Những cách chữa bệnh bằng tỏi sai lầm nhưng nhiều người vẫn liều mình áp dụng
Được coi là thuốc quý trong Đông y nhưng nhiều người hiện nay đang lạm dụng, có những cách chữa bệnh sai lầm từ tỏi, dẫn đến hậu quả đáng tiếc.
Tỏi không chỉ là gia vị thường được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày mà còn là thuốc quý được tin dùng trong Đông y bao đời nay. Theo cựu đại tá, lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (Nguyên Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), tỏi có tên gọi khác là đại toán, thành phần chủ yếu là tinh dầu bao gồm nhiều chất allicin, vitamin A, B1, B2. Theo Đông y, tỏi có vị cay, tính ấm, đi vào hai kinh tì và vị, có tác dụng trong tiêu hóa, hô hấp, giải độc, trừ đờm, lợi niệu, tẩy giun…
Tỏi không chỉ là gia vị thường được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày mà còn là thuốc quý được tin dùng trong Đông y bao đời nay.
Chung nhận định, ThS.BS Hoàng Khánh Toàn (trưởng khoa Đông y, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108) cho biết thêm, tỏi đem lại rất nhiều tác dụng như: Kích thích tiêu hóa, hạ huyết áp, hạ đường huyết, nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể – kể cả miễn dịch dịch thể và miễn dịch tế bào, chống lão hóa, chống ung thư…
Tỏi là gia vị rẻ tiền nhưng lại có công dụng chữa bệnh tuyệt vời như vậy nên nhiều người tự ý sử dụng để bôi đắp, điều trị một loạt bệnh theo những kinh nghiệm truyền miệng mà không tham khảo ý kiến chuyên gia. Điều này đã để lại những hậu quả đáng tiếc. Một số cách chữa bệnh sai lầm từ tỏi mà các chuyên gia Đông y đã từng gặp dưới đây là bài học xương máu cho mọi người:
Dùng tỏi đắp chân chữa ho, sốt
Gần đây trên Facebook đang rầm rộ câu chuyện trẻ bị bỏng nặng do đắp tỏi chữa ho, sốt làm nhiều bố mẹ phải kinh hãi. Theo đó, tài khoản facebook Sunny Lee (Hà Nội) kể lại rằng, con mình – bé Cỏ (9 tháng tuổi) được bà giúp việc đắp tỏi vào chân để chữa ho. Nào ngờ, điều này gây ra vết bỏng nặng, sâu, em bé phải nhập viện và tiến hành điều trị tích cực gần 2 tuần mới khỏi.
Hiện tại vết sẹo từ bỏng vẫn chưa hết dù mẹ bé đã điều trị tích cực, chăm sóc cẩn thận, thậm chí bôi những loại thuốc trị sẹo tốt nhất nhưng vẫn khó lòng mờ đi.
Trải qua sự việc nhớ đời ấy, chị Sunny muốn chia sẻ lại câu chuyện của mình để góp thêm tiếng nói cảnh tỉnh đến nhiều cha mẹ, tránh trường hợp khiến con bị bỏng không đáng có.
Dùng tỏi chữa nấm móng
Video đang HOT
Với đặc tính kháng khuẩn và chống nấm cực mạnh, nhiều người truyền tai nhau sử dụng tỏi tươi giã nát và đắp vào khu vực bị nấm móng. Thông tin đăng tải trên Health cho biết, một người phụ nữ 45 tuổi bị bỏng cấp độ 2 sau khi cho tỏi tươi lên vùng da xung quanh móng chân để chữa nấm móng. Ngón chân của cô bị đỏ ửng, phồng rộp sau 1 tháng dùng tỏi tươi chữa nấm móng bằng cách đắp mỗi ngày 4 giờ.
Chưa hết, khi đi khám, xung quanh ngón chân đắp tỏi tươi còn xuất hiện những mụn nước sưng đau. Vùng da trên ngón chân sau khi rửa sạch với nước thì bị vỡ mụn nước, lớp da trên vùng nấm móng bị trầy trợt. Phải mất đến 2 tuần mới có thể chữa lành vết thương này, các bác sĩ khuyến cáo cô không được sử dụng tỏi tươi chữa nấm móng thêm lần nào nữa.
Với đặc tính kháng khuẩn và chống nấm cực mạnh, nhiều người truyền tai nhau sử dụng tỏi tươi giã nát và đắp vào khu vực bị nấm móng.
