Những bộ phim đình đám nên cấm trẻ em
Dù rất thành công ngoài rạp chiếu và được nhắc nhiều trên báo chí, các bộ phim này rất không nên để trẻ em xem được.
Phim “Live Free or Die Hard”
Live Free or Die Hard ( tức Die Hard 4.0) là bộ phim thứ 4 trong loạt phim Die Hard lừng danh. Ra mắt khán giả năm 2007, bộ phim này đã công phá các rạp chiếu và thành công vang dội, sau 19 năm kể từ khi bản Die Hard đầu tiên ra đời.
Ba phần đầu tiên của Die Hard phiên bản điện ảnh đều được dán nhãn R, vì hàng loạt các cảnh bạo lực, bắn giết đẫm máu. Mỗi phần phim đều đậm đặc các màn hành động hoành tráng cũng như những pha xả súng rợn người. Nhiều khán giả rất tò mò về lý do tại sao phần 4 của phim lại thoát mác “dành cho người lớn”.
Phim “ Sucker Punch”
Đạo diễn Zach Snyder đã quảng bá bản thân như một người hâm mộ cuồng nhiệt của thể loại giải trí hành động – bạo lực, với những phim như 300 hay The Watchmen. Phong cách làm phim của vị đạo diễn này là luôn sử dụng quá tải các màn đánh đấm, thể hiện rõ nhất ở Sucker Punch – thậm chí ngoài máu me, chết chóc, phim này còn có nguyên một cảnh nude rất táo bạo.
Câu chuyện trong phim này cũng khá tăm tối, kể về một cô gái trẻ trở thành nạn nhân bị lạm dụng bởi cha dượng, sau đó cô lại phải đối mặt với việc phải phẫu thuật não, phải chống lại những lực lượng độc ác… Rất khó để có thể hiểu điều gì đã diễn ra khiến những khán giả nhỏ tuổi cũng được phép xem bộ phim này.
Phim “ Pearl Harbor”
Tất cả những gì người xem có thể phàn nàn về các bộ phim bom tấn của Michael Bay, đó là phim của ông luôn khiến người ta tranh cãi về tính logic. Michael Bay từng làm hàng tá phim gắn mác PG-13 (giới hạn trẻ em dưới 13 tuổi), ví dụ như Armageddon hay Transformers, nhưng không hiểu sao Pearl Harbor với những cảnh tấn công hoành tráng lại được phép chiếu cho trẻ em.
Rõ ràng, thể hiện một thảm kịch trong lịch sử Hoa Kỳ, lại có một mối tình tay ba kèm rất nhiều cảnh hành động bắn giết như trong Pearl Harbor thật khó để có thể giúp tâm hồn trong sáng của các em bé không bị ảnh hưởng xấu.
Phim “ Drag Me To Hell”
Không hiểu tại sao đạo diễn Sam Raimi (người đứng sau thành công của The Evil Dead, Evil Dead 2, Army of Darkness và Darkman) lại đặt một cái tên đầy hứa hẹn như Drag Me To Hell cho một bộ phim kinh dị nghẹt thở. Khán giả xem phim này có thể tìm thấy hàng tá những cảnh đáng sợ, máu me, chặt chân chặt tay… như mọi bộ phim kinh dị hạng B nào khác.
Phim “ Terminator Salvation”
Nhiều khán giả cho rằng phần phim Terminator 3: Rise of the Machines không nên có mặt trên đời này, hai phần đầu đã là quá đủ rồi. Không may cho những người xem đó, những bộ óc phía sau loạt phim này không đồng ý với ý kiến đó. Phần 3 của Terminator không có sự xuất hiện của các ngôi sao, nhưng cũng không được dán nhãn R, nên nếu các bậc phụ huynh lơ là, trẻ em sẽ phải xem những cảnh không dành cho chúng.
Video đang HOT
Phim “ Taken”
Taken rõ ràng là một phim bom tấn cực thành công, là một phim yêu thích của rất nhiều khán giả yêu điện ảnh, nhưng thật khó tin rằng phim này không hề được dán nhãn R.
Trong phim, Liam Neeson đã đưa cả một đội quân xuống địa ngục: bắn họ tan xác với súng ngắn, đánh họ thừa sống thiếu chết chỉ bằng tay không, hay xuất hiện trong những màn rượt đuổi gay cấn… Thêm vào đó, trong phim còn có những thiếu nữ bị bắt cóc và bị bán để làm nô lệ tình dục. Rõ ràng đây không phải là một lựa chọn tốt để xem cùng cả gia đình.
