Những ca đỡ đẻ hy hữu vì thai phụ không thể nín đẻ
Không thể nín đẻ nên trong hoạn nạn, thiên tai đã có những ca đỡ đẻ rất hy hữu, trở thành kỷ niệm không thể quên của nhiều gia đình.
Đỡ đẻ xong, cả kíp trực và hai mẹ con vào phòng cách ly
Trong lúc cả thế giới lo lắng vì dịch bệnh lan tràn thì bệnh nhân BN411 trở về trên chuyến bay VN5062 về Sân bay Vân Đồn hôm 17/7. Bệnh nhân vừa có thai trên 30 tuần, vừa mắc covid-19 và sau nhiều lần có kết quả xét nghiệm âm, dương tính lẫn lộn đã được chuyển lên BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương điều trị.
BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương đã thiết lập một phòng sinh dã chiến riêng chờ bệnh nhân BN411 sinh nở từ cuối tháng 8 (do lần sinh trước bệnh nhân đã sinh non, nên lần này nguy cơ cao sẽ sinh non). BV còn lên 2 phương án đề phòng tình huống xấu. Bàn đẻ, các dụng cụ, thuốc men được mang lên khoa Virus – Ký sinh trùng để nếu BN411 sinh thường thì có êkip đỡ đẻ. Nếu buộc phải sinh mổ thì sẽ chuyển xuống phòng mổ riêng ở khoa Ngoại – Sản, với lối đi riêng để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm chéo – Ths. BS Trần Thượng Việt, Trưởng khoa Ngoại – Sản khi ấy đã chia sẻ với báo giới.
Bệnh nhân BN411 đã sinh được 1 bé trai nặng 3,1kg. Ảnh Internet.
5h30 sáng 10/9, bệnh nhân BN411 có dấu hiệu trở dạ. Ngay lập tức, êkip đỡ đẻ gồm 1 bác sĩ và 1 nữ hộ sinh từ khoa Ngoại – Sản đã được huy động đỡ đẻ. Nữ hộ sinh Hoàng Thị Thu Hằng đã trực tiếp đỡ đẻ, sau đó đã chia sẻ rằng gần 30 năm làm trong nghề thì đây là một trong những ca đỡ đẻ đặc biệt. Các y bác sĩ, hộ sinh bắt buộc phải mặc đồ phòng hộ trùm kín từ đầu đến chân suốt mấy giờ liên tục rất nóng. Kính ngăn giọt bắn cản trở bớt quan sát diễn biến ca đẻ.
Bé trai 3,1kg chào đời ở tuần 36, thiếu tháng không quá nhiều. Lẽ ra bé cần được tiếp xúc với mẹ, bú sữa mẹ ngay, nhưng các bác sĩ buộc phải tách mẹ để nuôi bé trong lòng ấp, chăm sóc đặc biệt để phòng lây nhiễm mẹ sang con. Mẹ bé cũng được cách ly, điều trị tiếp tại khoa Virus – Ký sinh trùng vì vẫn còn dương tính. Kíp đỡ đẻ cũng phải cách ly trong 14 ngày, trước khi tiếp tục nhiệm vụ mới.
BS Nguyễn Thị Sâm mang em bé được sinh dưới khe núi lên đường. Ảnh: BV đa khoa Bắc Mê.
Ca đỡ đẻ hy hữu bởi từ lúc nhận tin tai nạn tới khi đỡ đẻ xong chỉ… 10 phút
Ca đỡ đẻ hy hữu vào giáp Tết 2019. Hôm đó (31/1) thai phụ Giàng Thị Thao (38 tuổi, ở Lạc Nông, Bắc Mê, Hà Giang) có dấu hiệu chuyển dạ đau bụng và được chồng đưa đi đẻ bằng xe máy. Do đi nhanh nên cả hai vợ chồng gặp tai nạn và rơi xuống khe núi (sâu khoảng 10m). Rất may họ không bị thương, nhưng chị Thao mang thai quá to nên không thể leo lên mặt đường, và họ phải kêu cứu.
