Những bông hoa của núi rừng
Các thiếu nữ mơn mởn như bông hoa rừng, các bà các mẹ với ánh mắt sâu hút hồn người, nụ cười hồn hậu, đằm thắm giữa đại ngàn… là những bông hoa đẹp ở các huyện miền núi xứ Quảng dọc đường Trường Sơn.
Vẻ đẹp duyên dáng của phụ nữ Cơ Tu ở Quảng Nam trong trang phục truyền thống
Hầu hết đồng bào dân tộc sống ở các huyện vùng cao nằm trên đường Hồ Chí Minh hay còn là đường Trường Sơn huyền thoại là người dân tộc Cơ Tu. Trong những trang phục truyền thống với những hoa văn đẹp dệt nên từ bàn tay khéo léo của chính những người phụ nữ nơi đây, các bà, các mẹ, các cô thiếu nữ duyên dáng với vẻ đẹp dịu dàng, mộc mạc.
Không chỉ ánh mắt biết nói, nụ cười hồn nhiên tỏa sáng, mà những người phụ nữ đồng bào dân tộc nơi đây còn là hình ảnh của vẻ đẹp tâm hồn thuần khiết, lòng thủy chung son sắt và cả tính chịu thương chịu khó cần mẫn miệt mài bên khung cửi dệt thổ cẩm, lên núi đốn củi, hái lá, hay giã gạo, nhóm lửa giữ ấm bếp nhà.
Hình ảnh đẹp phụ nữ vùng cao xứ Quảng dọc hành trình qua các huyện Nam Giang, Đông Giang, Tây Giang (Quảng Nam):
Chân dung các thiếu nữ Cơ Tu trong trang phục truyền thống đời thường và lễ hội
Các bà, các mẹ vẫn giữ nét đẹp mặn mà với ánh mắt biết nói riêng có của phụ nữ vùng cao
Video đang HOT
Sắc màu thổ cẩm trên những bộ trang truyền thống được dệt nên từ chính đôi bàn tay khéo léo của những người phụ nữ vùng cao xứ Quảng
Các cô gái sớm thành thạo việc nhà từ giã gạo, vào bếp
Họ cũng lên nương lên rẫy, vào rừng đốn củi, hái lá
Và vui tươi, duyên dáng trong các điệu nhảy múa dân gian trong những ngày làng có lễ hội.
Khánh Hiền
Theo dantri
"Ở trạm xá thích hơn... ở nhà!"
Hỗ trợ của Tập đoàn viễn thông Quân đội trong chương trình 30a đã giúp người dân ở 3 huyện nghèo là Đakrông (Quảng Trị), Mường Lát và Bá Thước (Thanh Hóa) giảm nghèo nhanh hơn, bền vững hơn. Không chỉ tăng được thu nhập, người dân còn được đáp ứng tốt hơn các nhu cầu thiết yếu của cuộc sống.
Trạm y tế xã tiêu chuẩn quốc gia
Chúng tôi đến Trạm y tế xã Hướng Nghiệp, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị khi ở phòng khám, bé gái Hồ Thị Ngần 2 tuổi rưỡi, con của chị Hồ Thị Nhương, người dân tộc Vân Kiều đang được bác sĩ khám bệnh. Chị cho biết, buổi sáng, phát hiện con bị sốt cao, chị vội đưa đến đây để các bác sĩ, y tá khám và điều trị.
Nhà ở khá sâu trong núi, cách trạm 7 km, trong đó có nhiều đoạn phải đi bộ rất vất vả, nhưng mỗi khi con ốm sốt, đau bụng, vợ chồng chị không quản đường xa đưa ra trạm y tế, vì "có bác sĩ, có thuốc, có máy móc sẽ chữa được bệnh".
Ở phòng bên cạnh, chị A Mó ở bản Kim Long, 20 tuổi đang nằm chờ sinh đứa con đầu lòng. Do gần đến ngày sinh, theo lời dặn của bác sĩ, người nhà đưa chị đến đây để tiện theo dõi.
