Những cách ăn chuối có thể gây hại cơ thể
Chuối là thực phẩm rất tốt cho sức khỏe nhưng nếu bạn ăn theo những cách sau có thể phản tác dụng, gây hại cho sức khỏe.
Một số người bệnh không nên ăn nhiều chuối để tránh gây hại sức khỏe
Không nên ăn chuối với thực phẩm nào?
Không ăn khi đói. Nguyên nhân là do trong chuối có hàm lượng dinh dưỡng rất cao, nhất là hai chất magie và kali có thể gây tình trạng mất cân bằng cho hệ tim mạch, chướng bụng, người ăn sẽ cảm thấy khó chịu, cồn cào trong cơ thể, gây tổn hại sức khỏe.
Sữa chua. Thực chất sự kết hợp giữa chuối và sữa chua mang lại rất nhiều lợi ích sức khỏe. Tuy nhiên, nếu bạn là người “bụng dạ yếu” có hệ tiêu hóa kém thì cần tránh ăn chuối cùng sữa chua bởi sữa chua khi để trong tủ lạnh kết hợp cùng với một số chất trong chuối có thể gây ra đau bụng và các bệnh tiêu chảy.
Khoai tây. Chuối và khoai tây khi kết hợp với nhau có thể gây ra một số phản ứng hóa học, trong đó sẽ sản xuất chất độc gây ra các đốm nâu trên khuôn mặt. Tuy nhiên, nếu thời gian ăn khoai tây và ăn chuối cách nhau khoảng 15 phút thì những rủi ro đó sẽ giảm.
Video đang HOT
Các loại khoai. Hấu hết các loại khoai đều không nên ăn cùng với chuối. Nếu như ăn khoai tây cùng chuối có thể sản sinh ra các chất độc gây hại cơ thể thì khi chuối kết hợp cùng khoai lang và khoai sọ có thể gây đau dạ dày và chướng bụng.
Dưa hấu. Dưa hấu chứa hàm lượng đường có thể lên tới khoảng 15% và rất giàu kali. Chuối cũng rất giàu kali, nồng độ từ 283 đến 472mg trên 100g. Do đó, đối với những bệnh nhân bị suy thận không nên ăn những trái cây có chứa hàm lượng kali cao như chuối và dưa hấu để tránh những hậu quả xấu có thể xảy ra cho sức khỏe.
Tác hại không ngờ của chuối
Đối với bệnh nhân tim mạch, thường phải sử dụng một loại thuốc chẹn bê ta – làm cho hàm lượng kali trong máu tăng. Nếu bổ sung thêm các loại thực phẩm kali cao như chuối sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe.
Chuối còn có thể gây hại cho thận. Ăn quá nhiều kali có thể gây hại cho những người bị tổn thương thận. Bởi nếu thận không thể làm việc tốt để loại bỏ kali dư thừa trong máu, nó có thể gây tử vong ở người bệnh.
Sâu răng. Loại quả này có thể dẫn đến sâu răng bởi trong chuối có hàm lượng đường tương đối cao, nếu ăn không đúng lúc. Cần nhớ rằng chuối không có đủ chất béo hay protein để làm thực phẩm chính trong bữa ăn thậm chí là một bữa ăn nhẹ .
Ăn chuối quá nhiều . Bộ Nông nghiệp Mỹ khuyến cáo người tiêu dùng chỉ nên ăn khoảng 2 quả chuối mỗi ngày, nếu nạp vào cơ thể hàng chục quả chuối sẽ gây ra tình trạng rối loạn vitamin và khoáng chất trong cơ thể.
Người bị đau đầu. Khi bị đau đầu bạn không nên ăn quá nhiều chuối, bởi trong chuối chứa tyramine, phenyethyamine và axit amin có thể làm giãn mạch máu và làm tăng lưu lượng máu lên não. Chuối chín có lượng tyramine cao hơn, do đó nếu bạn để chuối càng lâu, thì khi ăn bạn càng dễ bị đau đầu.
