Những ‘búp bê bánh rán’ của lính Mỹ trong Thế chiến II
Nhiệm vụ chính của nhóm tình nguyện viên Donut Dollies chỉ là làm bánh rán cho lính Mỹ trên chiến trường, nhưng yêu cầu đối với họ khá gắt gao.
Sau trận tập kích ngày 7/12/1941 của quân Nhật vào Trân Châu Cảng, Hội Chữ thập Đỏ Mỹ đã nhanh chóng huy động nguồn lực để tiếp tế cho các thương binh. Một trong những mục tiêu của công tác viện trợ là duy trì nhuệ khí cho binh sĩ, dẫn tới sự thành lập nhóm nữ tình nguyện viên Donut Dollies (Những búp bê phục vụ bánh rán).
Trên thực tế, các nữ tình nguyện viên thời chiến, những người “vừa làm bánh vừa chạy bom”, xuất hiện từ năm 1917. Tuy nhiên, hoạt động của họ hồi Thế chiến I thiếu tổ chức và không diễn ra đều đặn. Do đó, Hội Chữ thập Đỏ Mỹ quyết định tuyển một nhóm phụ nữ đặc biệt để thực hiện nhiệm vụ này.
Giới chuyên gia cho biết tiêu chuẩn của những nữ tình nguyện viên này thậm chí cao hơn quân đội. Họ phải từ 25 tuổi trở lên, đã tốt nghiệp đại học, có thư giới thiệu và vượt qua các bài kiểm tra sức khỏe. Thêm vào đó, họ cũng cần sở hữu “tính cách đặc biệt”. Chỉ 1/6 người ứng tuyển được lựa chọn.
Các tình nguyện viên của Donut Dollies làm bánh từ sáng sớm tại Anh hồi năm 1944. Ảnh: LIFE Picture Collection.
Sau khi gia nhập nhóm Donut Dollies, các nữ tình nguyện viên được tiêm chủng, cấp đồng phục Hội Chữ thập Đỏ, trải qua vài tuần đào tạo cơ bản về lịch sử, chính sách, các quy định của cả Hội Chữ thập Đỏ và quân đội Mỹ. Họ còn phải chấp hành những quy tắc đặc biệt về ngoại hình, như không đeo hoa tai, phụ kiện cho tóc, không sơn móng tay sặc sỡ hoặc lạm dụng mỹ phẩm.
Sau khi hoàn thành khóa huấn luyện, các thành viên Donut Dollies được đưa ra nước ngoài, nơi họ thường vận hành một “câu lạc bộ di động”. Đây là những chiếc xe buýt màu xanh lá cây, có sẵn nguyên liệu và dụng cụ để các nữ tình nguyện viên làm bánh rán ngay tại chỗ cho những binh sĩ đói bụng, mang lại “hương vị quê nhà” nơi đất khách. Xe có thể di chuyển đến những căn cứ xa xôi hay doanh trại trên chiến trường.
Trong Thế chiến II, tập đoàn Doughnut của Mỹ đã cho Hội Chữ thập đỏ mượn 468 máy làm bánh rán. Mỗi máy có thể làm hơn 480 chiếc bánh trong một giờ. Tuy nhiên, những chiếc máy này dường như không đủ hiệu quả trong thời kỳ chiến tranh khốc liệt, khi không kịp đáp ứng nhu cầu lớn của quân đội.
Video đang HOT
“Hôm kia, mọi người đã dành trọn một ngày để làm bánh”, Clara Schannep Jensen, một tình nguyện viên của Donut Dollies, viết trong bức thư gửi về gia đình, thêm rằng cô được đối xử khá tốt.
Cuối cùng, Hội Chữ thập Đỏ buộc phải mở vài tiệm bánh để dự trữ bánh cho các “câu lạc bộ di động”. Theo một báo cáo vào cuối năm 1944, tổng cộng 205 phụ nữ đã phục vụ hơn 4,6 triệu bánh rán cho binh sĩ Mỹ tại Anh.
“Con đang làm một công việc khá trách nhiệm và cảm thấy vui khi họ đánh giá con có thể đảm đương được nhiệm vụ đó”, Jensen viết trong một bức thư khác cho gia đình.
Ngoài bánh rán, những chiếc xe buýt xanh còn có thuốc lá, kẹo cao su, tạp chí và báo, tạo thêm cảm giác thân thuộc cho những binh sĩ nhớ nhà. Lính Mỹ cũng không thể thường xuyên đến các câu lạc bộ giải trí trong thành phố, nên xe buýt còn trang bị loa để mở nhạc thật to.
