Những ‘bóng hồng’ trên… nóc tàu
Trên hành trình của đoàn tàu xuyên Bắc – Nam có một xóm nghề rất đặc biệt của những phụ nữ chuyên bám lấy nóc tàu để mưu sinh.
4 giờ sáng. Khi hai con nhỏ còn say giấc, chị Lan ở xóm Kim Liên, phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng đã thức dậy hấp nóng ít bánh lọc lá, tay vội vo lon gạo bắc lên bếp để hai con nhỏ dậy có cái bỏ dạ rồi đến trường. Tôi thắc mắc sao không cho tụi nhỏ vài ngàn đồng ăn sáng, chị bảo: “So với mì thì nấu cơm ăn vẫn hơn…”. Có đi hết một chuyến tàu mưu sinh với người phụ nữ này mới biết vì sao chị lại so tính, tiết kiệm “cơm rẻ hơn mì”.
Bám đường tàu kiếm sống
Gió biển thổi vào chân đèo lạnh cóng. Mấy căn nhà nơi xóm biển Kim Liên sáng đèn. Bên trong, những phụ nữ tất tả xếp lại mớ hàng để kịp chuyến tàu. Vài bóng người lặng lẽ vội bước ra từ xóm nghèo lên cung đường ray chờ đợi.
12 giờ, nắng như đổ lửa, họ vẫn cố bám nóc tàu tiếp tục cuộc mưu sinh
5 giờ sáng. Ga Kim Liên đông nghịt người. Những khuôn mặt ngơ ngác, thiếu ngủ, tay xách tay ôm túi hàng chờ tàu. Những món hàng họ mang theo trên mỗi chuyến tàu cũng nghèo nàn, giản đơn như chính cuộc đời họ. Từ lược chải tóc đến con chim cảnh bằng đá, ít bánh lọc, vài tệp mực khô đặc sản vùng biển Nam Ô.
Bà Chung, lớn tuổi nhất trong nhóm, nói: “ Xóm nhảy tàu này hình thành cách đây cả mấy chục năm. Nhưng mấy năm nay nhiều người thấy ở đây dễ làm ăn nên kéo đến đông lắm. Đa số là lao động nghèo đang thất nghiệp, những nông dân vừa nhường đất cho dự án xây khu công nghiệp đổ về đây kiếm kế sinh nhai. Đời nhảy tàu dễ có cái ăn nhưng có lúc cũng phải đổ máu. Đối với họ chuyện bị té ngã, thậm chí gãy chân là quá đỗi bình thường”.
Chị Lan buồn bã: “Mỗi ngày may lắm thì bán được 1-2 tệp mực khô, lời được 20.000-30.000 đồng. Có hôm xui xẻo không ai mua thì về không”. Chị Lan bảo do đã lớn tuổi lại không có nghề mới ra bám đường ray chứ biết nhảy tàu là không được phép và rất nguy hiểm. Ngồi trên nóc tàu cả ngày nhiều hôm không kiếm được đồng tiền lẻ dính túi. “Năm trước tui xin làm giúp việc cho một nhà dưới phố. Họ bảo phải cam kết làm vài tháng mới cho về một lần. Thương tụi nhỏ ở nhà không ai chăm lo, học hành nên tui xin nghỉ quay về”.
Nghe tiếng còi tàu hụ. Đoàn quân tay xách nách mang vội vã chạy ra đứng sát bên đường ray chờ tàu vào. Tàu chưa dừng hẳn nhưng một nhóm phụ nữ đã nhanh chân bám chặt vào lan can nhảy lên toa tàu, nhanh nhảu chui qua ô cửa sổ trên tàu len lỏi đến từng toa mời hành khách mua hàng làm quà tặng người thân, gia đình. Tiếng rao vang hòa cùng tiếng tàu chạy xình xịch. Phút chốc còi tàu lại hụ liên hồi làm ầm ầm một góc. Bán được vài món hàng, để thoát khỏi sự kiểm soát của nhân viên bảo vệ tàu, họ leo lên nóc tàu để đi tiếp đến ga mới.
