Những bước phát triển công nghệ quân sự của Triều Tiên
Nâng cấp thành công bãi phóng tên lửa, đẩy mạnh chế tạo nguyên liệu sản xuất bom nguyên tử và phát triển vũ khí mới là những bước tiến trong lĩnh vực quân sự mà Triều Tiên đạt được trong hai năm qua.
Triều Tiên là một đất nước với nhiều điều bí ẩn bởi những nguồn thông tin chính thống về nó vô cùng hạn chế. Quân sự lại là một vấn đề nhạy cảm, vì thế những gì thế giới biết về thực hư sức mạnh của Bình Nhưỡng đến nay đa phần vẫn là phỏng đoán. Tuy nhiên vẫn có những dấu hiệu để phân tích về thực lực quốc phòng của nước này, mà hai nhà nghiên cứu Joel S.Wit và Jenny Town thuộc Đại học Johns Hopskin, chỉ ra trên Foreign Policy.
Nâng cấp thành công bãi phóng tên lửa chính
Quá trình xây dựng bãi phóng tên lửa tầm xa khởi động tháng 12/2012 của Bình Nhưỡng dường như đã kết thúc. Đây là một dự án trọng điểm nhằm cải tiến bệ phóng và giàn đặt tên lửa, giúp Triều Tiên có thể khai hỏa những quả tên lửa có chiều cao lên đến 50 mét và với cự ly xa hơn.
Tuy nhiên, một vụ phóng thử như vậy dường như sẽ chưa xuất hiện trong thời gian tới bởi loại tên lửa mới vẫn đang trong giai đoạn nghiên cứu và phát triển. Nhưng những tên lửa cũ từng được thử nghiệm vào năm 2012 có vẻ đã sẵn sàng hoạt động, chỉ chờ lệnh của lãnh đạo trẻ tuổi Kim Jong-un.
Tăng cường sản xuất vật liệu phân hạch cho kho dự trữ vũ khí hạt nhân
Khu làm giàu uranium tại Yongbyon. Ảnh: Digital Globe
Video đang HOT
Bình Nhưỡng có vẻ đang bước vào giai đoạn kết thúc một dự án xây dựng quan trọng nhằm tăng gấp đôi quy mô nhà máy làm giàu uranium tại khu liên hợp nghiên cứu hạt nhân Yongbyon.
Kết quả của dự án này là những trang thiết bị, dùng để sản xuất nguyên liệu chế tạo bom nguyên tử, trong tương lai có thể cho ra một lượng vật chất phân hạch nhiều gấp hai lần.
Theo ảnh chụp từ vệ tinh, có dấu hiệu cho thấy Triều Tiên dường như đang lắp đặt máy ly tâm mới. Các thùng gỗ và hộp chuyên dụng cũng được phát hiện nằm rải rác xung quanh cơ sở Yongbyon.
Chuyên gia về nguyên tử David Albright nhận định khả năng sản xuất uranium tăng cao có thể giúp Triều Tiên xây dựng được kho vũ khí hạt nhân lớn hơn nhiều so với trước đây. Các nhà phân tích tin rằng kho hiện tại của Bình Nhưỡng chỉ sở hữu không quá 10 đơn vị vũ khí.
Tiến trình phát triển tên lửa liên lục địa đạt bước tiến mới
Nơi diễn ra cuộc thử nghiệm động cơ cho tên lửa đạn đạo liên lục địa KN-08. Ảnh: Airbus DS
Bình Nhưỡng nhiều khả năng vẫn đang nhích dần từng bước trong việc phát triển tên lửa liên lục địa. Trong suốt hai năm qua, Triều Tiên được cho là đang tích cực tiến hành thử nghiệm một loạt động cơ cho loại tên lửa đáng gờm mà chuyên gia tình báo phương Tây gọi là KN-08. Loại tên lửa liên lục địa này thậm chí có thể vươn tới Mỹ.
Hồi tháng 8, vệ tinh nhân tạo đã thu được nhiều hình ảnh hiện trường sau một vụ thử động cơ tên lửa tại khu Sohae thuộc Bình Nhưỡng. Thảm thực vật xung quanh bị cháy, xuất hiện cấu trúc nghi là bệ phóng nơi động cơ được đặt thẳng đứng và sự hiện diện của phần thân tên lửa KN-08 là những dấu hiệu cho thấy có lẽ một cuộc thử nghiệm đã diễn ra.