Ngay cả khi cảm thấy mệt mỏi, các nữ tình nguyện viên vẫn sẵn sàng mang đến nụ cười cho binh sĩ. “Với tư cách thành viên của Donut Dollies, công việc của chúng tôi là nâng cao tinh thần cho các binh sĩ. Nói thì dễ hơn làm. Chúng tôi mang theo một chút hương vị quê nhà, lắng nghe họ, chơi game cùng và mở nhạc cho họ”, Jeanne Christie, một tình nguyện viên, cho hay.
Tuy nhiên, Christie thừa nhận vẫn có những mặt trái. “Đây không phải công việc dễ dàng. Một số người nghĩ chúng tôi chỉ ra đó để đùa giỡn với đàn ông. Chúng tôi luôn là người sai và chịu tiếng xấu”, nữ tình nguyện viên nói. Ngoài áp lực phải động viên tinh thần quân đội, nhóm Donut Dollies còn đối mặt nguy hiểm về tính mạng giữa bom đạn chiến tranh và những biến cố khó lường.
Nhiều ý kiến cho rằng các nữ tình nguyện viên của Donut Dollies xứng đáng được thừa nhận công lao tương tự quân đội. Trong khi quân y giúp điều trị vết thương trên cơ thể thương binh, Donut Dollies lại xoa dịu tổn thương tâm lý cho họ.
Rất lâu trước khi khái niệm rối loạn căng thẳng sau sang chấn (PTSD) được chấp nhận rộng rãi, các nữ tình nguyện viên đã đồng hành, lắng nghe, cố gắng thấu hiểu và ủng hộ những người lính trên chiến trường.
Chiến dịch Mỹ báo thù đô đốc Nhật chỉ huy trận Trân Châu Cảng
Bất chấp thất bại trong trận Midway năm 1942, Nhật vẫn kiên quyết không đầu hàng, thúc đẩy Mỹ lên kế hoạch hạ sát đô đốc Isoroku Yamamoto.
Yamamoto, đô đốc nổi tiếng nhất của hải quân Nhật khi đó, là người chỉ huy cuộc tập kích bất ngờ vào căn cứ Mỹ ở Trân Châu Cảng hồi tháng 12/1941. Chỉ trong hai giờ, đợt tấn công đã phá hủy 4 tàu chiến, gần 190 phi cơ, khiến hơn 2.000 lính Mỹ thiệt mạng và khoảng 1.200 người bị thương. Trận đánh này được coi là "nỗi nhục" với Mỹ và dẫn tới quyết định tham gia Thế chiến II.
Yamamoto được đánh giá là một người tài năng và vô cùng thông minh, nhận được sự tôn trọng từ cả hai bên chiến tuyến. Trước chiến tranh, ông đã sống vài năm tại Mỹ và học ở Đại học Harvard, nên từng phản đối cuộc chiến với nước này, thậm chí là việc gia nhập Hiệp ước Ba bên với Đức và Italy, hình thành nên phe Trục.
Mục tiêu của Yamamoto chỉ là một lòng phụng sự đất nước. Dù nhận thức được rằng Nhật đã lựa chọn con đường sai lầm, đô đốc này vẫn hỗ trợ tổ quốc hết sức có thể.
Đô đốc Isoroku Yamamoto của hải quân Nhật Bản trong Thế chiến II. Ảnh: Dan Hampton.
"Trong 6-12 tháng đầu tiên của cuộc chiến với Mỹ và Anh, tôi sẽ hành động quyết liệt và lần lượt giành chiến thắng. Nhưng nếu chiến tranh vẫn tiếp diễn sau đó, tôi không kỳ vọng vào thành công", Yamamoto nói trong một cuộc họp với nội các Nhật, điều sau này trở thành hiện thực với thất bại nặng nề của hải quân Nhật trong trận Midway, sự kiện định đoạt mặt trận Thái Bình Dương.
Ngày 14/4/1943, các chuyên gia mật mã Mỹ đã thu thập và giải mã được một bức điện về kế hoạch thị sát của Yamamoto tại Quần đảo Solomon. Bức điện chứa nhiều thông tin chi tiết, như thời gian khởi hành, địa điểm, tuyến đường bay chính xác, thậm chí cả số lượng và loại máy bay được triển khai làm nhiệm vụ này, tạo thời cơ cho Mỹ hạ sát đô đốc Nhật.
