Những bộ phận trên ô tô phải kiểm tra thường xuyên khi đi xe trời mưa
Dành ít thời gian để kiểm tra tình trạng lốp xe, cần gạt mưa, đèn xe hay hệ thống phanh… sẽ góp phần giúp chiếc xe vận hành ổn định, an toàn khi bước vào mùa mưa.
Kiểm tra tình trạng lốp xe
Lốp xe là bộ phận duy nhất trên ô tô tiếp xúc trực tiếp với mặt đường. Nếu để lốp xe quá mòn, các gai lốp, rãnh thoát nước trên lốp xe bị bào mòn gần hết sẽ tạo ra một lớp nước giữa vỏ xe và mặt đường còn được gọi là hydroplaning (Hydroplaning) – ngăn sự tiếp xúc giữa lốp ô tô và mặt đường khiến xe dễ bị trơn trượt, dẫn đến tai nạn. Theo Cơ quan Quản lý đường cao tốc Liên bang Mỹ, 75% các vụ va chạm xe liên quan đến thời tiết xảy ra trên mặt đường ướt, 47% trong số đó xảy ra khi trời mưa.
Lốp xe là bộ phận duy nhất trên ô tô tiếp xúc trực tiếp với mặt đường
Vì vậy, khi bước vào mùa mưa, người dùng ô tô nên chú ý kiểm tra tình trạng lốp xe. Phải luôn đảm bảo gai lốp, rảnh thoát nước phải có độ sâu ít nhất 3 mm. Bên cạnh đó, nên kiểm tra tình trạng của cao su lốp. Nếu phát hiện lốp quá mòn hoặc có vết nứt, phồng, rách… nên thay thế.
Kiểm tra tình trạng các cánh gạt mưa
Cần gạt mưa kính lái, kính hậu cũng là chi tiết quan trọng góp phần giúp người lái đảm bảo tầm quan sát khi lái xe trong điều kiện trời mưa. Vì vậy, người dùng ô tô nên chú ý kiểm tra chi tiết này. Nên bật thử các cần gạt mưa, nếu phát hiện lưỡi gạt nước vẫn còn để lại những bệt nước nhỏ trên kính lái bạn nên kiểm tra chất lượng lưỡi gạt nước. Nếu chi tiết này quá mòn, hay lớp cao su bị chai cứng… nên thay thế. Ngoài ra, nên kiểm tra bình chứa nước rửa kính, nếu mức nước quá cạn nên châm thêm.
Cần gạt mưa kính lái, kính hậu cũng là chi tiết quan trọng góp phần giúp người lái đảm bảo tầm quan sát khi lái xe
Video đang HOT
Kiểm tra hệ thống đèn xe
Hệ thống đèn trên ô tô cũng là một trong những chi tiết quan trọng giúp bạn phát tín hiệu và để các phương tiện khác nhận biết xe của bạn khi lưu thông trong thời tiết trời mưa, tầm nhìn hạn chế. Do đó nên kiểm tra tình trạng hoạt động của hệ thống đèn xe, gồm các loại như đèn pha, xi nhan, đèn hậu, đèn phanh, đèn lùi, đèn sương mù, cũng như đèn chiếu sáng ban ngày (Daytime Running Light). Đảm bảo chắc chắn không có một bóng đèn nào bị hỏng hoặc tắt.
Vào mùa mưa, nhiều đoạn đường đô thị thường xảy ra tình trạng ngập, việc ôtô phải “bơi” giữa đường ngập nước dễ khiến xe bị chết máy. Do đó hãy kiểm tra ắc quy để chắc chắn là nó vẫn đủ mạnh để hoạt động tốt trong cả mùa mưa, hoặc nếu không thì nên sạc, thay thế.
Hãy kiểm tra ắc quy để chắc chắn là nó vẫn đủ mạnh để hoạt động tốt
Luôn luôn đảm bảo rằng các má phanh vẫn đủ ma sát và hệ thống phanh vẫn luôn đảm bảo đúng các thông số kỹ thuật của nhà sản xuất.
Nếu phát hiện có tiếng kêu phát ra mỗi khi đạp phanh, có thể do má phanh bị mòn hoặc đĩa phanh không đều… Trường hợp này nên mang xe vào gara, trung tâm dịch vụ chăm sóc ôtô để kiểm tra, thay thế má phanh.