Bình Nhưỡng vẫn cần trải qua một chặng đường khá dài trước khi có thể sản xuất một tên lửa liên lục địa thật sự. Sau thử động cơ, Triều Tiên cũng phải tiến hành cuộc thử nghiệm phóng tên lửa KN-08 đầy đủ. Mỗi bước được hoàn thành, Bình Nhưỡng sẽ tiến gần hơn tới việc chạm tay vào loại vũ khí hiện đại này.
Hoàn thiện công nghệ sản xuất nhiên liệu rắn cho tên lửa
Hàng loạt vụ thử tên lửa đạn đạo tầm ngắn diễn ra suốt hè năm 2014 có thể là dấu hiệu cho thấy Triều Tiên đang có những bước tiến trong việc sản xuất nhiên liệu rắn dùng cho tên lửa. Với nhiên liệu lỏng, tên lửa của Bình Nhưỡng cần đứng im một chỗ nhiều giờ liền để nạp đầy năng lượng trước khi sẵn sàng hoạt động. Đây là một nhược điểm chí mạng khiến chúng trở nên dễ bị tấn công và phá hủy. Trái lại, dùng nhiên liệu rắn giúp rút ngắn thời gian nạp đầy năng lượng từ đó việc triển khai và phóng tên lửa sẽ linh động và dễ dàng hơn. Công nghệ mới này có thể được dùng cho thế hệ vũ khí tầm xa tiếp theo của Bình Nhưỡng.
Phát triển sản xuất molybdenum
Hình ảnh từ vệ tinh của nhà máy sản xuất Molybdenum hôm 2/7, một tháng trước khi hoạt động. Ảnh: Digital Globe
Molybdenum là một hợp chất quan trọng trong luyện kim hiện đại và sản xuất công nghiệp công nghệ cao. Bên cạnh đó, nó còn là thành phần không thể thiếu để chế tạo vũ khí hủy diệt hàng loạt, tên lửa đạn đạo cũng như lớp giáp bảo vệ chắc chắn cho các phương tiện quân sự và pháo binh.
Ngành sản xuất molybdenum toàn cầu phát triển với tốc độ chóng mặt trong thập kỷ vừa qua khiến giá nguyên liệu tăng tới 500%. Điều này khiến trữ lượng 56.000 tấn molybdenum của Triều Tiên trở nên vô cùng quý giá. Việc Bình Nhưỡng hoàn thành nhà máy sản xuất tại mỏ Thanh Niên Mùng 5 Tháng 3, rộng hơn 10 triệu mét vuông, gần biên giới Trung Quốc, là biểu hiện cho thấy Triều Tiên đang đẩy nhanh quá trình sản xuất hợp chất giá trị này.
Molybdenum cũng góp phần không nhỏ thắt chặt mối quan hệ kinh tế giữa Triều Tiên và Trung Quốc. Bình Nhưỡng xuất khẩu phần lớn molybdenum sang Bắc Kinh và thu về lượng ngoại tệ đáng kể, trong khi đó Trung Quốc vẫn giữ được vai trò chủ đạo trong việc kiểm soát giá cả nguyên liệu trên toàn thế giới.
Theo VnExpress
Nga sắp phóng hệ thống vệ tinh cảnh báo tấn công tên lửa mới
Những vệ tinh đầu tiên từ nhóm vệ tinh quỹ đạo tương lai của hệ thống cảnh báo sớm về cuộc tấn công tên lửa sẽ được phóng lên không gian vào năm tới, đó là thông báo của ông Sergei Boev, Tổng Giám đốc kiêm Tổng công trình sư hệ thống của "Viện Kỹ thuật vô tuyến điện tử mang tên Mints".
Sân bay vũ trụ Baikonur, nơi phóng các hệ thống vệ tinh của Nga. Ảnh NASA/Bill Ingalls
Hiện giờ Nga đang thiết kế hệ thống không gian duy nhất có chức năng cảnh báo sớm về các cuộc tấn công tên lửa.
Tuy nhiên, ông Sergei Boev không nói rõ sẽ có bao nhiêu vệ tinh trong nhóm hệ thống cảnh báo tấn công tên lửa tương lai này, theo thông tin từ TASS.
Theo Bizlive
Tàu vũ trụ Ấn Độ vào quỹ đạo sao Hỏa thành công Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi hôm nay thông báo, tàu vũ trụ Mangalyaan của nước này đã thành công trong việc đi vào quỹ đạo quanh sao Hỏa trong lần đầu tiên thực hiện nỗ lực này. Tàu Mangalyaan đã vào quỹ đạo sao Hỏa hôm nay sau khi được phóng lên hồi tháng 11/2013. Với thành công trên, Ấn Độ đã...