Phim “ Insidious”
Đạo diễn James Van (người đứng sau bộ phim Saw) biết rằng có hai thứ khiến người xem phải “xóc tận óc”, và một trong số đó chính là những cảnh bạo lực chết người, máu me sởn da gà. Nếu đã từng xem Saw, khán giả có thể hình dung mức độ cần dán nhãn R của phim này.
Phim “ Lakeview Terrace”
Đây tiếp tục là một ví dụ về việc phim giải trí có quá nhiều cảnh đáng sợ, bạo lực. Không phải đạo diễn Samuel L. Jackson không thành công trong việc sử dụng các thuật tương phản, nhưng trong phim có quá nhiều từ ngữ tục tĩu, hành động phản cảm… thêm vào đó, đây cũng chỉ là một phim trên mức trung bình ở thể loại này, và các em bé không cần phải xem chúng.
Phim “ Valkyrie”
Đây là một phim khá chính thống với sự tham gia của tài tử Tom Cruise. Không phải trước đó ngôi sao này chưa từng tham gia các bộ phim được đánh dấu R (ví dụ: Magnolia hay Collateral), tuy vậy, Valkyrie xoay quanh kết hoạch giết chết độc tài Hitler và được chỉ đạo bởi một người đàn ông đã từng làm nên các cảnh bạo lực kinh điển trong The Usual Suspects, và hoàn toàn không được cảnh báo gì cả.
Phim “ Spawn”
Đây là một ví dụ kinh điển cho việc chuyển thể một truyện tranh u ám, đen tối lên màn ảnh, dành cho khán giả trẻ tuổi nhưng lại không hề cắt đi những pha bạo lực quá tay. Bộ phim này thu được tới 20 triệu đô la Mỹ ngay trong tuần đầu ra mắt, có lẽ vì dựa theo một bộ truyện tranh cực kỳ được yêu thích. Mặc dù vậy, khác hẳn với truyện tranh, các cảnh hành động bạo lực trên phim thực hơn rất nhiều, và cũng “hại não” hơn nhiều.
Theo TTVN
10 'phần tiếp theo tệ' nhất của màn ảnh Hollywood
Nhiều phần mới của một bộ phim khiến người xem cảm giác đạo diễn phá hủy những tình cảm tốt đẹp họ đã dành cho phần trước.
Speed 2: Cruise control
Một trong những phần tiếp theo chán nhất mọi thời đại, không cần nghĩ nhiều chính là Speed 2: Cruise control. Đây là một bộ phim được kết hợp giữa nhiều thứ lộn xộn, cố gắng để có được sự dữ dội và đen tối như phần đầu tiên. Tuy vậy, con tàu trong phim chỉ tạo ra hiệu ứng giống như một chiếc xe buýt, còn kẻ ác què quặt, nhạt nhẽo, không thể nào so được với màn diễn xuất của Dennis Hopper trong phần đầu. Đặc biệt, Keanu Reeves còn không được tham gia trong phần này khiến khán giả chẳng còn gì níu kéo để xem phim.
Indiana Jones and the kingdom of the crystal skull
Trong những phần đầu tiên, Indiana Jones có những điểm không hoàn hảo nhưng nó vẫn khiến khán giả vui vẻ và tin tưởng vào chuyện kỳ diệu. Vì vậy, đạo diễn Steven Spielberg nên biết, Indiana Jones and the kingdom of the crystal skullkhông nên tồn tại. Câu chuyện trong phim khá ổn cho đến đoạn gần cuối. Đây là trường hợp bộ phim không kết hợp được các yếu tố thiếu thực tế như chi tiết tủ lạnh cùng với các pha hành động khó tin.
Spider man 3
Hai phần đầu của Spider man có mọi thứ khán giả cần ở một phim bom tấn giải trí siêu anh hùng nhưng phần cuối cùng lại rất kỳ quặc. Hầu hết các cảnh đánh nhau, chiếu đấu ở phần 3 đều được làm rất cẩn thận, tử tế nhưng phần giữa của phim rất kinh khủng. Toby Maguire (trong vai Peter Parker) đã thay đổi từ một chàng mọt sách ngây thơ để trở nên độc ác sởn gai ốc.
The matrix revolutions
The matrix là một trong những phim sáng tạo, ấn tượng nhất từng được tạo ra nhưng tiếng tăm của phần đầu đã bị hủy hoại hoàn toàn sau khi Hollywood tiếp tục ra mắt phần 2 và phần 3. Trong phim hầu hết khán giả cảm thấy cực kỳ thất vọng với The matrix reloaded dù nó là một phim giải trí khá ổn. Tuy vậy, tới The matrix revolutions, người xem không thể rộng lượng hơn. Cuộc chiến giữa những cỗ máy ở thế giới thực chỉ là phần khá tử tế trong phim, còn lại, phần 3 tràn ngập những cảnh đánh nhau vô nghĩa và những đoạn hội thoại nhàm chán.
