Những cách chữa vàng da cho trẻ sơ sinh mẹ cần biết
Vàng da kéo dài là tình trạng bệnh lý dễ gặp đối với trẻ sinh non thiếu tháng. Để xử trí với tình trạng này, cha mẹ nên biết những phương pháp sau đây.
Cách trị vàng da cho trẻ sơ sinh cực kì hiệu nghiệm. Ảnh Vinmec
Cách trị vàng da cho trẻ sơ sinh cực kì hiệu nghiệm, bất cứ mẹ nào cũng nên áp dụng để con được khỏe mạnh.
Thảo dược bổ sung
Mẹ có thể dùng các chất bổ sung thảo dược như trà hoa chuông, trà bồ công anh… Các sản phẩm thảo dược tự nhiên giúp giải độc và trẻ nhận được lợi ích của nó thông qua sữa mẹ.
Uống nhiều nước
Mẹ hãy cho trẻ sơ sinh uống nhiều nước, đây là mẹo hay chữa vàng da ở trẻ sơ sinh hiệu quả tại nhà.
Bệnh lý này thường làm cho cơ thể bị mất nước, cho nên với trường hợp khi con trẻ bị vàng da nhẹ thì hãy cho con uống thật nhiều nước để cải thiện bệnh.
Nước ép lúa mì
Cỏ lúa mì giúp loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể của em bé. Một vài giọt nước ép lúa mì có thể được thêm vào thức ăn trước khi cho trẻ bú. Nếu em bé được bú sữa mẹ, người mẹ có thể uống nước ép lúa mì và bé sẽ nhận từ sữa mẹ.
Dùng ánh sáng chữa vàng da
Công dụng của ánh sáng có thể phá hủy chất bilirubin trong cơ thể và làm cho màu da của trẻ sơ sinh mờ hẳn đi chỉ trong thời gian ngắn. Do đó, áp dụng điều trị bằng phương pháp sử dụng ánh sáng là giải pháp các mẹ nên nghĩ đến khi con mắc phải bệnh lý này.
Các chất chiết xuất của táo tàu được biết đến là có lợi trong chữa bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh. Một vài giọt chiết xuất này có thể được cho trẻ ăn để giúp điều trị bệnh vàng da.
Dùng sữa mẹ chữa vàng da
Video đang HOT
Chữa vàng da ở trẻ sơ sinh theo phương án này là giải pháp hoàn hảo nhất mà mẹ nên thực hiện tại nhà. Việc cho trẻ bú mang đến hiệu quả cao trong việc điều trị bệnh vàng da. Trong thành phần của sữa mẹ chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng giúp các cơ quan cơ thể của trẻ hoạt động và phát triển. Việc Cho trẻ bú mẹ đều đặn là cách tự nhiên giúp thải bỏ lượng bilirubin dư thừa ra ngoài cơ thể.
Lấy 60g cỏ mần trầu sắc lấy nước cho bé uống hoặc lấy nước tắm. Để tăng hiệu quả, có thể tìm cây tổ kén đực khoảng 30g để sắc nước cùng.
Mong rằng, cách trị vàng da cho trẻ sơ sinh cực kì hiệu nghiệm cùng những mẹo dân gian trên sẽ là thông tin hữu ích cho mẹ trẻ tham khảo. Khi thấy dấu hiệu vàng da ở trẻ, mẹ đừng lo lắng mà hãy tham khảo các mẹo này nhé.
Muốn có một trái tim khỏe, hãy năng kiểm tra những dấu hiệu ở lưỡi
Muốn biết trái tim có khỏe hay không thật ra không quá khó. Chỉ với một số dấu hiệu ở lưỡi, bạn hoàn toàn có thể biết được trái tim của mình đang ốm hay đang khỏe mạnh.
Tất cả chúng ta đều mong muốn mình sẽ có một trái tim khỏe mạnh. Thế nhưng, để kiểm tra cơ quan này lại phải trải qua nhiều khâu xét nghiệm phức tạp. Có một cách đơn giản giúp bạn biết được tim mình có khỏe mạnh hay không, đó là thông qua một số dấu hiệu ở lưỡi. Lưỡi có thể phản ánh tình trạng sức khỏe của tim ở một mức độ nhất định.
Trái tim có khỏe hay không hãy xem tình trạng của lưỡi
- Lưỡi có v ế t bầm tím, coi chừng máu ứ
Một người có tim khỏe mạnh thì lưỡi của họ hồng hào, mềm mại, cảm nhận được mùi vị tốt và nói năng lưu loát. Nếu lưỡi xuất hiện màu tím sẫm hoặc có vết bầm tím, trong y học Trung Quốc gọi đó là do máu ứ. Khi lưỡi xuất hiện tình trạng này, kèm theo đánh trống ngực, khó thở, mất ngủ, mơ màng... thì đó có thể là tim đang có vấn đề, cần kiểm tra kịp thời.
Một người có tim khỏe mạnh thì lưỡi của họ hồng hào, mềm mại, cảm nhận được mùi vị tốt và nói năng lưu loát.
