Những bộ phim mang ‘thương hiệu’ Phước Sang
Trong làng phim Việt, cái tên Phước Sang đã gắn với hàng loạt phim ăn khách như Áo Lụa Hà Đông, Huyền Thoại Bất Tử, Đẻ mướn, Hồn Trương Ba da Hàng Thịt, Công Chúa Teen và Ngũ Hổ Tướng…
Khi đàn ông có bầu (2005)
Qua những tình tiết hài hước mang đến cho khán giả những tiếng cười sảng khoái, bộ phim đã thành công trong việc truyển tải một thông điệp lành mạnh và rất thiết thực trong cuộc sống: Người đàn ông hãy biết thông cảm, thương yêu và chia sẻ với những người vợ trong những ngày thai ngén cũng như trong cuộc sống gia đình thanh niên thời đại cần phải có trách nhiệm với tình yêu, với cuộc sống. Phim có sự góp mặt của: Tấn Beo, Quyền Linh, Việt Anh, Hồng Nga, Bảo Quốc, Phương Thanh… Sau hơn 1 tuần công chiếu, phim đã thu về hơn 6 tỷ đồng.
Nghệ sĩ Lưu Phước Sang
Hồn Trương Ba da Hàng Thịt (2006)
Bộ phim dựa theo điển tích về chuyện chàng Trương Ba nho nhã trong xác anh Hàng Thịt. Điển tích kể rằng, Trương Ba đánh cờ giỏi đến mức tiên cờ Đế Thích phải nể phục, về sau Đế Thích cãi mệnh trời để giúp Trương Ba chết đi sống lại để rồi từ đây nảy sinh rất nhiều tình huống hài hước. Bộ phim có sự tham gia của: Johnny Trí Nguyễn, Anh Thư, Phước Sang, Kim Thư…
Đẻ mướn (2006)
Đẻ mướn là một bộ phim tâm lý xã hội hài được phát hành năm 2005 bởi hãng phim Phước Sang. Các vai chính được đảm nhận bởi hoa hậu Hà Kiều Anh, ca sĩ Phương Thanh, ca sĩ Duy Mạnh, Kim Thư, Chi Bảo… Nội dung bộ phim kể về việc vợ chồng Bảo – Vân không có con, Vân đã nhờ Mai giúp mình sinh con. Và từ đây xảy ra rất nhiều tình tiết phức tạp. Bộ phim đề cập tới 1 thực trạng của xã hội hiện đại. Đồng thời, phim cũng đem đến cho người đọc những vấn đề hết sức nhân văn về tình mẫu tử, tình cảm vợ chồng…
Áo lụa Hà Đông (2006)
Video đang HOT
Áo lụa Hà Đông là một phim tâm lý tình cảm dài 135 phút của đạo diễn Lưu Huỳnh hợp tác cùng hãng phim Phước Sang sản xuất. Phim được công chiếu năm 2006, với diễn xuất của diễn viên, người mẫu Trương Ngọc Ánh. Bộ phim đã giành giải Cánh diều vàng 2006 hạng mục phim truyện nhựa xuất sắc nhất, đồng thời cũng là Đại diện cho điện ảnh Việt Nam tham dự đề cử giải Oscar cho phim ngoại ngữ hay nhất lần thứ 80.
Võ lâm truyền kỳ (2007)
Khai thác đề tài khá “hot” trong đời sống hiện đại: Game online. Chuyện phim xoay quanh nhân vật Thắng là con chủ tiệm phở. Vốn nghèo khổ, nhưng Thắng không cố gắng học tập mà chỉ mê luyện công dưới nick Anh Hùng Cờ Lau Thắng. Phim có sự tham gia của Đan Trường, Kim Thư, Chi Bảo, Hoài Linh, Thái Hòa, NSƯT Bảo Quốc, NSƯT Ngọc Giàu, Tấn Beo, Thanh Thảo, Vũ Thu Phương, NSƯT Việt Anh, Thanh Bạch, Phương Thanh, Phước Sang, Cát Phượng, Nhật Cường, Minh Béo, Tiết Cương, Trung Dũng, Hữu Lộc…
Huyền thoại bất tử (2008)
Bộ phim do hãng phim Phước Sang phối hợp Saigon Media, Wonder Boy Entertainment sản xuất. Đây là bộ phim có kinh phí khủng – 12 tỷ đồng. Kết hợp yếu tố võ thuật và tình cảm, Huyền thoại bất tử, do Lưu Huỳnh đạo diễn, kể về chuyến hành trình từ miền Trung Việt Nam đến Mỹ của chàng trai trẻ, tên Long, đưa hài cốt của mẹ đặt cạnh người cha quá cố. Vượt qua 90 đối thủ nặng ký khác, Huyền thoại bất tử của Hãng phim Phước Sang đã lọt vào top 10 phim được đề cử tại hạng mục Tài năng điện ảnh mới Châu Á. Các diễn viên tham gia phim gồm: Dustin Nguyễn, NSƯT Kim Xuân, Đinh Y Nhung, Trần Bảo Sơn (chồng Trương Ngọc Ánh)…
Công chúa teen và ngũ hổ tướng
Poster phim “Công chúa teen và ngũ hổ tướng”.
