Những bức ảnh gây chấn động thế giới
Ảnh “người đàn ông rơi” thể hiện sự kinh hoàng của vụ khủng bố 11/9 hay cảnh bé gái bò về phía trại cứu trợ khi kền kền trực chờ ăn thịt em đã lột tả nạn đói tại Sudan.
Nhiếp ảnh gia Joe Rosenthal chụp cảnh binh sĩ Mỹ kéo cờ tại Iwo Jima, Nhật Bản trong Thế chiến II. Bức ảnh mang lại giải thưởng báo chí danh giá Pulitzer cho tác giả. Ảnh: AP
Bức ảnh “ Em bé napalm” do phóng viên ảnh Nick Ut của hãng tin AP đã gây chấn động thế giới. Trong hình, cô bé Phan Thị Kim Phúc, 9 tuổi, hoảng sợ chạy đi tránh bom napalm của Mỹ tại Trảng Bàng, Tây Ninh, Việt Nam ngày 6/8/1972. Bức ảnh đã trở thành biểu tượng cho sự độc ác và tàn bạo của quân đội Mỹ trong chiến tranh tại Việt Nam. Ảnh: AP
Richard Drew ghi khoảnh khắc ấn tượng khi một người đàn ông lao khỏi Trung tâm Thương Mại Thế giới (WTC) tại New York (Mỹ) sau vụ khủng bố ngày 11/9/2001. Theo ước tính, khoảng 200 người đã ngã hoặc nhảy từ trên nóc tòa nhà WTC xuống đất sau khi 2 máy bay do những kẻ khủng bố khống chế đâm vào các tòa tháp. Cho tới nay, danh tính “người đàn ông rơi” trong bức ảnh của Richard vẫn là bí ẩn. Ảnh: AP
Nụ hôn của chàng lính Hải quân Mỹ với cô gái tại quảng trường Thời đại đã trở thành biểu tượng của sự sum họp sau Thế chiến II. Tác giả Alfred Eisenstaedt chụp khoảnh khắc này vào ngày Phát xít Nhật đầu hàng. Ảnh: AP
Bức ảnh của nhà báo Shannon Hicks ghi lại thời điểm cảnh sát hộ tống học sinh ra khỏi trường tiểu học Sandy Hook tại khu Newtown, bang Connecticut, sau vụ xả súng đẫm máu ngày 14/12/2012. Theo chia sẻ của Hicks, anh chụp bức ảnh này vì nghĩ rằng “đó là một khoảnh khắc quan trọng”. Bức hình sau đó xuất hiện trên trang nhất của nhiều tờ báo, tạp chí quốc tế. Ảnh: CNN
Ngày 6/5/1937, Sam Shere ghi lại cảnh tượng khinh khí cầu nổi tiếng LZ 129 Hindenburg bốc cháy và lao xuống đất tại bang New Jersey, Mỹ, trong chuyến bay khởi hành từ Frankfurt, Đức. Tai nạn đã khiến 36 người chết và làm tiêu tan niềm tin của công chúng với những chiếc khí cầu khổng lồ, đồng thời chính thức đánh dấu sự kết thúc của kỷ nguyên hàng không khí cầu. Ảnh: CNN
Video đang HOT
Nhiếp ảnh gia Robert H.Jackson ghi khoảnh khắc Lee Harvey Oswald, nghi phạm số 1của vụ ám sát cựu Tổng thống Mỹ John F. Kennedy, bị bắn chết dưới họng súng của Jack Ruby khi cảnh sát dẫn độ y từ thành phố Dallas, năm 1963. Robert giành giải báo chí danh giá Pulitzer nhờ bức ảnh này. Ảnh: AP
Năm 1993, khi nạn đói hoành hành tại Sudan, Kevin Carter chụp cảnh một bé gái đang cố bò về phía trại cứu trợ, trong khi phía sau em, một con kền kền chờ đứa trẻ chết đói để ăn thịt. Bức ảnh mang lại danh tiếng cho Kevin nhưng cũng khiến anh hứng chịu nhiều chỉ trích. Ảnh: CNN
Cảnh một người đàn ông bảo vệ bé Elian Gonalez, 6 tuổi, trước cuộc đột kích của cảnh sát liên bang Mỹ tại một căn hộ ở thành phố Miami, năm 2000. Gonalez đã chứng kiến cảnh mẹ của em chết đuối sau khi thuyền lật úp trong hành trình tị nạn từ Cuba tới Mỹ. Theo luật quốc tế, chính quyền Mỹ đã trao trả bé trai về với cha của em tại Cuba. Bức ảnh của Alan Diaz đã giành giải báo chí Pulitzer. Ảnh: CNN
Dorothea Lange chụp cảnh một bà mẹ cùng những đứa con đang mệt mỏi và đói năm 1936. Bức ảnh trở thành biểu tượng của Cuộc đại suy thoái trong thế kỷ 20. Ảnh: CNN
Bức ảnh của nhà báo Charles Porter ghi cảnh lính cứu hỏa Chris Fields bế bé Bayblee Almon, một tuổi, tại hiện trường của vụ đánh bom khủng bố tòa nhà liên bang Alfred P. Murrah ở thành phố Oklahoma ngày 19/4/1995. Ảnh: CNN
Theo Tri Thức
Những dấu vết đặc biệt trên xe tăng 390
Xe tăng 390 cùng với xe tăng 843, "chứng nhân lịch sử" của Chiến thắng vĩ đại ngày 30-4-1975 đã được công nhận là bảo vật quốc gia.
Bên cạnh chiến công húc đổ cổng chính Dinh Độc Lập trong ngày 30-4-1975, xe tăng 390 đã đi một cung đường rất dài theo hình đất nước.