Khi tàu bắt đầu chạy lên phía đèo Hải Vân thì nhóm phụ nữ cũng bắt đầu “chuyển mình”. Tàu lên dốc lắc lư, uốn lượn rồi chạy chậm lại, tiếng phanh kêu rền giữa núi rừng rợn cả người. Những “bóng hồng” như con sóc thoăn thoắt leo xuống ô cửa, chui vào toa tranh thủ mời mọc. Trong phút chốc, họ lại lao ra leo lên nóc tàu vì thoáng thấy bóng dáng nhân viên bảo vệ. Tàu tiếp tục lăn bánh vào hầm Hải Vân, mọi người trên nóc vội cúi rạp người xuống tránh chạm trần. Bóng tối bao trùm, khói từ đầu tàu thải ra mịt mù đến ngạt thở. “Đi riết thành quen, tất cả hầm dài ngắn ra sao, thấp cao gì bọn chị đều rành cả” – một người nói.
Tàu vừa ra khỏi hầm Hải Vân, tôi rùng mình thoáng thấy cô gái tên Sẹo đang treo mình nơi khớp nối giữa hai toa tàu. Sẹo mới 19 tuổi nhưng đã có thâm niên sáu năm trong nghề nhảy tàu. Tay ôm chặt túi hàng, tay thoăn thoắt nắm lấy những thanh sắt nhỏ gắn giữa khoảng nối hai toa, Sẹo leo lên tàu.
Phía trên, nhiều người bán hàng rong thản nhiên ngồi mặc cho nóc tàu nóng như lửa đốt và không có chỗ bám víu. Phía dưới, một số phụ nữ đu bám vào hành lang tàu vẫn không hề tỏ ra sợ sệt. Giữa khớp nối hai toa, nhiều người đứng ngồi mặc cho hai toa cứ đụng vào nhau ầm ầm mỗi lần tàu phanh.
20 phút sau tàu tới ga Hải Vân giữa đỉnh đèo. Không đợi tàu dừng hẳn, Sẹo nhảy vọt xuống đất rồi chạy tới các ô cửa toa tàu. Tay bưng cao túi hàng quá đầu, miệng liên tục mời chào khách. Những cái lắc đầu nhưng Sẹo vẫn kiên trì rao. Phía trước, hai phụ nữ nhỏ thó cố nhón người lên cửa sổ mời chào khách. 10 phút sau tàu chuyển bánh, những người bán hàng rong nhanh tay đu bám vào lan can, một số nhảy lên nóc tàu, nhiều người nhảy lên ngồi phía trước đầu máy.
Video đang HOT
Không chịu nổi cái nắng, chị em ngồi co cụm bám víu vào nhau
Tới gác chắn chân đèo Hải Vân bắc, tàu chạy chậm nên nhiều người nhảy xuống, còn một số vẫn bám theo tàu ra Lăng Cô (Huế) để tiếp tục bán. Cô gái trẻ tên Châu bảo: “Mình cứ bám theo, nếu tàu dừng thì bán được một ít là ổn. Sợ nhất trên tàu bị nhân viên bắt nhảy xuống”.
Xóm “nhảy tàu”
Gọi là xóm “nhảy tàu” vì phần đông người dân ở khu vực Kim Liên này đều có người trong gia đình tham gia đội quân bán hàng rong trên tàu. Xóm chỉ có vài trăm hộ, nhưng đàn ông thì vào rừng kiếm củi, làm thuê cho các chủ thầu xây dựng, còn đàn bà, con trẻ phải bám theo tàu bán hàng mưu sinh. Cứ thế, ngày qua ngày họ gắn với toa tàu, nóc tàu như hình với bóng.
Trước đây xóm này cũng có nghề làm pháo, nhưng sau khi lệnh cấm đốt pháo được thực thi thì tất cả người dân trong xóm rơi vào cảnh thất nghiệp, không nghề ngỗng. Vì thế nam giới đi làm thuê, chặt củi trên núi Hải Vân đem ra chợ bán, còn lại phần lớn nhảy tàu bán hàng rong.
Châu, một người chuyên theo những chuyến tàu bán đá cảnh, kể gia đình khổ quá nên cô phải nghỉ học sớm. Gia đình có bốn anh em, bố phải đi làm ăn xa, mẹ bán quán chè nhỏ gần nhà, thu nhập không đủ ăn nên dù biết là nguy hiểm nhưng Châu phải cố nhảy tàu để có “đồng ra đồng vào”, đỡ phần gánh nặng cho gia đình.
Chị Phương, 45 tuổi, kể bảy năm nhảy tàu thì có hai lần chị bị nhân viên bảo vệ tịch thu hết đồ đạc, nhiều lần nhảy tàu trượt chân lăn vài vòng dưới đất, tay chân xây xát nhưng vẫn cố bám theo nghề. Không làm biết lấy gì mà sống, phải cố đến khi nào đôi chân không thể nhảy được nữa thì thôi.
