Những bộ phận trên ô tô dễ gặp trục trặc vào mùa hè
Nhiệt độ cao là nguyên nhân chính khiến các bộ phận của xe như lốp, ắc-quy, dung dịch thường xuyên trục trặc.
Không ít trường hợp xe ôtô đang di chuyển trên đường bỗng nổ lốp do mặt đường nóng, cộng thêm quá trình biến dạng liên tục khi làm việc khiến nhiệt độ không khí trong lốp tăng cao…
Để giảm thiểu sự cố nổ lốp xe ôtô, trước mỗi hành trình di chuyển, lái xe nên kiểm tra phần lốp kĩ càng, đặc biệt vào mùa hè nắng nóng.
Điều hòa ôtô
Điều hòa ôtô là bộ phận sẽ được sử dụng liên tục khi trời nắng nóng, do đó việc kiểm tra và bảo dưỡng điều hòa là cực kỳ quan trọng.
Lái xe cần kiểm tra lượng ga làm mát, dầu bôi trơn của máy nén; kiểm tra quạt gió, máy nén khí hay bộ lọc gió để làm sạch hoặc sửa chữa nếu cần.
Điều hòa ôtô là bộ phận sẽ được sử dụng liên tục khi trời nắng nóng,
Ngoài ra, lái xe cũng kiểm tra dàn nóng, lạnh trên xe. Nếu có bị bụi bẩn sau một thời gian sử dụng thì lái xe nên làm sạch để hệ thống điều hòa làm mát đều và sâu.
Ắc quy
Video đang HOT
Mùa hè nắng nóng, nhiệt độ tăng cao là nguyên nhân khiến ắc quy ôtô có thể hỏng nhanh hơn. Bởi nhiệt độ cao khiến chất lỏng bay hơi, thay đổi nồng độ dung dịch, phản ứng diễn ra nhanh và gây tổn hại cho cấu trúc phía trong ắc quy.
Ngoài ra, nhiệt cao cả phía ngoài xe và phía trong xe cũng dễ gây mất cân bằng xung điện, làm chập cháy ắc quy.
Dầu bôi trơn và nước làm mát xe ôtô
Thời tiết nắng nóng của mùa hè khiến ôtô tiêu thụ nhiều hơn các loại nước mát, dung dịch làm mát và dầu bôi trơn để phục vụ cho quá trình tản nhiệt trong động cơ.
Thời tiết nắng nóng của mùa hè khiến ôtô tiêu thụ nhiều hơn các loại nước mát, dung dịch làm mát và dầu bôi trơn
Vì thế, lái xe nên kiểm tra dầu bôi trơn, nước làm mát xe ôtô thường xuyên, tránh tình trạng hệ thống máy móc của xe sẽ luôn phải hoạt động trong tình trạng quá nhiệt.
Mùa hè thường xuyên có mưa, bão bất chợt. Do đó, lái xe nên kiểm tra cần gạt mưa thường xuyên, nếu hỏng hóc thì phải sửa và thay thế.
Ngoài ra, cũng nên kiểm tra bình chứa nước rửa kính nếu thường xuyên sử dụng cần gạt nước.
Nhiệt độ cao ở mùa hè khiến nhiệt độ trong cabin xe có thể lên tới trên 60 độ C hoặc thậm chí đạt tới 80 độ C nếu dừng xe quá lâu. Đây là mức nhiệt khiến các chất liệu như da, nhựa ở trong cabin xe dễ hỏng. Vì thế, nếu phải thường xuyên đậu xe dưới trời nắng nóng, lái xe cần có biện pháp che chắn để giảm lượng nhiệt hấp thụ vào trong cabin xe.
Các bộ phận của xe ô tô dễ bị hư hỏng nhất
Cùng một thời điểm "bóc tem" như nhau nhưng sau một thời gian sử dụng, những bộ phận dưới đây trên ô tô sẽ nhanh hỏng và cần phải chăm sóc đặc biệt hơn.
Ắc-quy
Là một bộ phận cực kỳ quan trọng nhưng ắc-quy chỉ có tuổi thọ khoảng từ 2-4 năm. Việc bộ phận này bị hỏng hay hết điện bất chợt có thể mang đến rất nhiều phiền phức cho chủ xe.
Do phải duy trì hoạt động cho một số chức năng như hệ thống khoá cửa, chống trộm, đồng hồ, đèn cảnh báo... điện áp của ắc-quy vẫn bị hao hụt ngay cả khi không sử dụng. Hơn nữa, xe không lăn bánh cũng có thể gặp phải hiện tượng ắc-quy "tự xả cạn".