Trước đó, ngày 4-12-1971, nằm trong đội hình chiến đấu của Trung đoàn 203, xe tăng 390 hành quân từ Vĩnh Phúc, vượt Trường Sơn vào chiến đấu tại chiến trường Trị Thiên khốc liệt.
Ngày 15-5-1975, kíp xe 390 có vinh dự được xếp hàng đầu trong Lễ duyệt binh mừng chiến thắng tại TP Sài Gòn.
Năm 1978, xe 390 lại hòa mình vào cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam và làm nhiệm vụ quốc tế trên nước bạn Cam-pu-chia.
Đến năm 1979, xe tăng 390 nhận lệnh lên tàu thủy, vượt biển ra Bắc và tiếp tục chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc.
Có thể nói, trong cuộc kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc, xe tăng 390 luôn có mặt ở tuyến đầu, luôn ở mũi đột kích, liên tiếp lập nên những chiến công như huyền thoại.
Trải qua nhiều chiến dịch khốc liệt, xe tăng 390 dính không ít "vết thương" trên "cơ thể" cùng những bí mật riêng mà chỉ những chiến sĩ đã gắn bó máu thịt, từng kề vai sát cánh chiến đấu cùng nó mới biết.
Năm 1999, khi đến Bảo tàng Lực lượng Tăng-Thiết giáp thăm lại xe tăng 390, các cựu chiến binh Vũ Đăng Toàn, Ngô Sĩ Nguyên, Lê Văn Phượng và Nguyễn Văn Tập đã "bị" cán bộ, nhân viên Bảo tàng "kiểm tra":
"Các bác có khẳng định đây chính là chiếc xe đã cùng các bác húc đổ cổng chính Dinh Độc Lập trưa 30-4-1975 không?".
4 cựu chiến binh nói: "Sườn trái tháp pháo của xe có 2 vết lõm, sâu khoảng 1cm; phía trên mặt tháp pháo có vết lõm dài chừng gang tay. Đó là những vết lõm do xe trúng bom, pháo địch. Nếu đúng các dấu vết đó thì đúng là xe 390".
Bác Ngô Sĩ Nguyên bổ sung: "Nếu số tháp pháo được đúc nổi trên sườn trái là 61-T-73, phía trái cửa trưởng xe vẫn là dãy số khắc chìm 73776 thì đích thị là 390".
Thiếu tá Mai Thị Ngọc, Giám đốc Bảo tàng cho hay: "Khi chúng tôi mở cửa đưa các nhân chứng đến "gặp" lại chiếc xe, các bác đã òa khóc vì sung sướng.
Từng vết lõm, từng số hiệu trên xe đúng chính xác như các bác nói. Đúng là qua bao nhiêu dâu bể của chiến tranh, xe 390 vẫn được giữ gìn nguyên vẹn".
Còn bác Vũ Đình Toàn xúc động: "Những vết lõm trên xe là chứng tích của những trận đánh khốc liệt, nhất là trong trận tiến công căn cứ Nước Trong ngày 29-4-1975.
Trong trận đánh ấy, xe chúng tôi trúng rất nhiều bom, pháo địch. Trong trận này, pháo thủ số 2 Đỗ Cao Trường bị thương, vì thế đồng chí Lê Văn Phượng là Đại đội phó kỹ thuật mới lên thay trong những trận đánh diễn ra ngày 30-4-1975.
Xe 390 có thể đã thành than tro khi chúng tôi tiến đến cổng Dinh Độc Lập. Trong thời khắc ấy, xe 843 của Đại đội trưởng Bùi Quang Thận húc vào cổng phụ và bị kẹt lại, nên tôi lệnh cho đồng chí Tập húc thẳng vào cổng chính, dù biết có thể hy sinh.
Vì chúng tôi biết địch bảo vệ cổng chính bằng hệ thống điện và mìn chống tăng rất kiên cố. Nhiệm vụ của xe 390 là phải mở cửa để đại quân vào chiếm Dinh Độc Lập. Truyền thống của bộ đội Tăng-Thiết giáp là "một người, một xe cũng tiến công".
Với lịch sử và chiến công như vậy, xe tăng 390 được công nhận là "hiện vật gốc, độc bản; là hiện vật ảnh hưởng tích cực đến sự kiện trọng đại của đất nước, biểu tượng cho sức mạnh chiến thắng của dân tộc Việt Nam trong Đại thắng mùa Xuân 1975".
Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc một số hình ảnh về xe tăng 390.
Xe tăng 390 hiện được bảo quản, trưng bày tại Bảo tàng Lực lượng Tăng-Thiết giáp.
Phía trên mặt tháp pháo có vết lõm dài chừng gang tay.
Sườn trái tháp pháo của xe có 2 vết lõm, sâu khoảng 1 cm.
Xe tăng 390 và 843 thời điểm tháng 5-1975 (ảnh chụp lại).
Các cựu chiến binh thuộc kíp xe 390 ngày 30-4-1975 cùng lãnh đạo Tổng cục Chính trị, Binh chủng Tăng-Thiết giáp trong ngày lễ đón nhận danh hiệu "Bảo vật quốc gia" cho xe tăng 390.
Xe tăng 390 trong sân Dinh Độc Lập ngày 30-4-1975 (ảnh chụp lại)
Theo Trí Thức Trẻ
9 tấm ảnh cực hiếm về phi đội B-52 trong chiến tranh Việt Nam Trong chiến tranh VN, B-52 đã xuất kích 120.000 lần, ném hơn 3 triệu tấn bom. Thiệt hại do "pháo đài bay" này gây ra là không thể đo đếm nổi. Phi công lái máy bay B-52 họp nghe phổ biến công tác trước khi thực hiện nhiệm vụ. Các quả bom được kiểm tra và bảo dưỡng trước khi đưa lên máy...