Mạng sống treo… nóc tàu
Ga Lăng Cô lúc 11giờ, trời nắng như đổ lửa. Những phụ nữ đen nhẻm, mồ hồi nhễ nhại đứng hóng tàu để về lại Đà Nẵng. Chiếc tàu hàng trờ đến, họ nhanh chóng leo lên nóc. Nóc tàu nóng như rang, chị Lan cùng nhóm phụ nữ co cụm lại. Tàu lên đỉnh đèo xình xịch tiếng động cơ, khói bụi, họ bịt kín mặt nhăn nhó trước cái nắng rát bỏng.
Những phụ nữ có mặt trên nóc tàu hôm ấy đều bảo biết nhảy tàu là nguy hiểm, chỉ cần sơ sẩy một bước chân là mất mạng nhưng vì cuộc sống quá khó khăn nên đành phải làm công việc này. Đã có không ít người đánh đổi mạng sống bằng nghề nhảy tàu. Tại cung đường sắt, bà Chín (tổ 2, Kim Liên) đã bỏ mạng sau gần mười năm mưu sinh.
Mọi người kể bà Chín không con cái, 50 tuổi mà vẫn ở nhờ nhà đứa cháu gọi bằng cô. Thương cô nhưng người cháu nghèo chả giúp được gì. Ngày ngày bà bám theo chuyến tàu để kiếm miếng cơm. Nhưng không may hôm ấy trời đổ mưa, bà bị trượt chân rơi từ nóc tàu xuống.
Chị Lan, cháu ruột bà Chín, giờ nối nghiệp dì, nghẹn ngào: “Đúng ba năm trước dì tui mất ở đoạn đường này. Hôm đó, dì đi bán từ sáng sớm nhưng đến tối mịt vẫn chưa thấy về. Linh tính chuyện chẳng lành, cả nhà tui đổ đi tìm thì thấy dì nằm vắt bên đường sắt, trên tay vẫn còn cầm mấy ngàn tiền lẻ vừa bán được mớ hàng”.
Tạo điều kiện để đổi nghề
Bà Nguyễn Thị Tuyết Nga, chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ phường Hòa Hiệp Bắc (quận Liên Chiểu, Đà Nẵng), cho biết việc nhảy lên nóc các đoàn tàu để mưu sinh của một số phụ nữ ở khu vực Kim Liên là rất nguy hiểm. Vừa qua UBND phường đã mời tất cả những người này đến để lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của họ. Đa số đều có hoàn cảnh rất khó khăn. Theo thống nhất của phường, chị em nào có nguyện vọng vào buôn bán trong chợ thì phường sẽ phân lô ở chợ để tạo điều kiện làm ăn, còn người nào muốn vay vốn làm ăn thì phường cũng tạo mọi điều kiện tốt nhất.
Theo Tuổi Trẻ
'Yêng hùng xa lộ' giỡn mặt 'tử thần'
Xe tham gia cuộc đua đã được "độ" nâng phân khối lên gấp hơn 2 lần thiết kế nguyên bản. "Yêng hùng xa lộ" phải chứng tỏ "đẳng cấp" khi đua đêm bằng cách tháo đèn chiếu sáng, tháo phanh, thậm chí lột hết quần áo trên người và chỉ mặc duy nhất chiếc quần lót để... tránh cản gió...
Những cuộc đua xe trái phép của các "quái xế" dám đùa với mạng sống thường dẫn các "tay chơi" tới bệnh viện để chịu cái chết do tai nạn, hoặc thương tật suốt đời.
Dị hợm "quái xế" chỉ mặc... quần lót
Rạng sáng ngày 5.1.2010, tại hiện trường một vụ tai nạn giao thông tại khu vực km25, đường cao tốc Trung Lương (đoạn chạy qua huyện Bến Lức), nhiều cảnh sát giao thông không thể lý giải ngay được sự việc vì sao nam thanh niên bị chết do tai nạn giao thông lại chỉ mặc duy nhất một chiếc quần lót. Đương nhiên, do người chết không có một mẩu giấy tờ tùy thân nào, xe gặp nạn lại không gắn biển kiểm soát nên công an không thể xác định được ngay nhân thân của nạn nhân.
"Quái xế" tranh tài cao thấp
Ít giờ sau đó, bằng các nghiệp vụ điều tra, công an xác định nạn nhân là Nguyễn Bảo Toàn (SN 1984, ngụ quận 8, Tp HCM), chiếc xe người này sử dụng có chủ sở hữu là một thanh niên thường trú tại Long An. Khám nghiệm xe, công an nhận thấy xe đã bị "độ" nâng phân khối. Nhận thấy vụ việc có dấu hiệu của một vụ đua xe trái phép, hồ sơ ngay lập tức được chuyển đến cơ quan điều tra.
