Những bóng hồng làm xe ôm trên đảo Hòn Tre
Vì cuộc sống mưu sinh, các chị chấp nhận làm công việc tưởng chừng chỉ dành cho phái mạnh: Nghề chạy xe ôm. Do đặc thù xã đảo, những nữ xế này chủ yếu đón khách từ đất liền ra đảo theo giờ tàu cập bến, thời gian còn lại họ có thể tranh thủ làm thêm công việc khác.
Họ là những phụ nữ ngụ xã Hòn Tre (hay còn gọi đảo Rùa), huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang).
Muôn kiểu bóng hồng bén duyên nghề xe ôm
Ở đảo Hòn Tre, đàn ông thường ra biển đánh bắt cá tôm, phần đông phụ nữ ở nhà lo cơm nước, sinh đẻ và nuôi dạy con cái. Nhưng có nhiều chị em lại không muốn làm kẻ “vọng phu” từ những chiều ngồi bờ biển chờ người thân trở về mà chọn cho mình một việc để làm, đó là nghề chạy xe ôm.
Hứa Thị Mai Muội đang trên đường chở hàng hóa cho khách hàng.
Chạy xe ôm ở đây khỏe lắm, mình chỉ cần xuống bến tàu đón khách từ đất liền ra theo thời gian cố định. Đảo Hòn Tre có diện tích nhỏ nên công việc chạy xe an toàn, không có gì phức tạp với chị em phụ nữ; cũng nhờ công việc này cuộc sống gia đình”. Nữ xế Tô Thị Tuyết Lệ
Theo các chị hành nghề chạy xe ôm xã Hòn Tre, đây là nghề khá phù hợp với lao động nhàn rỗi, bởi nó không quá nặng nhọc, lại có thể kiếm thêm thu nhập. Hiện, Hòn Tre có gần chục chị em hành nghề chạy xe ôm thường xuyên. Do đặc thù là xứ đảo, những nữ xế này chủ yếu đón khách từ đất liền ra đảo theo giờ tàu cập bến, thời gian còn lại họ có thể tranh thủ làm thêm công việc khác. Nữ xế Tô Thị Tuyết Lệ, ngụ ấp 2, xã Hòn Tre, tươi cười cho biết: “Chạy xe ôm ở đây khỏe lắm, mình chỉ cần xuống bến tàu đón khách từ đất liền ra theo thời gian cố định. Đảo Hòn Tre có diện tích nhỏ nên công việc chạy xe an toàn, không có gì phức tạp với chị em phụ nữ; cũng nhờ công việc này cuộc sống gia đình đỡ hơn trước nhiều”.
Video đang HOT
Chị Lệ quê gốc ở Cần Thơ, khi lập gia đình, chị theo chồng về gắn bó với vùng đất đảo này. Cuộc sống những năm đầu khá khó khăn với đôi vợ chồng trẻ. Người chồng phụ việc ở một hãng nước đá gần nhà với đồng lương ít ỏi, trong khi chị chẳng có việc làm ổn định. Sẵn biết chạy xe, chị Lệ bàn với chồng làm nghề chạy xe ôm để kiếm thêm thu nhập phụ giúp gia đình… Đến nay, chị đã gắn bó với nghề này được hơn bốn năm. Nhờ biết tích cóp từ nguồn thu nhập hàng ngày, anh chị đã có thêm tiền trang trải cuộc sống và nuôi con ăn học đàng hoàng.
Cùng hoàn cảnh với chị Lệ, Phạm Thị Kiểu quê gốc huyện U Minh Thượng (Kiên Giang) theo chồng về Hòn Tre từ năm 2009. Hàng ngày, ngoài công việc chạy xe, Kiểu còn mua hải sản đi bán lẻ tại bến tàu Kiên Hải về TP.Rạch Giá. “Em đến với nghề này trong lần tình cờ có khách nhờ ba chồng em chạy xe ôm. Hôm đó, ba không có nhà nên em nhận chạy luôn. Sau lần đó, thấy công việc chạy xe cũng đơn giản lại kiếm thêm thu nhập nên em quyết định theo nghề này. Tính đến nay em chạy xe được hơn ba năm. Lúc đầu chạy xe em cũng thấy ngại, nhưng chạy dần rồi cũng quen. Nhiều người thấy bọn em chạy xe cẩn thận, vui vẻ nên họ thường kêu bọn em chở mỗi khi có việc” – Kiểu chia sẻ.
Với nghề này, bình quân Kiểu kiếm được hơn 100.000 đồng/ngày, cộng với khoản tiền thu được từ bán hải sản, cuộc sống vợ chồng Kiểu ổn định hơn trước.
Ở Hòn Tre, thú vị nhất trong số các nữ xế xe ôm là trường hợp của Hứa Thị Mai Muội. Không như những đồng nghiệp khác, Muội còn nhận chở tất cả các loại hàng hóa cồng kềnh mà khách hàng yêu cầu (dịch vụ mà các chị khác đều ngao ngán).
Sinh năm 1991, song tuổi nghề của Muội thuộc hàng “có số má” nhất so các chị đồng nghiệp. Tính đến nay, Muội đã có trên 6 năm tuổi nghề làm xế ôm. Theo Muội, nghề chạy xe ôm là nghề tương đối nhẹ nhàng, thậm chí khá thú vị khi được nhiều thời gian rong ruổi trên đường, vì đơn giản Muội rất thích việc lái xe máy…
Nghề xe ôm đối với phụ nữ có những tình huống xảy ra khó mà nhịn cười. Muội kể: “Có một lần chở ông Tây to gấp ba lần mình đến góc cua lên dốc thì xe “chổng vó” lên trời. Ông Tây lồm cồm bò dậy hớt hải bế tui vào lòng hỏi han như bế con làm tui mắc cỡ… muốn chết!”.