- Lưỡi có màu đỏ, cảnh giác tim có vấn đề
Lưỡi khỏe mạnh có màu hồng nhạt nhưng khi có bệnh về tim mạch thì lưỡi có thể chuyển sang màu đỏ. Lúc này, nếu thấy có những triệu chứng đi kèm như buồn bã, hoảng loạn, tim đập nhanh thì cần cẩn thận.
- Lưỡi có màu trắng, cảnh giác tim thiếu máu hoặc thiếu oxy
Một số triệu chứng đi kèm với lưỡi trắng như rối loạn nhịp tim hoặc mệt mỏi, bạn có thể nghĩ ngay đến tim đang thiếu máu. Nếu lưỡi trắng và nhờn, kèm theo tức ngực, khó chịu ở vùng ngực, bạn cần cảnh giác với bệnh tim mạch vành.
Muốn tim khỏe mạnh cần lưu ý "nguyên tắc vàng"
Để tim luôn khỏe mạnh, bạn cần chú ý đến nguyên tắc "giảm 2 thứ màu trắng, tăng 3 thứ màu đỏ, làm nhiều 4 việc" sau:
1. Giảm 2 thứ màu trắng
- Đường
Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng người lớn ăn quá nhiều đường có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Lượng đường dư thừa được chuyển thành chất béo trung tính trong cơ thể, sau đó lắng đọng trên thành động mạch khi xuất huyết. Theo thời gian, ăn đường sẽ làm tăng gánh nặng cho tim, ảnh hưởng đến chức năng trao đổi chất của cơ thể, có thể gây ra bệnh tim mạch vành hoặc nhồi máu cơ tim.
- Muối
Ăn quá nhiều muối không tốt cho sức khỏe tim mạch, nó gây phù nề các tế bào cơ trơn của mạch máu, thu hẹp mạch máu, làm tăng huyết áp và tăng gánh nặng cho tim.
2. Tăng 3 thứ màu đỏ
- Đậu đỏ
Đậu đỏ rất giàu chất sắt, rất tốt cho việc cung cấp máu ở tim. Ngoài ra, nó còn có thể cải thiện hoạt động của tim, hạ huyết áp và mỡ máu.
- Quả anh đào
Quả anh đào rất giàu kali, liên quan chặt chẽ đến việc duy trì chức năng bình thường của cơ tim.
- Táo tàu
Táo tàu có thể tăng cường khả năng co bóp của cơ tim, tăng lượng oxy trong máu và tim, khiến việc lưu thông máu ở tim diễn ra trơn tru hơn.
3. Làm nhiều 4 việc
- Chọn dầu ăn thông minh
Axit béo rất quan trọng đối với sức khỏe của tim, đặc biệt là nó có trong dầu ăn. Một số loại dầu tốt cho tim phải kể đến dầu ô liu, dầu đậu nành, dầu hạt lanh.
Nghiên cứu của Đại học bang New Jersey, Mỹ cho thấy 10 phút tập thể dục mỗi ngày có thể cải thiện sức khỏe tim hiệu quả.
- Tập thể dục thường xuyên
Nghiên cứu của Đại học bang New Jersey, Mỹ cho thấy 10 phút tập thể dục mỗi ngày có thể cải thiện sức khỏe tim hiệu quả.
- Ngủ đủ giấc
Một giấc ngủ ngon sẽ khiến tim khỏe mạnh hơn. Việc thức đêm thường xuyên sẽ dẫn tới rối loạn chức năng tự chủ ở tim, nhịp tim cũng trở nên bất thường.
Theo Y học Trung Quốc, buổi trưa là thời gian "vàng" để chăm sóc tim. Một giấc ngủ trưa ngắn sẽ rất tốt cho cơ thể, giúp giảm tỷ lệ tử vong các bệnh liên quan tới tim tới 30%. 15 - 20 phút ngủ trưa có thể cải thiện việc cung cấp máu ở tim, tăng cường thể lực, loại bỏ mệt mỏi, giảm tỷ lệ mắc bệnh tim mạch vành, đau thắt ngực và nhồi máu cơ tim.
- Cười nhiều hơn
Cảm xúc đóng một vai trò quan trọng đối với sức khỏe của tim. Khi bạn tức giận hoặc mất bình tĩnh, nhịp tim sẽ tăng lên và có thể gây ra những cơn đau tim bất ngờ. Một khi được kích thích về mặt cảm xúc, huyết áp cũng có xu hướng tăng lên, làm tăng lượng tiêu thụ oxy ở tim, dễ dẫn đến thiếu máu cơ tim cấp tính và gây ra nhồi máu cơ tim.
Bà bầu cần uống bao nhiêu nước mỗi ngày khi mang thai? Các bác sĩ khuyên rằng một bà bầu nên tiêu thụ khoảng 2,3 lít chất lỏng mỗi ngày. Ngoài ra, có một số chất lỏng khác mà phụ nữ mang thai nên kết hợp trong chế độ ăn uống hàng ngày của mình. Nước là thành phần thiết yếu đối với mọi sự sống trên trái đất. Không có nó, không thể có...