Những bức tranh sống mãi với thời gian
Ở Việt Nam, tranh cổ động gắn liền với cuộc đấu tranh giải phóng và bảo vệ độc lập dân tộc. Những bức tranh đầu tiên ra đời trong bão táp cách mạng với sự góp mặt của thế hệ họa sĩ yêu nước, tiêu biểu là Nguyễn Đỗ Cung, Tô Ngọc Vân, Lương Xuân Nhị…
Cùng với báo chí và truyền đơn, tranh cổ động đã kịp thời truyền đạt các nhiệm vụ cách mạng, trở thành vũ khí sắc bén, có tác động mạnh mẽ đến tư tưởng, tình cảm và hành động của đông đảo quần chúng nhân dân.
Về cơ bản, nghệ thuật tranh apphich, cổ động thời kỳ này thể hiện qua các hình thức như: tranh vẽ theo lối dân gian, tranh liên hoàn kể chuyện, tranh có tính chất minh họa, tranh ký họa ghi chép…
Những bức tranh cổ động, apphich qua các thời kỳ đã được một số cửa hàng lưu lại và nhân bản ra để làm quà tặng cho khách du lịch ghé thăm Việt Nam.
Những bức tranh cổ động quen thuộc trên đường phố:
Video đang HOT
P.Hải
Theo VNN
Chuyện nhà sưu tập tranh cổ động Triều Tiên bị nghi là gián điệp
Theo The Guardian, nhà sưu tập tem đầy nhiệt huyết Willem van der Bijl hiện đang là người sở hữu bộ sưu tập các áp phích tuyên truyền của Triều Tiên lớn nhấtở nước ngoài - một "ân huệ" tình cờ "tìm đến" khi ông gặp rắc rối với luật pháp nước này.
Van der Bij sở hữu hơn 1,000 tranh cổ động, mỗi tác phẩm tái hiện một phần lịch sử Triều Tiên. (Ảnh: Wilem van der Bijl/University of Leiden)
"Tình yêu của tôi đối với Triều Tiên bắt đầu bởi sở thích và cũng là chuyên môn của tôi: tem bưu chính", công dân Hà Lan, người đến thăm CHDCND Triều Tiên lần đầu tiên vào năm 1998 theo lời mời của Tổng công ty tem Triều Tiên, cho biết.
Kể từ đó, ông tiếp tục thực hiện nhiều chuyến công tác đến đó như là một nhà sưu tập tem, đi khắp chiều dài đất nước, lùng sực các tài liệu lưu trữ tranh cổ động và làm việc trên các bộ sưu tập tem nổi tiếng là khó hoàn thành.
Willem chia sẻ với tờ Diplomat rằng ông thậm chí còn thành lập một chi nhánh kinh doanh mua bán nhỏ trong một căn phòng khách sạn ở thủ đô Bình Nhưỡng. Các đồng nghiệp địa phương sẽ thu gom các áp phích tuyên truyền và tem, còn ông sẽ viếng thăm hai lần một năm để chọn ra những cái tốt nhất cho xuất khẩu.
Bằng cách này, ông đã xây dựng thành công một bộ sưu tập hơn 1.000 áp phích, với một số tác phẩm được chọn để trưng bày tại Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại ở Seoul vào tháng 7 này.
Các công dân Triều Tiên đang được hướng dẫn về quy trình bỏ phiếu. (Ảnh: Wilem van der Bijl/University of Leiden)
Giống như hầu hết các du khách nước ngoài đến Triều Tiên, Van der Bijl luôn chịu sự giám sát chặt chẽ của nhà nước. Nhưng trong chuyến đi thứ 24 và cũng là cuối cùng của ông đến đây năm 2010, điều gì đó đã làm dấy lên sự ngờ vực từ chính quyền Kim Jong-un và ông bị bắt về tội gián điệp.
Trong một loạt các cuộc phỏng vấn sau khi ông được thả, ông đã mô tả lại hai tuần thẩm vấn khắc nghiệt, với những bữa ăn chỉ toàn cơm trắng và bị đe dọa 15 năm tù giam. Cuối cùng, ông bị buộc ký vào biên bản cam kết trước khi được thả về quê nhà Hà Lan.
Ông không bao giờ được biết các lý do mình bị bắt nhưng hiện tại ông xem nó như là "hệ quả của sự đa nghi quá đáng của các mật vụ Triều Tiên". Sự việc xảy ra khiến Van không thể tiếp xúc với bất cứ ai [ở Triều Tiên] thêm một lần nào nữa", ông nói. Điều này cũng gây ra trở ngại trong việc phát triển các bộ sưu tập poster của mình.
Lịch sử mỹ thuật
"Điện năng là nguồn lực của sự phát triển công nghiệp'"nên hãy sử dụng thật hiệu quả. (Ảnh: Wilem van der Bijl/University of Leiden)
Những tác phẩm mà Willem đã cất công thu thập hiện đang được số hóa và ghi chép bởi các học giả tại Đại học Leiden, những người xem chúng như phần quan trọng của câu đố về lịch sử mỹ thuật của Triều Tiên.
"Những hình ảnh vô cùng phong phú vì chúng gián tiếp nói lên rất nhiều về cuộc sống hàng ngày ở Triều Tiên", Giáo sư Koen de Ceuster, người dẫn dắt dự án phát biểu.