May mắn có người đi đường đã gọi vào số điện thoại cấp cứu của BV đa khoa Bắc Mê (cách chỗ tai nạn khoảng 1 km). Ngay lập tức BS Nguyễn Ngọc Chung (Giám đốc BV) cử đội trực cấp cứu đến hiện trường, và tất cả bất ngờ vì thai phụ đang chuyển dạ.
BS Nguyễn Thị Sâm kiểm tra và thấy đầu em bé đang lấp ló chui ra đã không kịp hỏi han mà lập tức can thiệp đỡ đẻ, rồi kẹp rốn cho bé ngay dưới khe núi. Sau đó bác sĩ vừa leo, vừa giơ bé lên cao để cây cỏ không cứa vào da thịt bé, rồi vào xe cấp cứu về viện. Thai phụ cũng không thể cáng mà nhân viên y tế phải vửa leo vừa dìu lên mặt đường vào xe.
Bác sĩ Nguyễn Ngọc Chung cho biết trường hợp đỡ đẻ hy hữu này hiếm gặp và cấp cứu nhanh chóng, bởi thai phụ gặp tai nạn và rơi xuống vực là rất nguy hiểm. Đội trực cấp cứu từ khi nhận được tin báo vụ tai nạn đến khi đỡ bé gái nặng 3kg chào đời tất cả chỉ diễn ra trong vòng 10 phút.
Video đang HOT
Sản phụ Giàng Thị Thao.
“Vượt cạn” trong mưa lũ
Việc sinh con khi thời tiết mưa lũ hoành hành rất khó khăn, nhiều rủi ro, nguy nan, nhưng các thai phụ “không thể nín đẻ”, và vừa qua trong lúc người tuôn nước mắt, trời mưa tuôn cực điểm có nhiều thai phụ vượt lũ vào viện để vượt cạn. Các BV đã phải cử nhân viên trực đón thai phụ trước cổng rồi đưa vào viện bằng thuyền, phao cứu sinh để lên phòng đẻ trên tầng 2.
Các bệnh viện thời điểm lũ lụt đỉnh điểm đã ngập chìm trong nước 1-1,5m, nước sạch hết, điện bị cúp, hệ thống máy xét nghiệm, siêu âm, chụp phim không hoạt động được, toàn bộ dụng cụ, dao kéo… chỉ được sát trùng bằng cồn vì không thể hấp điện…. rất khó khăn cho việc đỡ đẻ.
Ngày 16/7 Trạm y tế xã Thuận (huyện Hướng Hoá, tỉnh Quảng Trị) đã đỡ đẻ thành công một ca khó cho sản phụ Hồ Chị Vàng. Đúng thời điểm mưa lũ lớn, nhà nhà người người đi trốn lũ thì chị Vàng có dấu hiệu vỡ ối và được đưa vào Trạm y tế xã. Do sinh con so, nên chị Vàng đau đớn trở dạ suốt 1 ngày trời, sức khỏe suy nhược vì không ăn được… Nhìn trời mưa vần vũ, bác sĩ lo lắng cho tính mạng chị Vàng nên bảo người nhà tìm xuồng để đưa chị Vàng lên Trung tâm y tế huyện.
Đại uý Quân y biên phòng Hoàng Kim Bắc và bác sĩ Trạm y tế Thuận đỡ đẻ cho chị Vàng.
Lúc này Đại uý quân y biên phòng Hoàng Kim Bắc đang cứu hộ cứu nạn gần đó, nghe người dân tìm cano để đưa sản phụ vượt lũ sang Trung tâm y tế huyện để vượt cạn, anh chợt nhớ tới vụ cano bị lật làm thai phụ bị chết… nên không đồng ý chuyển chị Vàng vượt lũ, mà gọi điện báo cáo Chỉ huy Đồn biên phòng và được chỉ đạo “giữ an toàn cho cả hai mẹ con, kiến thức thế nào thì vận dụng thế đó”.
Ngay lập tức bác sĩ Hoàng Kim Bắc đã gọi điện cho Phó khoa sản Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Bình để vừa được hướng dẫn, vừa thực hành đỡ đẻ. Khó khăn càng tăng thêm khi thai nhi bị dây rốn quấn quanh cổ… Nhưng sau 3 giờ vã mồ hôi vật lộn giành sự sống cho hai mẹ con “mẹ tròn con vuông”.
