dụng hơn
Với việc chỉ có chân ga và chân phanh, các thao tác đối với hộp số tự động ít công đoạn hơn, bạn sẽ không phải lo nghĩ sợ vào sai vị trí số hay sợ chết máy giữa đường. Mọi việc liên quan đến ngắt ly hợp, lựa chọn các cấp số sẽ được hệ thống cơ khí và điện tử điều khiển. Người lái chỉ phải tập trung duy nhất vào việc xử lí tình huống mà không cần lưu ý quá nhiều đến việc lựa chọn cấp số nào cho phù hợp, mức ga bao nhiêu là vừa đủ...
Hộp số tự động dễ sử dụng hơn
Ví dụ rõ nhất là nếu bạn đi trên đường vào giờ cao điểm, việc sử dụng xe có trang bị hộp số tự động sẽ giúp bạn đỡ mỏi mệt hơn hẳn so với hộp số sàn; loằng ngoằng với côn - phanh - ga rồi tay thì chỉnh lái, tay thì nắm cần số...
2. Hộp số sàn rẻ hơn
Với cùng một mẫu xe, bao giờ các phiên bản sử dụng hộp số tự động đều có chi phí đắt hơn từ 1.000 - 3.000 USD hoặc cao hơn nữa tùy các thương hiệu hoặc số lượng các cấp số. Ví dụ chiếc Toyota Innova E sử dụng hộp số sàn 5 cấp có giá bán 728 triệu đồng nhưng với phiên bản Innova G có cùng trang bị động cơ nhưng giá bán là 767 triệu đồng (tất nhiên có khác biệt một số trang bị nhưng giá trị không lớn).
Hộp số sàn rẻ hơn hộp số tự động
3. Hộp số sàn cho niềm đam mê tốc độ
Xin khẳng định, với những quy định hiện hành tại Việt Nam chẳng bao giờ bạn có cơ hội để thử được tốc độ tối đa của một chiếc xe, dù là dung tích nhỏ hơn 1000 cc bởi pháp luật chỉ cho phép tốc độ tối đa là 120km/h (cao tốc Tp Hồ Chí Minh - Trung Lương). Do đó khó có thể biết bạn đạt được tốc độ nhanh bao nhiêu với hộp số sàn hay hộp số tự động.
Hộp số sàn cho niềm đam mê tốc độ
Tuy nhiên, hộp số sàn đáp ứng hầu như tức thời yêu cầu của bạn về sự thay đổi lực kéo và tốc độ, mang lại cảm giác "bốc" hơn. Trong khi đó, không phải hộp số tự động nào cũng làm được việc đấy kể cả với những hộp số có tính năng đi số sàn (độ "trễ" của việc chuyển số lớn).
4. Số sàn có chân côn, số tự động thì không
Một trong 6 điểm khác biệt lớn giữa xe số sàn và số tự động nằm ở chân côn - bộ phận ngắt kết nối giữa trục sơ và thứ cấp của hộp số để giúp lái xe sang số. Đối với xe ô tô dùng số sàn, cần ngắt côn để sang số.
Tuy nhiên, với xe số tự động, chân côn được thiết kế "tự động". Điều này có nghĩa là lái xe không cần sử dụng, do đó, chân côn sẽ biến mất. Các bộ phận còn lại chỉ là còn chân phanh và chân ga.
Số sàn có chân côn, số tự động thì không
Tóm lại, xe dùng số sàn có 03 bàn đạp còn số tự động chỉ có 02 bàn đạp. Thực tế, ở một số xe số tự động, ở vị trí chân côn, các nhà sản xuất ô tô sẽ đặt bàn đạp phanh đỗ (hay còn gọi là phanh tay).
5. Số sàn lái bằng cả 2 chân, số tự động lái bằng 1 chân
Với xe số sàn: Chân phải đạp phanh, ga. Chân trái đạp côn
Với xe số tự động: Chân phải đạp phanh, ga. Chân trái không sử dụng.
Số sàn lái bằng 2 chân, số tự động lái bằng 1 chân
Một số lái xe quen với số sàn nên khi lái xe số tự động cũng sử dụng 02 chân để điều khiển: Chân trái phanh và chân phải ga. Tuy nhiên, các chuyên gia kinh nghiệm về lái xe ô tô cho biết đây là cách lái sai bởi khi xảy ra tình huống khẩn cấp, lái xe đạp cả 2 chân khiến khó dừng xe hơn. Hơn nữa, lái xe số tự động bằng 02 chân chỉ dùng cho các tay đua hay những người chuyên off-road để tận dụng sức kéo của động cơ.
6. Thiết kế cần số
Cần số xe số sàn
Thông thường, cần số sàn chỉ có một kiểu với các vị trí đẩy số. Trong khi đó, đối với xe số tự động, do liên kết điện tử với hộp số nên nhà sản xuất có thể thỏa sức sáng tạo hình thức và các vị trí khác nhau cho cần số. Có thể là dạng cần giống số sàn, dạng tròn hay có thể gắn trên vô-lăng hay bảng tablo.
Mở cửa sổ trong khi bật máy lạnh ô tô có tiết kiệm xăng? Có những huyền thoại mà mọi người sử dụng ô tô hay chia sẻ như là cách tiết kiệm nhiên liệu, nhưng hầu hết đều sai lầm. Nhiều người cho rằng, bước vào xe, mở máy lạnh kết hợp với cửa sổ mở sẽ khiến chiếc xe vừa nhanh giảm nhiệt độ lẫn tiết kiệm xăng. Tuy nhiên, có một điều chắc chắn,...