"Cũng từ quan điểm về lịch sử nghệ thuật, như là một phần của văn hóa tranh cổ động, bộ sưu tập này thật sự thú vị và độc đáo về chiều sâu niên đại" ông nói thêm.
Trong khi các áp phích được các khán giả quốc tế thưởng lãm như các tạo tác văn hóa, chúng thực tế là những tài nguyên lao động của Triều Tiên - được sử dụng để ban hành nghị định, hướng dẫn mọi người cách bỏ phiếu và nhắn gửi các thông điệp đến người dân. Đây là lý do tại sao chế độ hiếm khi cho phép các áp phích rời khỏi biên giới quốc gia, Van der Bijl cho biết.
"Hãy cho thêm nhiều dầu ăn"
Hãy cho thêm nhiều dầu ăn" và sống khỏe hơn, chất lượng hơn. (Ảnh:Wilem van der Bijl/University of Leiden)
Ceuster là đặc biệt quan tâm đến những khẩu hiệu mà những poster này thể hiện. "Chúng không hề được sáng tác ngẫu nhiên, nhưng luôn luôn liên quan đến một chiến dịch rất cụ thể nhằm cho người dân biết đến thông điệp chính trị quan trọng ở một thời điểm."
Có một poster ra đời vào năm 1955, ở thời điểm chiến tranh vừa kết thúc và nguồn cung điện năng còn khan hiếm, nhằm khuyến khích người dân "tiết kiệm đến từng watt điện và sử dụng nó cho sản xuất và xây dựng!"
Trong chiến dịch thúc đẩy từ năm 1979, một áp phích đưa ra khẩu hiệu "Hãy cho thêm nhiều dầu ăn" - cùng với hình ảnh của một công nhân nhà máy mỉm cười giới thiệu các sản phẩm được làm từ đậu nành, hạt cải dầu và dầu óc chó. Ceuster liên kết hình ảnh này với ý tưởng của nhà nước Triều Tiên nhằm thúc đẩy một chế độ ăn tốt hơn đối với người dân trong nước.
Bộ sưu tập mà Van de Bijl "trình làng" với những phóng viên của tờ Guardian chứa đựng những sáng tác tuyên truyền đích thực, nhằm tôn kính sức mạnh của Bắc Triều Tiên: từ những bức ảnh mạnh mẽ của quân đội Bắc Triều Tiên cùng với những "lời răn" của gia đình họ Kim. Một tác phẩm xuất bản năm 2000 kỷ niệm về những chia sẻ của Kim Jong-il đến nhân dân sau Tháng ba Gian khổ - nạn đói xảy ra năm 1990 làm một triệu người chết trên khắp đất nước.
An ninh lương thực đã trở thành một "nhiệm vụ cấp bách", Ceuster cho biết, với tấm poster đặc biệt này - "Hãy cải thiện đất đai, với một tâm thế mạnh dạn và cởi mở".
Bắt giữ
"Hãy cải thiện đất đai, với một tâm thế mạnh dạn và cởi mở", một khẩu hiệu hưởng ứng những lời phát biểu của nhà lãnh đạo Kim Jong-il sau nạn đói 1990. (Ảnh: Wilem van der Bijl/University of Leiden)
Trong khi hầu hết những người phương Tây du lịch đến Triều Tiên làm vậy mà không có sự cố gì, cũng có một vài vụ bắt giữ gây chú ý trong những năm gần đây, bao gồm Matthew Miller, một công dân Mỹ, và Kenneth Bae, một nhà truyền giáo người Mỹ bị kết án 15 năm lao động khổ sai bởi "các hoạt động mờ ám chống lại chính phủ Triều Tiên".
Cả hai đã được tha bổng vào năm ngoái sau khi có sự can thiệp của chính phủ Mỹ, nhưng họ đã phải diễu hành trên truyền hình nhà nước Triều Tiên, một động thái bị chính quyền Obama lên án chẳng khác gì "cầm tù chính trị".
Năm 2009 nhà báo Mỹ Laura Ling và Euna Lee bị kết án 12 năm lao động khổ sao trước khi cựu tổng thống Bill Clinton can thiệp cho họ được tự do. Trong một cuộc phỏng vấn với NK News, Van der Bijl cho biết ông tin rằng mình đã bị giam trong cùng tòa nhà với hai người đó.
Dù đã có những trải nghiệm không hề dễ chịu tại đây nhưng với Van der Bijl, Triều Tiên sẽ luôn luôn có một vị trí đặc biệt trong ông: "Hầu hết những người đã đến thăm CHDCND Triều Tiên cảm thấy như vậy đã là một trải nghiệm thật đặc biệt," ông nói, nhưng chính "sự tiếp xúc thường xuyên của tôi với nhiều người dân địa phương đã làm cho tôi khó thể quên được đất nước không bình thường này. ".
Theo Vương Cường
Pháp luật TPHCM
CNN ấn tượng với tranh cổ động thời chiến của Việt Nam CNN (Mỹ) mới đăng tải một số bức tranh cổ động thời chiến của Việt Nam giai đoạn 1954 - 1975. Trong chiến tranh chống kẻ thù xâm lược giai đoạn năm 1954 - 1975, các họa sĩ miền Bắc Việt Nam đã đóng vai trò quan trọng trong việc truyền tải thông điệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với các...