Tiến hành truy xét
2 tuần sau, cơ quan điều tra CA huyện Bến Lức phát hiện một thanh niên ngụ thị trấn Bến Lức có biết về nguyên nhân cái chết của nạn nhân. Được gọi lên cơ quan công an, đối tượng này thừa nhận nạn nhân đã chết trong một cuộc đua xe trái phép. Từ lời khai này, công an đã xác định chủ mưu trong cuộc đua trái phép này là Mai Văn Vàng (SN 1989, ngụ ấp 4, xã Lương Bình).
Theo lời khai của Vàng, trưa ngày 4.1, một người bạn của hắn là Bùi Văn Lanh (SN 1989, ngụ xã Lương Bình, huyện Bến Lức) đến nhà giới thiệu chiếc xe mô tô vừa được "đôn dên, xoáy lòng" và gợi ý "kiếm vài tay có máu mặt lên đường cao tốc đua kiếm tiền xài chơi". Vàng điện thoại cho Nguyễn Bảo Toàn (là người đã chết) đến "phân tài cao thấp". Tổng cộng trong cuộc đua này, ngoài hai tay đua còn có vàng và 9 thanh niên khác tham gia làm "trọng tài", cổ vũ. Hai tay đua thỏa thuận: ai thua cuộc sẽ mất số tiền 3 triệu đồng.
Những cuộc đua tử thần
Gần 1 giờ sáng ngày 5.1, cuộc đua trái phép bắt đầu. Đoạn đường đua được xác định dài 1,7 cây số, xuất phát tại km 24. Theo phân công, một đối tượng làm trọng tài ở đích đến để xác định ai thắng cuộc. Hai đối tượng làm nhiệm vụ chạy mô tô phía sau hai xe đua để pha đèn cho hai tay đua nhìn thấy mặt đường. Số đối tượng còn lại đứng hai bên lề cổ vũ. Hai tay đua thỏa thuận với nhau không sử dụng đèn, thắng, người ngồi trên xe chỉ mặc duy nhất quần lót để đỡ cản gió.
Mới "tranh tài" được nửa đoạn đường, khi tới km 25 xe của 2 tay đua va vào dải phân cách cài trên mặt lộ gần 20 m. Toàn văng ra đâm đầu vào trụ phân cách thiệt mạng tại chỗ, Lanh chấn thương nặng (sau đó chết tại bệnh viện huyện Bến Lức). Chứng kiến cảnh 2 tay đua tử nạn, tên Vàng cùng nhóm cổ vũ đưa tên Lanh tới cấp cứu rồi lặng lẽ bỏ trốn.
Ngày 27.2, được sự phê chuẩn của VKS huyện, cơ quan điều tra CA huyện Bến Lức quyết định khởi tố, bắt tạm giam đối tượng Vàng và 1 thanh niên khác là Nguyễn Quốc Thuận với tội danh tổ chức đua xe trái phép. Trong quá trình điều tra, hai đối tượng này khai nhận trước đó đã tham gia một vụ đua xe khác cũng gây hậu quả chết người.
Đùa với "cua tử thần"
Giao lộ đường Huỳnh Hữu Thống - Huỳnh Văn Nhứt tại thành phố Tân An là đoạn cua gấp. Trong những năm qua, đã có một số trường hợp chạy quá tốc độ, đua xe, lạng lách gây chết người tại khu vực này nên người dân địa phương đặt tên là cua "tử thần". Thế nhưng có những quái xế lại lấy đoạn đường khó đi này làm nơi "đo tài" tốc độ.
Chiều ngày 28.7, các đối tượng Ngô Chí Thượng (ngụ phường 5), Đặng Quang Phát (ngụ phường 3), Giang Vạn Phước (ngụ phường 1), Nguyễn Văn Thành (ngụ phường 7), Nguyễn Tuấn Anh (ngụ xã Nhơn Thạnh Trung, thành phố Tân An) hẹn nhau đi nhậu. Tại quán nhậu, sau một hồi trò chuyện rôm rả về các chủ đề "trên trời dưới bể", các thanh niên này ai cũng khoe "chiến mã" Dream, Wave Trung Quốc lên đời. Nghe nói xe đã đôn dên xoáy lòng có thể chạy tốc độ trên 100 cây số/giờ là chuyện bình thường, các đối tượng này quyết định hẹn nhau ra "cua tử thần" đua tốc độ.