Chị Hồ Thị Liên, Trạm trưởng Trạm y tế xã cho biết, từ khi trạm y tế được đầu tư nâng cấp, tỷ lệ người dân đến khám chữa bệnh đông hơn hẳn. Năm 2014 có hơn 6.000 lượt người đã tới khám, chữa bệnh, tiêm phòng tại trạm y tế này. Tỷ lệ tiêm phòng của trẻ em ở đây đạt 100%.
Bà con nghèo đã biết tin trạm y tế, tin bác sĩ.
Tất cả phụ nữ mang thai đều đến khám và cũng được đỡ đẻ tại trạm y tế, vì thế hạn chế đến mức thấp nhất tai biến thai sản. Đó thật sự là những thay đổi lớn. Bởi, người dân xã Hướng Nghiệp chủ yếu là đồng bào dân tộc Vân Kiều, các kiến thức về y tế rất hạn chế.
Trước đây, theo tập tục, phụ nữ mang bầu, gần đến ngày sinh nở được đưa ra một cái chòi được dựng tạm ngoài vườn để tự sinh con. Vì thế, tỷ lệ tai biến sinh sản rất cao, nhiều thai phụ và trẻ sơ sinh mất mạng. Trẻ em sinh ra không được chăm sóc đúng cách, không được tiêm phòng nên hay ốm đau, dặt dẹo.
Chính sự phát triển của y tế cơ sở để góp phần đổi thay câu chuyện đáng buồn ở trên. Hiện nay, cả 10 thôn của xã Hướng Nghiệp đều đã có các nhân viên y tế cộng đồng, được tập huấn những kiến thức và phương pháp điều trị những bệnh thông thường.
Trạm y tế xã được Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) đầu tư gần 5 tỷ đồng theo Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ (gọi tắt là chương trình 30a).
Từ chỗ chỉ là một nhà cấp 4 dột nát, với duy nhất một phòng khám với hai giường. Sau khi được xây mới, đưa vào sử dụng từ đầu năm 2013, trạm y tế là một tòa nhà 2 tầng khang trang, tiện nghi với hơn chục giường bệnh và đầy đủ các loại thuốc theo quy định.
Số lượng cán bộ y tế cũng tăng từ 5 người lên thành 9 người, trong đó đã có 1 bác sĩ. Vừa qua, trạm đã được công nhận đạt tiêu chuẩn quốc gia. Nếu như trước đây, trạm chật trội, bệnh nhân chỉ đến khám, nhận thuốc xong rồi về, thì nay, trạm đã nhận các bệnh nhân điều trị nội trú.
"Nhiều bà con dù chỉ ốm, sốt thông thường nhưng vẫn đề nghị được nội trú, vì ở trạm xá thích hơn ở nhà", trạm trưởng Liên phấn khởi nói.
Tăng thu nhập, nâng chất lượng sống
Trạm y tế xã Hướng Nghiệp, chỉ là một trong rất nhiều công trình được Viettel hỗ trợ xây dựng giúp huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị. Thực hiện Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo, Viettel đã hỗ trợ 3 huyện là Bá Thước, Mường Lát (tỉnh Thanh Hóa) và Đakrông (tỉnh Quảng Trị) với tổng số tiền hơn 89 tỷ đồng.
Trạm Y tế xã Hướng Nghiệp
Số tiền này dùng hỗ trợ xóa nhà tạm cho hộ nghèo, xây dựng nhà bán trú dân nuôi, xây dựng trạm xá xã, mua xe cứu thương, tặng bò giống, tổ chức tập huấn về y tế, trồng trọt, chăn nuôi... Cùng với đó, nằm trong chiến lược phát triển của mình, tập đoàn này đã đầu tư xây dựng hệ thống cáp quang đến 100% các xã; hỗ trợ 2.117 máy điện thoại, 222 máy tính, 325 tivi và đầu thu kỹ thuật số; hỗ trợ Internet miễn phí cho trường học và UBND 3 huyện nói trên.