Vì thế, người dùng cần nhanh chóng thay mới ắc-quy nếu đã sử dụng nó trên 2 năm và nhận thấy có hiện tượng yếu điện nhằm đảm bảo an toàn cho bản thân.
Ắc-quy là một bộ phận cực kỳ quan trọng nhưng ắc-quy chỉ có tuổi thọ khoảng từ 2-4 năm
Bóng đèn
Có rất nhiều loại đèn trên ô tô. Mỗi loại lại có các chức năng khác nhau, cụ thể: đèn pha (đèn chiếu xa) giúp người lái có tầm nhìn xa, đèn cốt (đèn chiếu gần) chiếu sáng ở phía trước đầu xe, giúp nhìn rõ các vật cản trên mặt đường. Bên cạnh đó, có thể kể đến một số loại đèn khác như đèn xi-nhan, đèn hậu, đèn phanh, đèn soi biển số, cùng với một số loại đèn sương mù, đèn định vị ban ngày...
Các bóng đèn này có thể bị hỏng bất chợt nếu có xóc mạnh hay xảy ra va chạm lớn trong quá trình di chuyển. Ngoài ra, nguồn điện xe không ổn định cũng là lý do rút ngắn tuổi thọ của bóng đèn.
Việc bóng đèn hỏng vừa nguy hiểm, vừa mang lại cho bạn nhiều phiền phức như bị cảnh sát giao thông phạt khi tham gia lưu thông mà không có đủ các loại đèn cần thiết.
Lốp xe
Vì thường xuyên tiếp xúc với mặt đường nên lốp xe có tính mài mòn cao. Khi phải làm việc ở địa hình khắc nghiệt, bộ phận này lại càng dễ bị hư hỏng.
Do phải duy trì hoạt động cho một số chức năng như hệ thống khoá cửa, chống trộm, đồng hồ, đèn cảnh báo... điện áp của ắc-quy vẫn bị hao hụt ngay cả khi không sử dụng. Hơn nữa, xe không lăn bánh cũng có thể gặp phải hiện tượng ắc-quy "tự xả cạn".
Vì thế, người dùng cần nhanh chóng thay mới ắc-quy nếu đã sử dụng nó trên 2 năm và nhận thấy có hiện tượng yếu điện nhằm đảm bảo an toàn cho bản thân.
Vì thường xuyên tiếp xúc với mặt đường nên lốp xe có tính mài mòn cao
La-zăng
Về lý thuyết, la-zăng sẽ khá bền do được làm bằng kim loại, có độ cứng rất cao. Thực tế, do thói quen lái xe của nhiều người dùng mà bộ phận này lại trở nên cực kỳ dễ hỏng.
Những tình huống bất cẩn dẫn đến va chạm, thường thấy nhất là "chém vỉa" không chỉ gây hại cho lốp mà còn cả la-zăng. La-zăng rất dễ bị méo nếu bánh xe xảy ra va chạm mạnh, khiến xe bị rung ở một dải tốc độ nào đó. Trường hợp va chạm nhẹ thì bị xước gây mất thẩm mỹ.
Cần gạt mưa
So với các chi tiết khác trên xe, gạt mưa cũng là bộ phận nhanh hư hỏng hơn nhiều. Lưỡi gạt mưa sẽ bắt đầu hoạt động hiệu quả chỉ sau khoảng 1-2 năm sử dụng nếu xe thường xuyên bị phơi dưới trời nắng gắt. Tất nhiên gạt mưa giá rẻ, chất lượng không đảm bảo lại còn sớm hỏng hơn.
Nước không được gạt sạch, gạt bị vấp, phát tiếng kêu "rộp rộp" trong quá trình di chuyển trên kính lái là những dấu hiệu khi gạt mưa hỏng mà người dùng dẫn nhận thấy nhất.
Theo các chuyên gia, việc phun nước rửa kính khi gạt là không nên. Bởi khi đó giữa lưỡi gạt mưa và kính lái sẽ có ma sát lớn khiến mô-tơ và cơ cấu cần gạt bị cản trở, đồng thời nguy cơ xước kính lái cũng rất cao.
Hướng dẫn sử dụng các nút điều chỉnh cần gạt mưa Việc thành thạo các thao tác điều khiển lẫy gạt mưa (cần gạt mưa) trên ô tô , cũng như các nút chức năng đi kèm sẽ giúp người lái đảm bảo an toàn trên những hành trình. Hướng dẫn sử dụng các nút điều chỉnh cần gạt mưa Bên cạnh những trang bị cơ bản nhất như vô lăng, cần số, chân...