Những cách chữa đau lưng bằng tỏi: Tiết kiệm, an toàn và hiệu quả không ngờ
Tỏi là một loại gia vị không thể thiếu trong gian bếp của người Việt. Không những vậy, người ta còn tìm đến tỏi như một vị thuốc giúp chữa đau lưng hiệu quả. Sau đây là một số cách chữa đau lưng với tỏi, các bạn nhớ lưu lại nhé.
Hiện nay, đau lưng không chỉ là căn bệnh phổ biến ở người lớn tuổi mà còn xuất hiện ở những bạn trẻ. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra chứng bệnh này nhưng thường gặp nhất là do thói quen ngồi làm việc nhiều giờ liền mà không vận động.
Ngoài ra, chế độ ăn uống không khoa học và việc lười tập thể dục cũng là một trong những nguyên nhân khiến nhiều bạn trẻ mắc phải chứng đau lưng.
Không ít người có thói quen dùng thuốc giảm đau để chấm dứt sự khó chịu do bệnh gây ra, tuy nhiên điều này có thể dẫn đến nhiều tác dụng phụ nguy hiểm cho sức khỏe. Do đó, khi bị đau lưng, việc áp dụng các biện pháp tự nhiên sẽ an toàn hơn rất nhiều và tỏi là sự lựa chọn tốt nhất.
Theo nhiều nghiên cứu trên thế giới, tỏi là một loại gia vị có đặc tính chống viêm, giảm đau hiệu quả rất tốt đối với những người mắc chứng đau lưng.
Nguyên nhân vì trong tỏi chứa nhiều allicin, chất chống oxy hóa, các loại vitamin và khoáng chất không chỉ có khả năng chữa đau lưng mà còn trị được một số căn bệnh khác.
Để phát huy triệt để khả năng trị đau lưng của tỏi, bạn nên ghi nhớ những cách sau:
Tỏi và dầu mù tạt
Bạn chuẩn bị khoảng 10 tép tỏi tươi nghiền nát rồi cho khoảng 5 muỗng cà phê dầu mù tạt vào trộn đều. Tiếp theo, cho hỗn hợp trên vào nồi đun ở lửa nhỏ cho đến khi chuyển sang màu nâu thì tắt bếp.
Khi đã nguội, bạn lấy hỗn hợp dầu tỏi và mù tạt này massage lên vùng lưng bị đau, khoảng 1 – 2 giờ sau tắm lại bằng nước ấm. Áp dụng phương pháp này 1 lần/ngày, bạn sẽ thấy tình trạng bệnh giảm đi rõ rệt.
Tỏi và gừng
Lấy 10 tép tỏi và một miếng gừng đã làm sạch vỏ nghiền nát và trộn đều với nhau. Sau đó, bạn dùng hỗn hợp này bôi lên vùng lưng đau và cố định bằng một miếng vải mềm, sạch. Nghỉ ngơi khoảng 20 – 30 phút rồi dùng nước ấm rửa sạch lại.
Video đang HOT
Thực hiện mỗi ngày một lần, chỉ sau khoảng 7 ngày bạn sẽ thấy những cơn đau lưng giảm hẳn.
Tỏi và nghệ
Băm nhuyễn khoảng 4 – 5 tép tỏi, trộn đều với 1 muỗng canh bột nghệ, sau đó cho vào một ly nước ấm. Để dễ uống hơn, bạn có thể thêm một chút mật ong vào. Dùng hỗn hợp này 2 lần/ngày bạn sẽ nhận được kết quả như mong đợi.
Rượu tỏi
Đây cũng là một trong những bài thuốc chữa đau lưng hiệu quả. Ngâm tỏi và rượu rồi dùng để xoa trực tiếp lên vùng lưng bị đau. Rượu tỏi ngấm trực tiếp vào khu vực bị đau sẽ mang lại tác dụng trực tiếp. Những người bị đau lưng dùng rượu tỏi rất tốt, chỉ cần 20 – 30 phút là cơn đau đã giảm mạnh.
Cách ngâm rượu tỏi
Cách 1: Lấy 250g tỏi bóc vỏ, rồi đem ngâm với 500ml rượu trắng, bịt kín miệng bình, để chỗ thoáng mát, sau 7 ngày là có thể dùng được, mỗi ngày uống 1 – 2 lần, mỗi lần 25 – 30ml.
Cách 2: Dùng một cái bình miệng hẹp hoặc một vò rượu, đổ tỏi đã bóc vỏ vào đầy chừng 7/10 bình, xen kẽ với tỏi, rải từng lớp đường phèn đã đập vụn, rót rượu trắng vào cho ngập tỏi. Bịt kín miệng bình, để chỗ râm mát, sau 30 ngày là có thể dùng được, để càng lâu càng tốt, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 25ml để trong nhà dùng thường xuyên rất tốt cho sức khỏe.
Theo www.phunutoday.vn
Từ tâm thư mất bạn vì ung thư dạ dày, bổ sung ngay 5 'thần hộ mệnh' bảo vệ mình
Để phòng ngừa ung thư dạ dày, bạn nên bổ sung ngay 5 loại thực phẩm được ví như "thần hộ mệnh" cho dạ dày, và đặc biệt ở chợ Việt nào cũng có thể tìm thấy.
