Những cách bảo vệ ô tô khi trời mưa bão
Nếu không thể có những nơi an toàn, kiên cố để đỗ xe trước khi siêu bão Noru đổ bộ, hãy cố gắng giảm thiểu rủi ro nhất có thể bằng cách đỗ ở những vị trí cao ráo và gia cố xe kỹ lưỡng.
Đậu xe ở những nơi cao ráo, an toàn
Lý tưởng nhất để ô tô tránh bão gió là đỗ trong nhà hoặc hầm gửi xe. Nếu buộc phải đỗ xe ở ven đường hãy cố gắng chọn những vị trí không bị ngập nước, tránh những chỗ thấp trũng có nguy cơ bị ngập sâu.
Ngoài ra, khi đỗ ven đường các bạn nên tránh đỗ xa những cây nhỏ yếu dễ bật gốc, cành cây giòn khả năng gẫy cao ảnh hưởng đến an toàn của chiếc xe.
Nếu có phủ bạt quanh xa, hãy nhớ buộc các đầu bạt thật chắc chắn do khi gió to sẽ tốc bạt gây rách hoặc tuột bạt. Phủ bạt không những bảo vệ xe khi mưa lớn trực tiếp mà còn đảm bảo nếu kính xe có vỡ vì gió lớn hay bất kì nguyên nhân nào khác không bị nước vào phần nội thất, đồng thời tránh các mảnh vỡ gây nguy hiểm xung quanh.
Video đang HOT
Phủ bạt không những bảo vệ xe khi mưa lớn trực tiếp mà còn đảm bảo nếu kính xe
Khi gặp bão, giông lớn nhiều vật cứng có thể bị thổi bay trong không khí rất dễ dẫn tới va chạm và làm hỏng xe, đặc biệt là kính xe. Do vậy, nếu để xe ngoài trời, nên gia cố kính trước sau và hai bên bằng những vật bảo vệ như tấm xốp, bìa cát tông hay thậm chí là chăn bông cũ để tránh xảy ra những rủi ro đáng tiếc.
Xe bị ngập nước, hỏng hóc
Trong trường hợp mưa bão khiến xe bị ngập nước, hãy bình tĩnh không khởi động xe ngay sau khi nước rút để tránh bị thuỷ kích. Nên để khô các bộ phận trong khoang máy điện trước khi khởi động xe để tránh hỏng hóc. Cẩn thận hơn bạn có thể mang xe tới các gara để kiểm tra kỹ càng đảm bảo chiếc xế cưng của mình không xảy ra vấn đề gì.
Trường hợp ôtô ngập nước do bão lũ không được bảo hiểm bồi thường
Ảnh hưởng của cơn bão số 4 vừa qua khiến nhiều ôtô bị ngập nước hư hỏng. Thế nhưng không phải trường hợp nào xe ngập nước do bão lũ cũng được bảo hiểm bồi thường. Các trường hợp bảo hiểm không bồi thường khi xe bị ngập nước do bão lũ
Như đã nói ở trên, thì không phải trường hợp nào bảo hiểm cũng bồi thường khi xe bị ngập nước có bão lũ.
Người dân cần lưu ý để được bảo hiểm bồi thường do bão lũ. Ảnh Tô Thế
Theo khoản 1 Điều 12 Luật Kinh doanh bảo hiểm thì hợp đồng bảo hiểm là sự thoả thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm. Bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm. Vì vậy, việc chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại sẽ được công ty bảo hiểm thực hiện theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng.
Do đó nếu giữa chủ xe và công ty bảo hiểm không có thỏa thuận về việc bồi thường do thiên tai, thì chủ xe sẽ gặp khó khăn khi đòi hỏi quyền lợi của mình.
Bên cạnh trường hợp trên, có hai khái niệm các chủ xe cần phân biệt: xe bị ngập nước và xe bị thủy kích:
Xe bị ngập nước được hiểu là xe đang đỗ trong gara hoặc ở ngoài đường và bị ngập nước một cách bất khả kháng do thiên tai (bao gồm bão lũ, lụt, sét đánh, giông tố, động đất, sóng thần...) dẫn đến hỏng hóc. Đối với trường hợp này đa số đều được chi trả bảo hiểm.
Xe bị thủy kích: được hiểu là chiếc xe bị hư hỏng phần động cơ khi chiếc xe đó di chuyển vào vùng ngập nước. Thuỷ kích cũng được các công ty bảo hiểm chia ra làm hai trường hợp:
Xe đang nổ máy và chạy vào vùng ngập nước, nước tràn vào động cơ khiến động cơ bị hư hỏng. Trường hợp này, chủ xe có thể được đền bù đến 100% chi phí sửa chữa nếu điều khoản này có trong hợp đồng. Tuy nhiên, nhiều công ty bảo hiểm chỉ đền bù khoảng 70-80% với lý do khách hàng phải có trách nhiệm tự cân nhắc xem có nên đi vào vùng nước ngập hay không;
Xe đang nổ máy và chạy vào vùng ngập nước, sau đó xe bị tắt máy nhưng lái xe cố tình khởi động lại xe khiến nước tràn vào làm động cơ hư hỏng nặng. Trường hợp thuỷ kích thứ hai này, đại đa số các công ty bảo hiểm sẽ từ chối đền bù vì đây hoàn toàn là lỗi chủ quan của lái xe.
Hồ sơ yêu cầu bồi thường thiệt hại
Trong trường hợp xe ô tô được bảo hiểm bồi thường ngập nước do bão lũ. Người cần cần chú ý chuẩn bị các hồ sơ giấy tờ sau:
Giấy tờ liên quan đến xe, lái xe: giấy đăng ký xe, giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu, giấy phép lái xe, giấy chứng nhận bảo hiểm;
Giấy tờ chứng minh thiệt hại về người: giấy ra viện, giấy chứng thương, giấy chứng nhận phẫu thuật, giấy chứng tử (trong trường hợp nạn nhân tử vong);
Giấy tờ chứng minh thiệt hại về tài sản: hóa đơn, chứng từ sửa chữa hoặc thay mới phần bị thiệt hại do ngập nước gây ra theo chỉ định/sự đồng ý của công ty bảo hiểm, giấy từ chứng minh các chi phí hợp lý mà chủ xe đã bỏ ra để giảm thiểu thiệt hại hoặc theo sự hướng dẫn của công ty bảo hiểm.
Ô tô mới sẽ được kiểm tra mức độ an toàn khi bị ngập Bài kiểm tra này sẽ được Australasian NCAP (ANCAP) đưa vào đánh giá, xếp hạng từ năm 2023. Chương trình đánh giá ô tô mới của Australia (ANCAP) sẽ đưa ra các tiêu chí và kịch bản thử nghiệm khó khăn, khắt khe hơn từ năm sau. Điều này sẽ khiến các mẫu ô tô mới khó đạt được xếp hạng 5 sao....