Dùng tỏi chữa nấm âm đạo, viêm âm đạo
Theo thông tin trên Facebook, một phụ nữ giấu tên đã tự chữa khỏi bệnh viêm âm đạo cho mình bằng cách dùng sợi chỉ cột chặt tép tỏi, luồn vào âm đạo để qua đêm và rút ra khi tỉnh giấc vào sáng hôm sau. Quy trình này được lặp đi lặp lại trong vòng nhiều ngày và người phụ nữ sau đó khẳng định đã chữa khỏi viêm nhiễm phụ khoa, không còn cảm giác ngứa ngáy, chảy dịch bất thường nữa.
Dùng tỏi để chữa bệnh vùng kín hiện nay vẫn tồn tại rất nhiều trên Internet.
Các chuyên gia y tế nói rằng, dù là đắp vào chân chữa sốt, đắp lên móng chữa nấm móng hay đặt sâu trong âm đạo chữa bệnh phụ khoa… thì cũng đều là cách làm phản khoa học, có thể dẫn đến bỏng da, thậm chí bỏng sâu, tình trạng bệnh thêm nặng nề hơn. Muốn chữa bệnh bằng tỏi thì cần phải tham khảo ý kiến chuyên gia Đông y để đúng liều lượng, đúng tình trạng bệnh, tránh hậu quả đáng tiếc.
Theo Helino
Mùa thu nhất định phải ăn ngó sen vì tốt thế này cơ mà!
Ngó sen đem chứa nhiều chất bổ dưỡng, cực tốt để tăng cường sức đề kháng vào mùa thu. Không những thế đây còn là thực phẩm có công dụng chữa nhiều bệnh được chuyên gia khuyên dùng.
Ngó sen - Món quà của mùa thu là thuốc quý trong Đông y, cực tốt cho phụ nữ
Ngó sen là phần non nhất của cọng lá sen, nằm sát gốc của cây sen. Khi những lá sen non vừa mọc và nổi lên trên mặt nước, lá vẫn còn cuốn lại thành một vòng thì những người chuyên hái ngó sen sẽ dùng tay đưa dọc theo cọng lá sen xuống tới gốc sen, vừa rút nhẹ và vừa bẻ để lấy được hết phần ngon nhất của ngó.
Ngó sen có màu trắng sữa, giòn, sờ vào có cảm giác mát lạnh. Chúng ta vẫn thường dùng ngó sen để làm nộm, xào nấu, ngâm chua ngọt... nhưng rất ít người biết rằng loại thực phẩm này còn được sử dụng để làm thuốc trong Đông y.
Ngó sen là phần non nhất của cọng lá sen, nằm sát gốc của cây sen.
Theo cựu đại tá, lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (Nguyên Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), trong Đông y, ngó sen được dùng với tên thuốc là liên ngẫu, có vị ngọt, hơi sít do chất nhựa, tính mát bình, không độc. Dược liệu để sống thì hàn, nấu chín thì ôn, có tác dụng cầm máu là chủ yếu, bổ huyết và điều kinh...
Dân gian có câu "Đàn ông không thể thiếu hẹ, đàn bà không thể thiếu ngó sen". Điều đó nói nên loại thực phẩm này cực tốt cho phụ nữ. Trong cuốn sách "Bản thảo kinh thư" nổi tiếng của Trung Quốc có viết rằng, ngó sen sống có vị ngọt mát, có thể thanh lọc máu, cầm máu, trừ nhiệt, làm sạch dạ dày, hỗ trợ tình trạng bệnh huyết ứ tắc, nôn ra máu, miệng hôi, xuất huyết mũi miệng, xuất huyết sau sinh.
Dân gian có câu "Đàn ông không thể thiếu hẹ, đàn bà không thể thiếu ngó sen".
Theo quan điểm y học Trung Quốc, ngó sen là một giải pháp tốt nhất để thanh lọc chất độc trong cơ thể. Đầu năm mới, người Trung Quốc cũng thường ăn món canh thịt heo hầm ngó sen và rong biển biểu thị sự hòa hợp gia đình. Ở vùng Iwakuni của Nhật Bản, người ta thường xuyên mở các lớp dạy nấu ăn từ ngó sen cho phụ nữ. Ngó sen hay củ sen được người Nhật xem như một vật may mắn, họ cho rằng thông qua các lỗ rỗng của nó, chúng ta có thể tìm thấy ánh sáng và triển vọng tương lai.
Nghiên cứu của y học hiện đại cho thấy, ngó sen chứa đến 70% tinh bột cùng nhiều khoáng chất, vitamin rất bổ dưỡng cho cơ thể như vitamin A, B, C. Đặc biệt, hàm lượng vitamin C cao tới 44 mg trên 100 g, nhiều hơn chanh và cam. Không chỉ là món ăn ngon, đem lại nhiều dinh dưỡng, ngó sen còn được sử dụng làm thuốc.