Tại huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) Bệnh viện Đa khoa huyện Lệ Thủy đã đỡ đẻ cho nhiều em bé ra đời trong thời tiết mưa lũ đỉnh điểm vừa qua. Thời điểm ấy BV bị ngập nước hơn 2m, phòng đẻ di dời lên tầng 2, điện bị cắt, nhiều máy móc bị hỏng. Dù vậy, bệnh viện vẫn mổ sinh an toàn 4 ca trong ánh đèn pin.
Đáng chú ý là đêm 17/10 một sản phụ được canô vượt lũ đưa vào viện trong tình trạng sắp sinh, toàn thân ướt sũng. Bác sĩ Lê Thị Trâm, Trưởng khoa Sản BV đã cùng các đồng nghiệp đỡ đẻ dưới ánh sáng 3 cây đèn pin. Ca sinh thuận lợi, bé gái chào đời nặng 3,3 kg.
Cũng ở BV này, ngày 20/10 chị Hoàng Thị Ái (33 tuổi) ở xã Phong Thủy – nơi đang bị cô lập vì lũ đã chuyển dạ. Chồng chị bị bệnh không đưa vợ đi viện được, chính quyền địa phương đã báo BCH Phòng chống lụt bão và các chiến sĩ Phòng CSGT đường bộ – đường sắt (CA Quảng Bình) túc trực ở Lệ Thủy đã phối hợp với CA huyện Lệ Thủy đưa canô đến đón thai phụ vượt lũ tới bệnh viện vượt cạn. Mất 1 tiếng rưỡi đoàn cứu hộ mới tiếp cận được nhà chị Ái (do sóng cao, đường đi nhiều dây điện chằng chịt, tiếp cận khó khăn) và chở vào bệnh viện sinh nở “mẹ tròn, con vuông”.
Chị Đinh Thị Tương (xã Quảng Lộc, thị xã Ba Đồn) chuyển dạ sáng 18/10. Do mưa rất to, nước lũ lên rất nhanh và xã Quảng Lộc nhanh chóng bị cô lập nên người nhà phải gọi công an xã cầu cứu. Các chiến sĩ công an đã bơi thuyền phao đến đưa chị lên và đẩy thuyền hơn 1km trong nước lũ ra cầu Quảng Hải 2 để lên xe cảnh sát giao thông thị xã đang ứng trực đưa tới bệnh viện đa khoa Bắc Quảng Bình vượt cạn an toàn.
Bệnh viện đa khoa khu vực Bắc Quảng Bình trong đêm lũ cao điểm, đã cố gắng hỗ trợ, xử lý giúp cho 3 bà mẹ vượt lũ đến viện vượt cạn an toàn…
Các chiến sĩ công an đưa thai phụ vượt lũ vào BV để vượt cạn. Ảnh: Báo Tuổi trẻ.
Tại Hà Tĩnh khoa Sản (bệnh viện đa khoa huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh) cũng chìm trong nước lũ 1,5m. Mọi ngả đường đến bệnh viện cũng chìm trong nước lũ, nhưng trong 2 ngày 19-20/10 bệnh viện đã giúp nhiều sản phụ vượt lũ, vượt cạn thành công.
Sản phụ Nguyễn Thị Lương 27 tuổi, nhà cách bệnh viện khoảng 10 km vào viện sáng 19/10. Khi chị Lương thấy cơn đau chuyển dạ nên chồng chở xe máy tới bệnh viện. Tới gần bệnh viện thì đường ngập sâu nên hai vợ chồng phải bỏ xe, dìu nhau đến BV, và được đưa lên thuyền để lên tầng 2. Các bác sĩ đã giúp chị sinh con an toàn.
Gần 1 tuần ngập lụt, khoa Sản bệnh viện đa khoa huyện Cẩm Xuyên đã đón hơn 20 em bé chào đời. Riêng đêm 19/10 các bác sĩ đã trắng đêm thực hiện gần 10 ca đỡ đẻ. Rất may mắn là không có biến chứng y khoa, tất cả sản phụ và em bé đều an toàn.