Ăn chuối vào buổi sáng. Bạn không nên ăn chuối vào buổi sáng hay lúc đang cần tập trung cao độ trong công việc đòi hỏi suy nghĩ, tư duy nhiều. Nguyên nhân là do thành phần serotonin có trong chuối rất dễ gây buồn ngủ và ảnh hưởng đến chất lượng công việc. Vì vậy, bạn có thể dùng chuối vào bữa trưa hoặc bữa tối để tránh ảnh hưởng đến hiệu suất công việc
3 dấu hiệu cho thấy bé đang được ăn quá nhiều, bố mẹ nên chú ý để thay đổi khẩu phần cho con
Khi nuôi con, mẹ nào cũng muốn cho con ăn thật ngon, thật nhiều. Tuy nhiên, đây không phải là cách nuôi con khoa học.
Phân khô, đi tiêu không đều
Có câu nói, mười người thì chín người mắc bệnh trĩ. Đối với người lớn, trĩ, táo bón là một vấn đề phổ biến. Tuy nhiên, ở trẻ nhỏ, đây cũng là vấn đề nan giải. Cha mẹ cho trẻ ăn no, ăn quá nhiều chất sẽ khiến khả năng tiêu hoá của trẻ bị quá tải. Khi nhận thấy bé đi tiêu không đều, phân khô, mẹ nên giảm khẩu phần của bé, cho bé ăn nhiều trái cây, rau củ thay vì ăn thực phẩm giàu đạm như trước.
Miệng có mùi hôi
Nhiều em bé bị ép ăn quá sẽ mắc chứng khó tiêu. Khi cặn thức ăn không thể đào thải hoàn toàn qua đường ruột, thức ăn sẽ tích tụ lại trong cơ thể bé và sinh ra mùi hôi miệng. Dù bố mẹ có đánh răng cho trẻ cũng vô ích. Vì thức ăn thừa thường tích tụ trong ruột trẻ gây mùi hôi khó chịu. Đây cũng là một trong những dấu hiệu cho thấy trẻ ăn quá no mà bố mẹ nên chú ý hơn.
Chỉ tăng cân, không tăng chiều cao
Trẻ phát triển toàn diện có nghĩa là cân nặng và chiều cao của bé cần tăng đồng thời. Nếu trẻ chỉ tăng cân mà xương không phát triển có nghĩa là cha mẹ đã cho trẻ ăn quá nhiều và cần dừng lạị. Nếu không trẻ sẽ càng béo hơn.
Phân có mùi hôi
Theo dõi sự bài tiết của trẻ cũng giúp mẹ phát hiện những bất ổn trong quá trình phát triển của trẻ. Nếu trẻ đi ngoài liên tục và thường xuyên có mùi hôi cũng là một dấu hiệu cho thấy hệ tiêu hóa của bé đang bị quá tải. Điều này cho thấy răng trẻ đang bị ép ăn quá nhiều.
Chướng bụng và quấy khóc
Đường ruột của trẻ sẽ phải làm việc nhiều hơn do trẻ ăn quá nhiều dẫn đến tình trạng chướng bụng. Trẻ không thể tiêu hóa hết được lượng sữa đã bú khiến bụng đầy hơi, làm trẻ cảm thấy khó chịu, đau bụng và thường xuyên quấy khóc.
4 ngày liên tiếp bị táo bón, cô gái được đồng nghiệp phát hiện ngất xỉu trong nhà vệ sinh Sau 4 ngày không thể đi ngoài, cô Mai cảm thấy chướng bụng và đau bụng nên đã nhanh chóng vào nhà vệ sinh trước khi diễn ra cuộc họp. Trong chương trình "Doctor is hot", bác sĩ Trương Chấn Dung, khoa Tiêu hóa - Gan mật, bệnh viện Taipei Medical University Hospital chia sẻ về trường hợp cô Mai (30 tuổi) sống...