Ngó sen chứa đến 70% tinh bột cùng nhiều khoáng chất, vitamin rất bổ dưỡng cho cơ thể như vitamin A, B, C.
"Bật mí" một loạt bài thuốc chữa bệnh từ ngó sen, phụ nữ nên dùng nhiều vào mùa thu
Thực tế thì chúng ta có thể dùng ngó sen quanh năm nhưng vào mùa thu, ngó sen đến thời kỳ thu hoạch rộ vì lúc này ngó sen đã chín. Lương y Bùi Hồng Minh khuyên nên tận dụng để làm thực phẩm bổ dưỡng, đồng thời còn làm thuốc chữa bệnh. Hơn nữa, mùa thu và mùa đông là mùa chúng ta có xu hướng ăn nhiều thịt, dễ gây khó tiêu. Trong khi ngó sen có khả năng cải thiện miễn dịch, ngăn tích tụ cholesterol xấu trong cơ thể nên dùng làm thực phẩm giai đoạn này rất tốt. Một số bài thuốc chữa bệnh từ ngó sen, rất hay gặp vào mùa thu mà chúng ta nên áp dụng là:
- Chữa cảm cúm, trúng nóng, trúng nắng khát nước: Ngó sen tươi 100g, mật ong, hoặc mật mía 50g. Ngó sen giã dập rồi vắt lấy nước hòa 60g mật mía, trộn đều để uống trong ngày.
Thực tế thì chúng ta có thể dùng ngó sen quanh năm nhưng vào mùa thu, ngó sen đến thời kỳ thu hoạch rộ vì lúc này ngó sen đã chín.
- Hỗ trợ điều trị ho lâu ngày, ho ra máu: Ngó sen 20g, lá trắc bá 20g, cỏ nhọ nồi 10g. Tất cả thái nhỏ, phơi khô, rửa sạch, cho vào ấm đổ 3 bát nước, đun nhỏ lửa còn 1 bát nước, chia 2 lần uống trong ngày. Dùng liền 10 ngày.
- Kinh nguyệt không đều: Ngó sen 20g, củ gấu 12g (rang cháy hết rễ và lông), phơi khô, tán nhỏ, rây bột mịn, trộn với mật ong hoàn viên bằng hạt đỗ xanh. Ngày uống hai lần, mỗi lần 50 viên với nước nóng.
- Biếng ăn: Lấy ngó sen tươi đem rửa sạch, chẻ mỏng rồi đem nấu cháo cùng gạo tẻ, nấu chín thật nhừ và ăn với đường lúc cháo còn âm ấm.
- Trị bệnh sốt xuất huyết: Ngó sen tươi, rau má (cùng 30g), và 20g mã đề đem sắc uống. Đây là kinh nghiệm dân gian được nhiều người áp dụng.
Lương y Bùi Hồng Minh khuyên nên tận dụng để làm thực phẩm bổ dưỡng, đồng thời còn làm thuốc chữa bệnh.
- Trị xuất huyết màu cam do nóng: Ngó sen tươi 200g rửa sạch, giã lấy nước uống trong ngày; hoặc đem ngó sen cắt khúc nấu canh để ăn giúp thanh nhiệt cơ thể.
Chú ý: Ngó sen vốn sinh trưởng và phát triển trong bùn dưới nước của các đầm, ao, hồ nên rất dễ nhiễm nhiều mầm bệnh nguy hiểm từ môi trường sống hàng ngày. Do đó khi chế biến cần hết sức cẩn thận, nên ngâm nước muối chanh, chần qua trước khi dùng. Bạn cũng không nên lạm dụng món ăn này. Ngó sen có tính hàn, nên hạn chế ăn, đặc biệt hạn chế cho trẻ em sử dụng, nhất là trẻ có tỳ vị không tốt.
Theo Helino
Ăn lươn tuy ngon và rất bổ nhưng nhất định không được bỏ qua những lưu ý này nếu không muốn mắc bệnh Ăn lươn tuy ngon và cực bổ nhưng không phải ai cũng biết chế biến và sử dụng đúng cách. Nếu không, rất có thể bạn sẽ bị nhiễm ký sinh trùng chẳng đùa! Lươn - Thực phẩm vàng còn là thuốc quý trong Đông y Theo cựu đại tá, lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (Nguyên Chủ tịch Hội Đông y...