Các tay đua chọn đích xuất phát là ngã 3 đường Châu Thị Kim - Huỳnh Hữu Thống (khu vực phường 3). Tay đua Tuấn Anh và Phước nổi hứng nẹt pô, rú ga dẫn đầu đoàn xe lao đi. Thấy hai chiến hữu "trổ tài", số đối tượng còn lại lập tức rú ga lao theo cổ vũ, nẹt pô đánh võng. Đua lần thứ nhất nhưng hai xe hầu như cùng về đích một lúc nên cả bọn quyết định đua lại lần 2. Chạy được khoảng 500m, hai xe lao vào nhau tự té ngã khiến 3 tay đua nhập viện.
Hậu "biểu diễn" là tàn phế
Các quái xế khai nhận, có những cuộc đua các tay đua chỉ ngẫu hứng vì muốn... biểu diễn. Các quái xế Nguyễn Quang Đông (ngụ phường 3, thành phố Tân An), Trần Thanh Tùng (ngụ phường 4), Nguyễn Văn Khỏe (ngụ phường 1), Lê Hồng Sang (ngụ phường 4), Nguyễn Tấn Cường (ngụ xã An Vĩnh Ngãi), Trần Ngọc Hiếu Hòa (ngụ phường 1) trong cuộc đua đêm ngày 10.8 là một ví dụ. Đêm đó, sau khi đã chạy xe lòng vòng nẹt pô, lạng lách, biểu diễn đua xe ở một số tuyến đường trung tâm, các đối tượng này ngẫu hứng "tranh tài". Các quái xế chia đoạn đường thành ba chặng, lộ trình xuất phát từ ngã tư Trần Văn Nam - tỉnh lộ 827 - Nguyễn Thông rồi quay lại.
Vết tích để lại của những cuộc đua
Khi gần tới đích, bất ngờ xe của Cường mất phanh leo lên lề đường đụng thẳng vào gốc cây. Xe của Hòa bị mất thăng bằng lao vào lan can cây cầu rồi... bay hơn 5m sang bên kia bờ kênh. Hậu quả Cường bị gãy chân làm ba khúc, Hòa bị bể hàm trái, mắt phải bị hư, thị lực giờ chỉ còn 1/10.
Hậu đua xe, các quái xế lãnh thương tật. Mẹ của quái xế Tấn Cường tâm sự "Chuyện xảy ra thật đau lòng. Hiện tại chân trái của cháu bị gãy làm ba, đầu gối bể nát phải điều trị tốn đến 30 triệu đồng nhưng giờ vẫn phải nằm tại chỗ với một chân nẹp inox từ 6 - 8 tháng mới mong phục hồi".
Một điều tra viên đã tham gia xử lý nhiều vụ đua xe trái phép tại Long An cho biết, khi được hỏi có biết hậu quả chết người, tàn phế của những vụ việc đua trái phép đã xảy ra hay không thì hầu như "quái xế" nào cũng gật đầu. "Thế nhưng trả lời câu hỏi "Tại sao lại đùa với trò chết người như thế?", các em lại lúng túng và chỉ biết giải thích: "Nổi hứng nên quên hết hậu quả"", điều tra viên này nói.
Cũng theo điều tra viên này, đa số thanh thiếu niên trong các vụ đua xe trên tuổi đời còn rất trẻ, có tên mới 17 tuổi, có nhiều em còn là học sinh chưa đủ tuổi điều khiển xe phân khối lớn nhưng vẫn thích làm "yêng hùng xa lộ". Tất cả những xe tham gia đua đều đã bị thay đổi đặc trưng tại các lò độ xe trên địa bàn thành phố. "Thậm chí, có những chiếc xe 50 phân khối nhưng được đổi nòng loại... 110 phân khối. Xe như thế chạy tốc độ cao không nguy hiểm mới là lạ", điều tra viên này cho biết.
Theo Đời sống pháp luật
Bài thuốc chữa rắn cắn bí truyền và mẩu sừng dinh Hai thầy chữa rắn cắn đã cứu hàng ngàn mạng người nhưng bài thuốc của họ thì vẫn bí truyền. Ông Lê Văn Duyên (72 tuổi) ngụ tại sóc Tà Ngáo, xã An Phú, huyện Tịnh Biên (An Giang). Sống lâu ở Tà Ngáo nên người ta gọi ông là thầy Tư Tà Ngáo. Quý mạng sống nên cứu người Thầy Duyên kể...