Tổng thống Mỹ Franklin Roosevelt khi đó tỏ ra dứt khoát và không suy tính gì thêm sau khi nghe về Chiến dịch Báo thù. Kế hoạch được tất cả thành viên trong bộ máy lãnh đạo Mỹ phê chuẩn chỉ trong vòng ba ngày, thuộc loại nhiệm vụ tuyệt mật và khẩn cấp.
Tiêm kích P-38 Lightning (Tia chớp), một trong những loại chiến đấu cơ hiệu quả nhất thế giới, được lựa chọn thực hiện chiến dịch nhờ khả năng bay đường xa vượt trội hơn bất kỳ máy bay nào khác trong kho vũ khí của Mỹ. Phi đội gồm 18 chiếc P-38 chỉ biết họ được giao nhiệm vụ "đánh chặn một quan chức cấp cao" của Nhật. Trong mỗi tốp 4 tiêm kích sẽ có một chiếc nhận trách nhiệm "tiêu diệt", số còn lại yểm trợ cho tiêm kích tấn công.
Các sĩ quan tham mưu Mỹ đặt ra khả năng máy bay chở Yamamoto di chuyển theo đường thẳng từ Rabaul, Papua New Guinea, đến sân bay Balalae trên quần đảo Solomon, dài khoảng 507 km. Dựa vào đó, Washington phải dự đoán thời gian và vị trí đụng độ, đồng thời hy vọng các phi công Nhật không trì hoãn chuyến bay hoặc thay đổi tuyến đường.
Tướng John Mitchell, chỉ huy Chiến dịch Báo thù, tính toán rằng vụ đánh chặn sẽ xảy ra vào 9h35 sáng 18/4/1943, vài phút trước khi máy bay chở Yamamoto hạ cánh xuống Balalae.
7h hôm đó, chỉ có 16 tiêm kích P-38 cất cánh từ sân bay Kukum Field trên đảo Guadalcanal thuộc quần đảo Solomon, do hai chiếc gặp trục trặc. Thêm vào đó, phi đội phải tránh radar và vùng biển địch kiểm soát bằng cách bay thấp, ở độ cao hơn 12 m so với mực nước biển, hoàn toàn không trao đổi qua sóng vô tuyến suốt chặng đường dài 640 km.
Lực lượng Mỹ đã gặp may mắn khi mọi thứ diễn biến theo đúng dự tính ban đầu, không bên nào thay đổi kế hoạch. Trận không chiến bắt đầu lúc 9h34 gần đảo Bouganville thuộc Papua New Guinea. Các phi công Mỹ phát hiện hai oanh tạc cơ Mitsubishi G4M của Nhật được 6 tiêm kích Mitsubishi A6M Zero hộ tống.
Vị trí máy bay chở Đô đốc Yamamoto bị bắn hạ. Đồ họa: Google.
Trung úy Rex Barber của Mỹ là người khai hỏa vào oanh tạc cơ đầu tiên, bắn trúng động cơ bên phải khiến máy bay bốc cháy và rơi xuống rừng. Đây chính là phi cơ chở đô đốc Yamamoto. Oanh tạc cơ thứ hai chở phó đô đốc Matome Ugaki của Nhật cũng bị trung tá Besby Holmes bắn hạ và lao xuống biển.
Ugaki được giải cứu và sống sót, nhưng Yamamoto thì không. Đô đốc nổi tiếng của Nhật trúng hai phát đạn và tử vong trước khi máy bay rơi xuống. Thi thể ông được tìm thấy vào hôm sau, hỏa táng rồi gửi về Tokyo trên thiết giáp hạm Musashi, con tàu cuối cùng mà Yamamoto làm chỉ huy.
Một tháng sau, người dân Nhật được thông báo về cái chết của Yamamoto, mất mát được cho là to lớn với nước này. Ngược lại, tinh thần của người Mỹ dâng cao nhờ Chiến dịch Báo thù, khi một trong những kẻ thù nguy hiểm nhất của họ đã bị loại bỏ.
Những chiến dịch tập kích của Nhật ở Thái Bình Dương năm 1941 Ngoài trận tập kích Trân Châu Cảng, Nhật còn tiến hành hàng loạt chiến dịch song song, gây thiệt hại nặng cho quân Đồng minh ở Thái Bình Dương. Những đòn cấm vận nặng nề của Mỹ nhằm vào Nhật Bản đầu Thế chiến II khiến nước này tìm cách giáng đòn chí mạng vào Washington và đồng minh để trả đũa. Họ...