Ưu - nhược điểm của các loại lốp xe ô tô dự phòng
Lốp xe là một bộ phận quan trọng của xe khi vận hành. Rất nhiều người đã phủ nhận về vấn đề này và nói bộ phận quan trọng nhất là động cơ hoặc hệ thống phanh.
Lốp dự phòng tạm thời
Lốp dự phòng tạm thời là loại lốp có các thông số kỹ thuật nhỏ hơn lốp tiêu chuẩn, vì kích thước nhỏ hơn nên dễ thay thế và trọng lượng chỉ bằng 2/3 lốp tiêu chuẩn.
Theo đó, kích thước nhỏ hơn nên dễ thay thế hơn, trọng lượng ít hơn 10kg sẽ giúp việc tiêu thụ nhiên liệu giảm bớt so với lốp full-, về giá cả cũng chỉ bằng 1/3.
Tuy nhiên, hạn chế là tốc độ không thể lớn hơn 80km/h. Việc thay đổi kích thước lốp cũng khiến trải nghiệm lái xe không được thoải mái như full-. Nếu sử dụng quá lâu cũng ảnh hưởng tới khung và trục xe.
Lốp dự phòng tạm thời là loại lốp có các thông số kỹ thuật nhỏ hơn lốp tiêu chuẩn
Lốp dự phòng full-
Ưu điểm của lốp dự phòng full- là có thể sử dụng như lốp tiêu chuẩn với khả năng thay thế nhanh chóng, phạm vi di chuyển và trọng lượng tương đương với lốp đang lắp trên xe.
Tuy nhiên, loại lốp này cũng có những mặt hạn chế. Đầu tiên là chiếm không gian tương đối lớn. Tiếp theo là lốp dự phòng full- sẽ nặng hơn, nếu lắp trên xe hàng ngày sẽ làm tăng trọng lượng và tiêu hao nhiều nhiên liệu. Đặc biệt là lốp nặng sẽ tốn nhiều công sức để thay thế.
Theo đó, lốp dự phòng này không được sử dụng phổ biến và độ mòn lốp tiêu chuẩn rất khác nhau, nếu sử dụng hàng ngày, nó có thể gây hỏng hệ thống treo và trục truyền động.
Ưu điểm của lốp dự phòng full- là có thể sử dụng như lốp tiêu chuẩn với khả năng thay thế nhanh chóng
Lốp chống xịt run-flat
Lốp run-flat có thể chạy được thêm 1 quãng đường dù đã bị rò rỉ hơi, thông thường là xe có thể chạy thêm khoảng 80km nữa.
Về kiểu dáng thì lốp run-flat cũng tương tự như lốp bị xẹp, tuy nhiên lốp này có cấu trúc hỗ trợ, lắp thêm vào thành lốp để đảm bảo lốp vẫn có thể hoạt động khi lốp hết hơi hoàn toàn.
Ưu điểm của lốp run-flat là khả năng chạy lâu dài mà không cần thay lốp dự phòng và những mẫu xe được trang bị lốp này sẽ không có lốp dự phòng.
Bên cạnh những ưu điểm thì lốp run-flat cũng có những nhược điểm. Đầu tiên là vận tốc chỉ giới hạn dưới 80km/h, phù hợp với những tài xế chỉ lái xe trong thành phố, để có thể dễ dàng tới trạm bảo hành gần nhất.
Lốp run-flat cũng cần theo dõi áp suất, vì trong quá trình xì hơi hoặc đã bơm căng hết hơi, lốp xe cũng không có dấu hiệu rõ ràng, khiến tài xế không phát hiện được vấn đề kịp thời.
Phanh tang trống phù hợp với ôtô điện hơn phanh đĩa Công nghệ của phanh tang trống lạc hậu hơn so với phanh đĩa nhưng trong thế giới xe điện, loại phanh này giúp tái tạo năng lượng. Phanh tang trống hay phanh đùm là một công nghệ có từ lâu đời trên ôtô, xe máy. Phanh đùm phát triển lần đầu tiên vào năm 1899, kiểu phanh này có thể tìm thấy trên...