Đây là bộ phim hài Tết 2010 của Hãng phim Phước Sang. Sức hút của bộ phim này chính là sự tập hợp của dàn ca sĩ nổi tiếng như: Bảo Thy, Yến Trang, Ưng Hoàng Phúc, Chí Thiện, Đông Nhi, Noo Phước Thịnh, Khổng Tú Quỳnh, Ngô Kiến Huy cùng với dàn diễn viên hài nổi tiếng như: Hoài Linh, Chí Tài, Tấn Beo, Hiếu Hiền, Mạnh Tràng…
Phim bắt đầu bằng một tình huống cực kỳ oái oăm: Tư Lặn (Hoài Linh đóng) bị té giếng khi vô tình nhìn thấy cô Lành đang tắm (Kim Thư đóng). Sau tình huống trớ trêu ấy, tóc Tư Lặn bỗng nhiên dựng đứng và anh có thể nhìn thấu được những sự việc đã, đang và sẽ xảy ra. Các diễn viên tham gia trong phim: Hoài Linh, Phi Nhung, Thanh Thủy, Phạm Văn Mách, Hiếu Hiền…
Sau 2 tuần công chiếu, Hello cô Ba – bộ phim theo phong cách hài đặc trưng của Hãng phim Phước Sang đạt doanh thu trên 25 tỷ đồng, dẫn đầu 5 phim Việt chiếu Tết 2012. Ngoài ra, “thương hiệu” Phước Sang còn gắn với các bộ phim: Thiên sứ 99, Hương tình, Chuyện quý bà…
Theo Ngoisao.vn
Phim hài chiếu rạp miền Nam vì sao ăn khách?
Thị trường miền Nam (tập trung ở khu vực TPHCM) chiếm đến 2/3 doanh thu chiếu phim của cả nước. Rõ ràng TPHCM là một thị trường đầy tiềm năng cho lĩnh vực giải trí nói chung chứ không riêng phim Việt...
Dòng phim nhiều chất hài
Bộ phim "Gái nhảy" (2003) đánh dấu sự trở lại của phim thương mại trong việc kéo khán giả đến rạp xem phim sau thời gian dài phim Việt ế ẩm. Cũng từ đó, trừ các phim nhà nước tài trợ, còn phim Việt chủ yếu được sản xuất để chiếu tết. Với quan niệm ngày xuân nên vui vẻ để lấy hên, nên phim tết dù thể loại nào thì vẫn đậm chất hài hước. Có thể thấy chất hài lộ ra từ các tên phim gây tò mò như: "Những cô gái chân dài", "Lọ lem hè phố", "Trai nhảy", "2 trong 1", "Khi đàn ông có bầu", "Đẻ mướn", "Võ lâm truyền kỳ", "Hồn Trương Ba da hàng thịt", "Công chúa teen và ngũ hổ tướng"...
Góp phần làm nên tiếng cười trong các phim giải trí ngày tết này còn là các diễn viên xuất thân từ sân khấu hài hay có khả năng diễn hài như: Anh Vũ, Tấn Beo, Hoài Linh, Minh Nhí, Minh Béo, Hoàng Mập, Hiếu Hiền...
Một cảnh trong phim "Hello cô Ba". Ảnh: Phước Sang
Bước sang năm 2011 - 2012, xu hướng làm phim của các nhà sản xuất đã phong phú hơn. Phim giải trí vẫn chiếm số lượng áp đảo nhưng thực sự "ăn khách" lại chỉ đếm trên đầu ngón tay và "rơi" vào số phim "hài nhảm" hoặc có yếu tố hài là... chính. Đó là các phim: "Cô dâu đại chiến" (40 tỉ đồng), "Long Ruồi" (hơn 2 triệu USD), "Hello cô Ba" (hơn 25 tỉ đồng) và "Cưới ngay kẻo lỡ" (thu về 9 tỉ đồng/5 ngày công chiếu và hiện vẫn đang chiếu ở rạp)...
Lý giải việc các phim này ăn khách có nhiều nguyên nhân. Đầu tiên là "sức hút" trong nội dung, cách dàn dựng. Thuộc thể loại tâm lý tình cảm - hài hước, "Cô dâu đại chiến" mang đề tài cũ, na ná nhiều phim Hồng Kông hay Mỹ đã khai thác, nhưng được đạo diễn Victor Vũ dàn dựng một cách thông minh, cuốn hút.