Nhờ có tập đoàn này xây dựng khu bán trú, các em học sinh của Trường Phổ thông dân tộc nội trú THCS Tà Long (xã Tà Long, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị) đã có nơi ăn chốn ở đàng hoàng. Thầy Phạm Đức Toàn, hiệu trưởng nhà trường cho biết, khi có khu học bán trú này, học sinh ở xa đi học thuận lợi hơn, nhờ đó tỷ lệ học sinh đến trường của xã đã gần đạt 100%.
Cô giáo Lê Minh Hà, giáo viên địa lý của trường cho biết, việc sử dụng Internet đã giúp cô có thêm nhiều thông tin bổ ích, soạn các bài giảng chất lượng cao hơn, sinh động hơn. "Các em dân tộc thiểu số quanh năm chỉ ở quanh làng, quanh bản, vốn hiểu biết về xã hội rất hạn chế. Nhờ có truyền hình, rồi Internet, thế giới quan của các em sẽ được mở rộng, bớt bỡ ngỡ hơn khi ra ngoài xã hội", cô Lê Minh Hà nói.
Trao đổi với chúng tôi, ông Hoàng Nam, Chủ tịch UBND huyện Đakrông cho biết, nhờ nỗ lực của chính quyền và người dân địa phương, cùng với nguồn vốn đầu tư đáng quý của Viettel theo chương trình 30a, sau 5 năm giai đoạn 2009 -2014, bộ mặt kinh tế của Đakrông đã khá hơn.
Tỷ lệ hộ nghèo của huyện từ 34,7% (năm 2009) giảm xuống còn 25,9% (năm 2014). Thu nhập bình quân đầu người của huyện tăng hơn 2,2 lần, từ mức 3,71 triệu đồng/người/năm (năm 2009) đã lên mức 8,24 triệu đồng/người/năm (năm 2014). Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất (GO) bình quân giai đoạn 2009-2014 là 17,45%/năm.
"Nhờ Viettel giúp đỡ đầu tư vào cơ sở hạ tầng thiết yếu như trường học, bệnh viện, cơ sở y tế, thiết bị thông tin liên lạc mà người dân đã được đáp ứng những nhu cầu thiết yếu của cuộc sống, theo đúng tinh thần giảm nghèo đa chiều (không chỉ tăng thu nhập mà còn nâng chất lượng sống - PV) mà Chính phủ đã bắt đầu thực hiện", ông Hoàng Nam đánh giá.
Thiếu tướng Hoàng Công Vĩnh, Phó tổng giám đốc Viettel cho biết, trong giai đoạn từ nay tới hết năm 2016, tập đoàn sẽ tiếp tục hỗ trợ 3 huyện nghèo Đakrông (Quảng Trị), Mường Lát và Bá Thước (Thanh Hóa) thực hiện xóa đói, giảm nghèo với tổng kinh phí hơn 56 tỷ đồng. Trong đó, 500 hộ nghèo sẽ được hỗ trợ xóa nhà tạm, với mức kinh phí được nâng lên thành 60 triệu đồng/căn.
Để giúp đồng bào cần câu thoát nghèo, Viettel sẽ tặng gần 1.000 con bò cùng với chuồng nuôi. Ngoài ra, 2 trạm y tế sẽ được xây mới tại huyện Bá Thước và Đakrông. Hệ thống truyền thanh không dây của huyện Mường Lát cũng sẽ được Viettel trang bị đến 100% xã và thôn.
Quang Hưng
Chú thích ảnh:
Anh 1- Khám cho bệnh nhi tại trạm y tế xã Hướng Nghiệp, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị.
Ảnh 2 - Trạm y tế xã Hướng Nghiệp, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị.
Theo Dantri
Người phụ nữ xây dựng tương lai cho thanh niên khuyết tật Với khát khao góp 1 phần công sức bé nhỏ của mình để giúp những thanh niên khuyết tật, mồ côi, tự kỷ có thể hòa nhập với cộng đồng, tự lao động phù hợp với khả năng của mình, chị Thu đã mở cơ sở Thổ cẩm Phương Thu để đào tạo nghề và hướng nghiệp cho nhiều thanh niên khuyết tật....