The hangover part II
Phần đầu tiên của The hangover cực kỳ thành công vì không ai xem nó với bất cứ kỳ vọng nào. Mọi tình tiết thắt nút, mở nút của phim đều khiến khán giả bất ngờ dù đôi khi chúng khá ngớ ngẩn. The hangover part II về cơ bản cũng dùng y hệt các "thủ thuật" như phần đầu, ngoại trừ các cảnh hành động trở nên khó tin hơn và các câu chuyện chọc cười cũng thô lỗ hơn. Nếu bạn chưa từng xem phần đầu, chắc chắn phần 2 của phim cũng không khiến khán giả cười được.
Transformers: Revenge of the fallen
Các phần phim Transformers đều có chi tiết gây cười thô lỗ, đặc biệt lạm dụng phần hình ảnh gây cười nhưng Transformers: Revenge of the fallen mới đạt đỉnh cao của sự dễ dãi, phản cảm. Đạo diễn Michael Bay cũng biết ông không "đủ trình" để làm bùng nổ các đoạn phim nhàm chán nhưng ông khẳng định mình đã cố hết sức. Về cơ bản, bộ phim cũng đáng xem nhưng cũng hoàn toàn dễ quên.
Ocean's twelve
Bộ phim này là ví dụ hoàn hảo của việc đạo diễn phí phạm cả dàn diễn viên toàn các ngôi sao. Câu chuyện của phần tiếp cực kỳ chán, đặc biệt sau phần phim Ocean's eleven. Phần đầu của phim Ocean's twelve tạm ổn nhưng nửa sau chẳng có điểm nhấn nào đáng kể. Ngớ ngẩn nhất là những đoạn nhân vật của Julia Robert phải "giả vờ" là Julia Roberts.
The lost world: Jurassic park
Công viên kỷ Jura là một trong những phim hay nhất về khủng long của mọi thời đại nhưng phần tiếp theo The lost world: Jurassic park không được như vậy. Bộ phim không theo sát tiểu thuyết của Michael Crichton nhiều, nếu nó chịu trung thành với nguyên tác đã không dở như vậy. Nhiều cảnh khá đáng sợ trong phim, trong khi đó, lại có đôi phần phá vỡ tất cả. Ví dụ để chống lại một con khủng long loại vừa bay được vừa ăn thịt, một cô gái tuổi teen cố đẩy nó ra khỏi cửa sổ... bằng một cây gậy tập thể hình.
Pirates of the caribbean: On stranger tides
Phần đầu về những tên cướp biển Caribbean của Disney rất hài hước, vui nhộn vì luôn có cảnh hành động vui vẻ đã mắt, bất chấp câu chuyện có vẻ nghiêm túc. Tuy vậy, đến phần phim đi tìm suối nguồn tươi trẻ, nhà sản xuất dường như quên mất lý do tại sao các phần phim trước lại trở nên hay ho như vậy. Họ đơn giản chỉ dựa vào sự điên rồ, quái đản của thuyền trưởng Jack Sparrow (Johnny Depp) để cố gắng cứu vãn mọi thứ nhàm chán khác. Phần phim này cực kỳ buồn tẻ và chẳng có chút hơi thở cuộc sống nào.
Babe: Pig in the city
Babe: Pig in the city là một bộ phim được làm rất nghiêm túc, cẩn thận, tỉ mỉ. Phim thậm chí còn có phần hình ảnh ấn tượng hơn phần đầu tiên, thêm vào đó là một câu chuyện phim rất thú vị. Tuy vậy, thật không may mắn, với kịch bản u ám hơn phần trước, Babe trở thành một bộ phim không nên xem vì nó không phải là kiểu phim gia đình như đáng lẽ nó phải là.
Theo TTVN
Mỹ nam mới của "Transformers 4" Jack Reynor sẽ thay thế Shia LaBeouf trong bom tấn "Transformers 4". Bí ẩn đằng sau vai nam chính trong Transformers 4 cuối cùng đã được hé lộ. Đạo diễn Michael Bay chính thức công bố: ngôi sao đang lên Jack Reynor đã giành được vai diễn đáng mơ ước trong bộ phim, đối diện với nhân vật của đàn anh Mark Wahlberg....