Bộ phim "Long Ruồi" (được xem là ăn theo "Để mai tính") của đạo diễn Charlie Nguyễn tuy có đề tài xã hội đen, nhưng tập trung khai thác tiếng cười xoay quanh những tình huống hài hước khi chàng Tèo "nhà quê bán bánh xèo" bỗng một bước thành trùm băng đảng với diễn xuất rất có duyên của diễn viên Thái Hòa... "Cưới ngay kẻo lỡ" là sản phẩm thứ ba của đạo diễn Charlie Nguyễn, thuộc thể loại tình cảm - lãng mạn, nhưng có cốt truyện đơn giản, những câu thoại hóm hỉnh, hiện đại, tiết tấu phim nhanh mang lại những giây phút giải trí vui vẻ...
Bộ phim "Hello cô Ba" ngay từ đầu đã bị chê là hài - nhảm khi xếp hàng chiếu tết cùng các phim: "Lời nguyền huyết ngải", "Thiên mệnh anh hùng" - được kỳ vọng sẽ ăn khách vì sự đầu tư cao về nghệ thuật cũng như được đánh giá cao bởi tay nghề của đạo diễn. Nhưng "Hello cô Ba" đã dẫn đầu với doanh thu hơn 25 tỉ đồng.
Sự thắng thế này không khó lý giải. Hiện tượng "Hello cô Ba" chỉ là sự tiếp nối từ các phim trước đây như: "2 trong 1", "Hồn Trương Ba da hàng thịt", "Công chúa teen và ngũ hổ tướng"... từng bị kêu ca hài nhảm và hướng về yếu tố giải trí dễ dãi mà vẫn kéo được rất đông khán giả trẻ và bình dân xem phim.
Người Sài Gòn thích cười?
Điện ảnh Sài Gòn trước 1975 vốn khá hưng thịnh với dòng phim giải trí mang hơi hướng Hồng Kông mà "đặc sản" là những bộ phim hài được khán giả bình dân thời đó rất ưa chuộng. Phim nội dung đơn giản, chỉ là những câu chuyện đời thường xảy ra trong gia đình, hàng xóm... với sự tham gia diễn xuất của các vua hề ăn khách từ sân khấu bên cạnh các tài tử, tài danh nổi tiếng như: Kim Cương, Thẩm Thuý Hằng, Thanh Nga, Kiều Chinh, Bạch Tuyết... tạo nên sức hút rất lớn với công chúng và đạt doanh thu cao, đánh bại cả phim ngoại. Dân Sài Gòn có tâm lý chuộng ngôi sao, các vở kịch trên sân khấu chính kịch hay tấu hài, hoặc các bộ phim có ngôi sao hay diễn viên mà họ yêu thích đóng thì sẽ đi xem dù... dở, hay.
Từ phim điện ảnh Sài Gòn trước 1975, phim nhà nước thập niên 1980, phim thị trường thời "mì ăn liền" cuối thập niên 1980 - 1990 đều "sống" được là nhờ thị hiếu và sở thích này của người dân Sài Gòn. Trong một điều tra xã hội học của nhóm sinh viên báo chí ở TPHCM năm 2009 cho thấy, khán giả Sài Gòn thích xem phim hài ngày tết là bởi năm mới có nhiều nụ cười như tinh thần của thổ địa - thần tài, sẽ giúp bản thân và gia đình phát đạt, hanh thông.
Nhưng không phải phim giải trí - hài nào cũng "ăn khách", vì người dân Sài Gòn và miền Nam nói chung thích cười thì phải "đã" và "tới bến" như "nhậu tới bến" hay "chơi tới bến" vậy. "Cô dâu đại chiến", "Long Ruồi", "Hello cô Ba"... đạt được tiêu chí hài hước... "tới bến". "Dòng máu anh hùng" hay "Thiên mệnh anh hùng"... cũng "đúng chất" phim hành động - võ thuật... đã mắt, sướng tai... ít nhiều cũng "tới bến" nên đã được đông đảo khán giả ủng hộ.
Theo Lao Động
Bộ tứ ngọc nữ 9X của điện ảnh Việt Xinh đẹp, tài năng và rất được yêu mến, đó là bốn niềm hy vọng mới của làng phim Việt Nam. 1. Ninh Dương Lan Ngọc: Sau vai Nương trong Cánh đồng bất tận, Lan Ngọc đã vụt sáng trở thành gương mặt đầy triển vọng của điện ảnh Việt. Cô nàng nhận được rất nhiều cảm tình của khán giả, lời khen...