Xế ôm kiêm hướng dẫn viên du lịch
Đảo Hòn Tre. Ảnh: I.T
Điểm nổi bật ở những nữ xế ôm ở Hòn Tre là họ không xô bồ, tranh giành khách như đất liền. Họ khá gần gũi, lịch sự và một điều khiến bất cứ khách đi xe nào cũng thích là họ không bao giờ “hét” giá. Đặc biệt, với những du khách đến Hòn Tre, những nữ xế này còn sẵn sàng làm người hướng dẫn về đi lại, ăn ở.
“Ngoài việc chạy xe ôm chở khách, bọn em còn vào vai hướng dẫn viên du lịch nếu khách có nhu cầu. Với các đoàn khách như vậy, bọn em không lấy thêm tiền, cốt để giới thiệu cảnh đẹp quê mình cho bạn bè biết. Qua đó, bọn em cũng giữ được “mối” chạy xe khi các anh, chị du khách có dịp quay lại. Hoặc họ sẽ giới thiệu mình cho bạn bè, đây cũng là một cách để bọn em có nhiều khách” – Phạm Thị Kiểu chia sẻ.
Đối với các nữ xế ôm đất đảo, bận rộn nhất là những dịp lễ, tết. Các chị luôn chiếm được thiện cảm và sự tin tưởng của khách đi xe, nhất là những người lớn tuổi. Vì vậy, cứ sau mỗi ngày chạy xe, hầu hết các chị đều mệt lả người, có chị còn bị… đau họng do sắm vai những hướng dẫn viên du lịch bất đắc dĩ. “Cực mà vui, thậm chí nhiều người khách gặp lại mình, do quý mến nên có khi họ còn tặng quà lưu niệm cho cánh nữ xế bọn em” – chị Lệ vui vẻ kể…
Các nữ xế ở Hòn Tre còn tích cực tìm hiểu thêm những địa điểm mới, những giai thoại về các danh thắng của Hòn Tre để kể du khách trong quá trình hướng dẫn. Đặc biệt, các chị còn đang tự học cả tiếng Anh để có thể nói chuyện được với khách nước ngoài…
Theo Danviet
TPHCM sẽ có bản đồ số và phần mềm quản lý quỹ tên đường
Trước "ma trận" tên đường gây khó khăn cho người dân, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thị Thu chỉ đạo xây dựng phần mềm quản lý việc đặt, đổi tên đường cho khoa học; đồng thời lập bản đồ số để người dân dễ dàng tra cứu địa chỉ.
Phó Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thị Thu vừa có văn bản yêu cầu Sở Văn hóa - Thể thao chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên - Môi trường và đại học KH-XH&NV TPHCM hệ thống lại tên biển, đảo, núi sông, hồ... tiêu biểu của Việt Nam để chọn, bổ sung vào quỹ tên đường.
Bên cạnh đó, tham mưu đề xuất UBND TPHCM giải pháp điều chỉnh các tên đường không chính xác và lộ trình thực hiện cho phù hợp, tránh gây ảnh hưởng, xáo trộn cuộc sống của người dân.
Đồng thời, điều chỉnh các tên đường mang tên nhân vật và tên gọi còn chưa thống nhất ý kiến; tên đường, công trình công cộng không có ý nghĩa, thiếu tính thẩm mỹ; các đường mang tên khác nhau của cùng một nhân vật, các đường có tên trùng nhau.
Tên đường được đặt tùy tiện, không theo nguyên tắc nào, thiếu tính thẩm mỹ... (ảnh PLTP)
UBND TP lưu ý hạn chế tối đa dùng số để đặt tên đường. Đối với các khu đô thị mới cũng phải sử dụng quỹ tên đường. Có thể dùng số để đặt cho các tuyến đường nhỏ, ngắn trong các khu dân cư hình thành theo dự án nhỏ.
Về giải pháp có tính lâu dài, UBND TP yêu cầu xây dựng tiêu chí chọn tên, cập nhật đưa vào quỹ tên đường của thành phố. Đến tháng 6/2017 phải hoàn thành phần mềm quản lý công tác đặt, đổi tên đường.
Ngoài ra, lập biển đồ số, hệ thống địa danh của thành phố gắn với bản đồ hành chính giúp cho người dân, doanh nghiệp, du khách tra cứu tên đường (bao gồm cả tiểu sử, tiểu dẫn), địa giới hành chính, quy hoạch thành phố; tìm các địa chỉ bệnh viện, trường học, công sở, di tích lịch sử, văn hóa, thắng cảnh... dễ dàng hơn.
Quốc Anh
Theo Dantri
Băng qua đường sắt đón khách, xe ôm bị tàu tông tử vong Đang băng qua đường sắt đón khách, người lái xe ôm 50 tuổi đã không thấy tàu hỏa đang tới gần nên bị tàu tông tử vong tại chỗ. Vụ tai nạn đường sắt xảy ra vào khoảng 10 giờ ngày 9-10, tại Km 107 00 tuyến đường sắt Bắc - Nam, đoạn qua khu vực ngã ba Cát Đằng, xã Yên Tiến,...