Trong thời tiết mưa lũ đỉnh điểm, các bệnh viện ngập lụt, bị cắt điện… nhưng các y bác sĩ vẫn cố gắng đỡ đẻ, chăm sóc các sản phụ và bé sơ sinh. Mới đây Bộ Y tế đã gửi thư khen cán bộ, y bác sĩ, nhân viên bệnh viện Đa khoa huyện Cẩm Xuyên, và bệnh viện Đa khoa Lệ Thủy vì thành tích xuất sắc trong việc cấp cứu, chăm sóc đỡ đẻ và mổ lấy thai an toàn trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn đợt thiên tai lũ lụt vừa qua.
Những ca đỡ đẻ rất hy hữu trên sẽ trở thành kỷ niệm không thể quên của một số gia đình. Nhưng trên hết là tinh thần nỗ lực, trách nhiệm “lương y như từ mẫu” cao của các nhân viên, y bác sĩ sản khoa đã không quản ngại khó khăn, thiếu thốn vượt qua hoàn cảnh khắc nghiệt để giúp các sản phụ “mẹ tròn, con vuông”.
Em bé vừa lọt lòng đã biết cười với mẹ, ngay lập tức bị bác sĩ tát
Trong lúc bà mẹ trẻ đang rất xúc động, cô điếng người khi thấy bác sĩ lấy tay tát vào mặt em bé.
Bà mẹ nào rất thương con và rất xót xa khi thấy con khóc. Nhưng duy có một trường hợp đặc biệt, đó là tiếng khóc của trẻ sau khi chào đời lại khiến mẹ cảm thấy vui và thích thú. Việc em bé chào đời lại cười mà không khóc có thể sẽ lại khiến mẹ bối rối không yên. Nếu chưa hiểu nguyên nhân vì sao, đọc bài viết dưới đây mẹ sẽ hiểu rõ hơn.
Xiaomei là một bà mẹ trẻ Trung Quốc lần đầu mang bầu. Cô có thai kỳ suôn sẻ và rất háo hức chờ đến ngày sinh con. Đến ngày "vượt cạn", cô được đẩy vào phòng sinh và sau nhiều nỗ lực, cô sinh thường thành công. Em bé ngay sau khi chào đời được bác sĩ bế lên. Bà mẹ trẻ đột nhiên thấy con đang cười với mình, cô cảm thấy thực sự hạnh phúc ngập tràn vì giống như con đang giao tiếp với mẹ vậy.
Tuy nhiên trong lúc Xiaomei đang rất xúc động, cô điếng người khi thấy bác sĩ lấy tay tát vào mặt em bé. Cô cực kỳ phẫn nộ, đặc biệt khi nghe thấy con khóc thét đầy đau đớn. Bà mẹ trẻ tức giận chất vấn bác sĩ. Nữ bác sĩ cười và giải thích: " Một đứa trẻ biết khóc là điều tốt. Điều này có nghĩa là đứa trẻ khỏe mạnh, vì vậy đứa trẻ sơ sinh phải để nó khóc"".
Sau khi nghe bác sĩ giải thích kỹ hơn, Xiaomei phải rối rít cảm ơn. Và dưới đây là những điều y tá đã giải thích cho bà mẹ trẻ:
Thực tế tiếng khóc đầu tiên của trẻ sơ sinh thể hiện rất nhiều ý nghĩa. (Ảnh minh họa)
Thực tế tiếng khóc đầu tiên của trẻ sơ sinh thể hiện rất nhiều ý nghĩa và các bậc cha mẹ mới sinh phải nắm được:
Sự ra đời của một cuộc sống mới
Tiếng khóc đầu tiên sau khi con chào đời cũng là tiếng mà sản phụ và gia đình muốn nghe nhất. Chỉ cần nghe thấy tiếng con khóc, người nhà chờ ngoài phòng sinh sẽ biết rằng cuối cùng bé cũng đã chào đời an toàn. Giống như một đứa trẻ sơ sinh đang thông báo rằng mình đã đến với thế giới này, đây là một cuộc sống mới, một hy vọng mới.