Mới đây, các trang mạng xã hội đồng loạt chia sẻ bài đăng của cô gái mất đi người bạn thân vì căn bệnh ung thư dạ dày khiến bất cứ ai cũng phải giật mình về thói quen ăn uống thiếu khoa học.
Trong số các yếu tố gây bệnh ung thư dạ dày, chính môi trường sống, lối sống thiếu lành mạnh mới là tác nhân chính hơn là do ảnh hưởng của di truyền.
Bức tâm thư "dậy sóng" MXH của cô gái mất đi người bạn thân do thường xuyên bỏ bữa dẫn tới ung thư dạ dày.
Để phòng tránh căn bệnh nguy hiểm này cũng như những chứng bệnh khác về dạ dày, điều quan trọng chính là xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh và thói quen sinh hoạt khoa học.
Chú ý tránh các thức ăn mặn hoặc cháy sém trong cuộc sống hàng ngày. Bởi vì hai loại thực phẩm này sẽ kích thích dạ dày và tăng nguy cơ mắc bệnh. Nghiên cứu của Quỹ Nghiên cứu Ung thư Thế giới cho thấy rằng mỗi ngày chỉ nên ăn lượng muối khoảng 5g sẽ có thể giảm 14% nguy cơ mắc bệnh.
Ngoài thay đổi thói quen ăn uống thì một số loại thực phẩm sẽ giúp dạ dày khỏe mạnh hơn mà bạn có thể dễ dàng tìm thấy.
1. Chuối
Chuối không chỉ giúp hỗ trợ tiêu hóa mà còn không tạo gánh nặng cho dạ dày. Ngoài ra, vì chuối chứa các thành phần pectin có thể điều chỉnh nhu động ruột, duy trì sức khỏe đường tiêu hóa rất tốt.
Đặc biệt, các chất trong chuối còn có khả năng tiêu diệt các gốc tự do giúp phòng ngừa ung thư và nhiều căn bệnh nguy hiểm khác.
2. Tỏi
Thành phần chính của tỏi là allicin giúp kích thích dạ dày và thúc đẩy tiêu hóa, đồng thời giúp hấp thụ vitamin B một cách hiệu quả. Ngoài ra, tỏi cũng chứa các thành phần chống ung thư như ene và selen, có hiệu quả ngăn chặn ung thư và trì hoãn sự phát triển của tế bào ung thư.
3. Giấm
Giấm có thể thúc đẩy sự tiết nước bọt và dịch dạ dày, qua đó thúc đẩy tiêu hóa và hấp thu. Giấm chứa hơn 60 loại axit hữu cơ như axit oxalic, axit xitric, axit amin và axit succinic đã tạo nên giá trị dinh dưỡng tuyệt vời cho loại gia vị này.
Đồng thời, giấm giúp cơ thể hấp thụ các chất dinh dưỡng khác nhau như khoáng chất và vitamin.
4. Cải bắp
Bắp cải có chứa vitamin U - loại vitamin có chức năng chống loét và liên kết với protein, có thể bảo vệ hiệu quả thành dạ dày khỏi bị tổn thương, điều trị loét và tăng độ dẻo dai của tế bào.
Ngoài ra, bắp cải cũng giàu chất xơ thực vật và kali, góp phần vào hoạt động tiêu hóa. Thường xuyên tiêu thụ bắp cải có thể bảo vệ niêm mạc dạ dày, và nó có thể ngăn ngừa viêm dạ dày và loét dạ dày, tránh xa ung thư dạ dày.
5. Ngô
Ngô có thể làm cho dạ dày khỏe mạnh hơn. Ngô tương tác với các enzym tiêu hóa, thúc đẩy sự bài tiết các dịch tiêu hóa, tăng sự thèm ăn và thúc đẩy nhu động ruột.
Loại lương thực phụ này còn giúp quá trình bài tiết luôn được thông suốt và tạo môi trường phát triển tốt cho các vi sinh vật có lợi đối với đường ruột
Hai quy tắc ăn uống nên nhớ để phòng bệnh dạ dày
1. Quy tắc "thô", "xanh", "ít"
"Thô" có nghĩa là thực phẩm giàu chất xơ để giúp dạ dày có thể tiêu hóa tốt như ngũ cốc, ngô, khoai lang, gạo lứt,...
"Xanh" là rau quả, đặc biệt là rau lá xanh và cải bắp, nó giúp loại bỏ các gốc tự do và độc tố trong cơ thể.
"Ít" có nghĩa là phải đạt được 4 điều sau: ít muối, ít gia vị, ít dầu, ít chất béo.
2. Thay đổi kiểu nấu
Thói quen nấu ăn nhiều dầu, chất béo sẽ khiến cho dạ dày bị quá tải, vì thế bạn nên hạn chế ăn các đồ chiên rán hay xào. Ăn nhiều món hấp và luộc sẽ giúp cho thực phẩm giữ được dinh dưỡng cao nhất.
Theo 2sao.vn
Những gia vị trong nhà bếp trị chứng cảm cúm hiệu quả nhất Có rất nhiều phương pháp, bài thuốc để chữa bệnh cảm cúm. Nhưng bạn sẽ không thể ngờ rằng chính những gia vị trong bếp lại có thể chữa cảm cúm hiệu quả. Tỏi Tỏi có chứa nhiều chất kháng sinh tự nhiên, trong đó có Allicin, được xem là chất kháng sinh mạnh nhất, hơn hẳn Penicillin, có khả năng giảm ho,...