Những ca khúc được tổng thống Mỹ yêu thích nhưng luôn gây hiểu lầm
Không chỉ “Y.M.C.A” do ông Trump sử dụng được cho là nói về tình dục đồng tính, nhiều ca khúc nổi tiếng bị giới chức và người dân Mỹ hiểu lầm nói về chính trị và dùng sai mục đích.
Y.M.C.A được People Village thể hiện từ năm 1978 và từ lâu được xem là biểu tượng của cộng đồng LGBTQ . Ca khúc trở lại các bảng xếp hạng lớn sau khi ông Trump sử dụng trong chiến dịch tranh cử gần đây. Truyền thông cho rằng Trump có cái nhìn cởi mở hơn với người đồng tính khi sử dụng bài hát này. Tuy nhiên, Victor Willis – chủ nhân ca khúc khẳng định Y.M.C.A không mô tả tình dục đồng giới. Nhiều người thích ca khúc này chỉ bởi thông điệp: “Chúng ta có thể làm những gì mình muốn”.
Born in the USA (1984): Theo UDiscover Music , đây là ca khúc được giới chính trị Mỹ ưa thích và thường xuyên sử dụng trong các cuộc tranh cử. Tuy nhiên, Bruce Springsteen cật lực phản đối cựu Tổng thống Ronald Reagan và Donald Trump sử dụng ca khúc này như bài quốc ca thay thế. Theo lời chủ nhân, bài hát là cáo trạng về binh lính Mỹ trong thập niên 1970, không phải bản hùng ca tự hào nói về các cuộc xâm lược.
Last Train To Clarksville (1966): Trong nhiều năm, ca khúc của nhóm The Monkees bị giới chính trị hiểu lầm là nói về quân đội Mỹ thập niên 1960. Câu hát “Tôi không biết liệu mình có thể trở về nhà không” thường xuyên được cho là nói về nỗi đau đáu của những người lính. Trên thực tế, ca khúc không nói lên quan điểm về chiến tranh. Chuyến tàu cuối cùng đến Clarksville chỉ đơn giản là bài hát về tình yêu được thể hiện bởi The Monkees – nhóm nhạc thần tượng với giới trẻ giữa thế kỷ 20.
Rockin’ In The Free World (1989) là ca khúc được các ứng viên tổng thống yêu thích và thường xuyên phát trong các cuộc vận động. Tuy nhiên, sáng tác của Neil Young là thông điệp đáp trả lời kêu gọi của cựu Tổng thống George HW Bush về “một quốc gia tử tế và dịu dàng hơn”. Theo UDiscover Music, ca khúc của rocker nổi tiếng là lời mỉa mai về sự tự hào của người Mỹ, trong khi thực tế khắc nghiệt hơn nhiều. Rocker 75 tuổi gần đây đòi kiện ông Trump vì sử dụng bài hát này để phục vụ cho cuộc đua vào Nhà Trắng.
American Woman (1970): Trong nhiều năm, ca khúc này được xem là đại diện cho phong trào nữ quyền. Thông điệp: “Tôi không cần những cuộc chiến tranh, tôi không muốn nhìn thấy những khu ổ chuột” được lòng giới chức Mỹ. Tuy nhiên, ban nhạc nhiều lần phủ nhận đây là ca khúc chính trị. Đây đơn giản chỉ là bài hát nói về tình yêu với phụ nữ.
C loud Nine (1969) của The Temptations từ lâu bị giới chính trị Mỹ chỉ trích vì bài hát cổ vũ cư dân khu ổ chuột sa vào nghiện ngập. Tuy nhiên, các thành viên của nhóm, thậm chí nhà sản xuất nổi tiếng Norman Whitfield phủ nhận ca khúc liên quan đến ma túy, khẳng định bài hát Chín tầng mây nói về trạng thái tập trung cao độ.
Bloody Sunday (1983) của U2 từng được giới chức và cả người dân Mỹ gọi là ca khúc cổ súy chiến tranh. Tuy nhiên, nhóm đã lên tiếng phủ nhận sử dụng âm nhạc để cổ vũ bạo lực ở Ireland. Theo lời các thành viên, Chủ nhật đẫm máu là thông điệp hòa bình, niềm tin vào Cơ đốc giáo và mong muốn xóa bỏ thù hận trong các cuộc xung đột.