Trẻ khóc có nghĩa là trẻ thở êm
Khi em bé trong bụng mẹ sẽ không cần tự thở mà dây rốn chính là bộ phận đảm nhiệm vai trò của phổi khi bé còn ở trong bụng mẹ, giúp vận chuyển khí oxy đến cho bé. Còn sau khi sinh, lúc này phổi của bé lần đầu tiên bắt đầu hoạt động. Trẻ khóc lớn giúp oxy bên ngoài vào cơ thể trẻ và đi qua cổ họng. Trẻ có thể khóc tức là trẻ thở nhịp nhàng.
Ngoài ra, trong quá trình sinh, do trẻ được bao bọc bởi nước ối nên rất dễ lọt vào đường thở của trẻ trong quá trình chèn ép ống sinh. Nếu xảy ra trường hợp này, trẻ sẽ không thở được chứ chưa nói đến việc khóc. Khi trẻ không khóc, y tá sẽ tát để trẻ có thể khóc, để chứng minh rằng trẻ không bị ngạt thở.
Thể hiện sức khỏe của trẻ
Khi trẻ khóc, trẻ phải huy động 80% các cơ quan của toàn cơ thể. Do đó, bác sĩ có thể phán đoán đơn giản về sức khỏe của trẻ thông qua tiếng khóc của trẻ, chẳng hạn như âm lượng và tần số của tiếng khóc. Những điều này liên quan mật thiết đến sức khỏe của em bé, vì vậy một số người xưa luôn nói rằng trẻ khóc càng to thì cơ thể càng khỏe mạnh, điều này cũng dựa trên một số cơ sở nhất định.
Khi trẻ khóc, trẻ phải huy động 80% các cơ quan của toàn cơ thể. (Ảnh minh họa)
Trẻ khóc nghĩa là có chức năng phổi bình thường
Phổi không cần phải hoạt động trước khi đứa trẻ được sinh ra và sự phát triển của phổi chỉ bắt đầu trong tam cá nguyệt thứ 3. Chức năng phổi càng bình thường thì tiếng khóc của trẻ càng to, nhưng nếu tiếng khóc của trẻ luôn ngắt quãng, thì lúc này các y tá và bác sĩ mới trở nên lo lắng, vì điều này có thể đồng nghĩa với việc trẻ có vấn đề về phổi. Khi đó phải đưa trẻ đi kiểm tra ngay, nếu tình hình nghiêm trọng có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Trẻ khóc nghĩa là có cảm xúc bình thường
Em bé có thể phát triển tự do trong nước ối trước khi chào đời, cảm giác này rất dễ chịu. Tuy nhiên em bé sẽ bị chèn ép bởi ống sinh và nước ối cũng sẽ mất đi trong quá trình sinh, ngoài ra nhiệt độ bên ngoài không cao như trong tử cung. Những điều này khiến trẻ cảm thấy chưa thích nghi được nên sẽ khóc không thành tiếng,do trẻ cảm thấy khó chịu, tiếng khóc thể hiện sự không hài lòng của trẻ. Hay có thể nói đây là một bản năng của bé, vì bé không có cách nào khác để thể hiện ngoài việc khóc.
Qua những điểm trên chắc hẳn ai cũng hiểu rằng tiếng khóc của trẻ sơ sinh có một ý nghĩa vô cùng đặc biệt, có lẽ hầu hết các bậc cha mẹ đều xúc động trước tiếng khóc này. Nhưng trong cuộc sống tương lai của trẻ, sẽ ngày càng có nhiều tiếng khóc. Cha mẹ cũng phải học cách phân biệt những tiếng khóc khác nhau của con để biết nó thể hiện cho điều gì, để có thể chăm sóc con tốt và mong rằng mỗi đứa trẻ đều có thể lớn lên khỏe mạnh.
Bị viêm gan B có nên uống cà phê? Khi bị viêm gan B thì việc uống cà phê có ảnh hưởng tới gan hay không? Đây là câu hỏi là khiến nhiều người trăn trở, đắn đo về tác dụng của loại đồ uống này. ThS. BS. Đới Ngọc Anh - Khoa Viêm Gan, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (Ảnh: Minh Thuý) Uống cà phê không làm chậm quá...