"Baby Shark" trở thành ca khúc thiếu nhi đầu tiên đạt chứng nhận Kim cương của RIAA
Đã 4 năm kể từ khi được lên sóng với phiên bản MV Dance chính thức, "Baby Shark" vẫn chứng minh được sức hút của mình khi tiếp tục mang về nhiều kỷ lục ấn tượng.
Và vừa qua (ngày 10/11), Hiệp hội công nghiệp ghi âm Mỹ đã mang đến một tin vui đặc biệt cho ca khúc này.
Với sức ảnh hưởng mạnh mẽ được duy trì trong suốt những năm qua thì mới đây, "Baby Shark" đã chính thức được Hiệp hội công nghiệp ghi âm Mỹ (RIAA) cấp chứng nhận Kim Cương (tương đương với 10 triệu bản được tiêu thụ tại thị trường Mỹ). Thành tích này có được là nhờ trước đó ca khúc này đã bỏ túi 11 chứng nhận Bạch Kim (tương đương 1 triệu bản). Tính đến thời điểm hiện tại, đây là ca khúc thiếu nhi duy nhất trên thế giới có tên trong danh sách ca khúc đạt chứng nhận Kim Cương của RIAA.
Thông báo chứng nhận Kim Cương trên tài khoản Twitter chính thức của RIAA.
Theo thống kê từ Nielsen Music/MRC Data, "Baby Shark" đã có hơn 1,6 tỷ lượt nghe trực tuyến tại Mỹ và thu về 216.000 lượt tải xuống. Chạm ngưỡng 7,13 tỷ lượt xem, ca khúc cũng xuất sắc vượt qua bản hit toàn cầu "Despacito" (2017) của Luis Fonsi và Daddy Yankee để trở thành MV có nhiều lượt xem nhất mọi thời đại trên nền tảng YouTube. Trước đó, "Baby Shark" cũng từng góp mặt tại BXH Billboard Hot 100 với vị trí No.32.
Được ra mắt lần đầu tiên vào năm 2007 bởi nữ nghệ sĩ người Đức Alemuel với tên gọi "Kleiner Hai", "Baby Shark" lúc bấy giờ cũng đã tạo được hiệu ứng lan truyền mạnh tại nước này. Ca khúc nhanh chóng trở nên nổi tiếng và mang về thành tích No.25 trên BXH âm nhạc của Đức và No.21 tại BXH của Áo. Nhưng bài nhạc này chỉ thật sự trở thành hiện tượng khi được Pinkfong - một thương hiệu giáo dục tại Hàn Quốc phát hành phiên bản mới vào tháng 11/2015 với tên gọi "Baby Shark".
"Baby Shark" chỉ thất sự nổi tiếng toàn cầu sau khi Pinkfong tái phát hành phiên bản mới vào năm 2015.
Ca khúc "Baby Shark" đã được phát hành nhiều phiên bản tại các nước trên thế giới, trong đó có cả Việt Nam. Không chỉ thu hút sự yêu thích của các khán giả thuộc lứa tuổi thiếu nhi, vũ đạo của "Baby Shark" còn lan tỏa sức ảnh hưởng đến cộng đồng ... người lớn, trong đó có cả những nghệ sĩ nổi tiếng của Hàn Quốc như Black Pink, Red Velvet, BTS, TWICE, EXO... Đây cũng được xem là một trong những lý do giúp ca khúc càng thêm phổ biến khắp toàn cầu và liên tục thiết lập nên nhiều thành tích "khủng".
MV Dance của ca khúc "Baby Shark".
Suhyun (AKMU) phản ứng thế nào khi được khuyên không nên phát hành ca khúc sáng tác bởi anh trai Chanhyuk Mặc dù được nhiều người khuyến khích lựa chọn phát hành sáng tác của một nhạc sĩ khác để khẳng định được cá tính âm nhạc riêng nhưng Lee Suhyun vẫn quyết định tin tưởng anh trai của mình. MV "Alien" của Lee Suhyun. Hôm 16/10 vừa qua, sản phẩm âm nhạc "Alien" đánh dấu chặng đường hoạt động solo của nữ ca...