Những bộ phận có độc cần tránh của một số loại rau củ
Một số bộ phận từ thực vật như rễ, thân hay hạt mà bạn không bao giờ nên đưa vào các món ăn, là do chúng có chứa độc tố nguy hiểm.
Theo Ths. Hồng Sơn – Viện Y học Ứng dụng Việt Nam, tận dụng tất cả các bộ phận của rau củ để cho vào chế biến là một biện pháp tránh lãng phí những dưỡng chất từ thực phẩm. Tuy nhiên, dưới đây là 7 bộ phận từ thực vật nên loại bỏ trước khi chế biến bất kỳ món ăn nào bởi chúng sẽ gây độc cho cơ thể.
Cành và mầm khoai tây
Khoai tây thuộc họ cà là họ gồm những loài thực vật ưa bóng râm, và tất cả những loài thuộc họ này đều có chứa độc tố có tên gọi solanin. Bạn có biết rằng trong tác phẩm Macbeth rất nổi tiếng của Shakespeare, vua xứ Scotland là Macbeth đã sử dụng một loài thực vật cùng họ với khoai tây là cà độc dược để đầu độc những kẻ địch từ Đan Mạch.
Cành và mầm khoai tây có chứa chất độc solanin.
Trong khoai tây, solanin tập trung phần lớn ở cành và các mầm, do vậy bạn cần lưu ý cắt bỏ hết những bộ phận này trước khi chế biến chúng. Ngoài ra, những củ khoai tây xanh cũng đặc biệt chứa hàm lượng solanin rất cao.
Cà chua, một loài có quan hệ họ hàng với khoai tây, cũng thuộc một nhánh khác của các cây họ Cà. Cà chua đã từng là loài thực vật gây nỗi sợ hãi ở châu Âu trong vòng hơn 200 năm sau khi được đưa từ Mỹ sang và chỉ được sử dụng với mục đích trang trí mãi cho tới những năm 1800.
Lá cà chua có chứa một lượng nhỏ solanin và tomatin có thể gây rối loạn tiêu hóa nếu ăn quá nhiều một lúc (liều tối thiểu để gây tử vong vào khoảng hơn 450 gram).
Có thể bạn đã từng nghe hoặc chưa biết, trong hạt táo có chứa các chất độc cyanid. Cụ thể hơn, chúng có chứa amygdalin, một chất có thể giải phóng cyanid khi tiếp xúc với các enzyme tiêu hóa của đường ruột.
Video đang HOT
Bạn nên bỏ hạt khi ăn táo.
Bình thường, lớp vỏ ngoài rắn chắc của hạt táo giúp ngăn cản hiện tượng này xảy ra, trừ khi bạn nhai nát hạt táo trước khi nuốt nó vào bụng. Bạn sẽ phải tiêu thụ khoảng 200 hạt táo được nhai kỹ để có thể tạo ra một liều cyanid đủ để gây tử vong. Tuy nhiên dù thế nào đi nữa thì bạn cũng nên loại bỏ hạt táo trước khi ăn bởi đơn giản là chúng cũng có vị không hề hấp dẫn.
Nếu bạn đã từng trồng măng tây, bạn sẽ để ý thấy rằng những cây cái cho ra những quả mọng màu đỏ trông rất hấp dẫn. (Hầu hết những cây được lai tạo ngày nay đều là giống đực và không có quả.) Tuy nhiên, đừng dại dột mà động vào chúng! Những quả mọng này mặc dù không tiêu diệt bạn những sẽ khiến bạn cảm thấy vô cùng khó chịu do sự hiện diện của các sapogenin, một chất độc nhẹ đối với con người và có thể gây ngộ độc cho động vật. Nếu ăn những quả mọng này, chúng sẽ khiến bạn bị nôn mửa và tiêu chảy.
Thân cây đại hoàng có thể được sử dụng để chế biến thành món bánh ngon lành khi kết hợp với những trái dâu thơm ngọt, tuy nhiên nếu ăn nhầm lá của loại cây này thì bạn sẽ có nguy cơ phải đi cấp cứu.
Lá cây đại hoàng có chứa acid oxalic và các anthraquinone glycoside, đây là hai hợp chất khá độc đối với con người khi được tiêu hóa. Các triệu chứng ngộ độc phụ thuộc vào lượng mà bạn đã ăn, thường là nôn mửa, đau dạ dày cho tới co giật.
Lá và hoa của cây cà tím
Cà tím là một thành viên khác của các cây họ Cà khét tiếng. Đôi khi người ta thường bị ấn tượng rằng ăn những trái cà sống có thể gây ngộ độc nhưng sự thật không phải là như vậy.
Lá và hoa của cà tím có chứa solanin.
Tuy nhiên, lá và hoa của cà tím lại có khả năng khiến bạn bị ốm thật sự, nguyên nhân là do thành phần solanin thường tập trung nhiều nhất ở những bộ phận này.
Tất cả các bộ phận của cây cơm cháy đều có thể gây độc cho con người và động vật, nhất là rễ, lá, thân và các cành – tuy nhiên cả quả và hoa cũng chứa độc tố. Cả cây có chứa những hợp chất có thể sản sinh ra acid hydrocyanid, và có thể giải phóng cyanid.
Việc loại bỏ các hợp chất giải phóng ra cyanid được khuyến cáo khi sử dụng các bộ phận như hoa và quả cơm cháy, và bạn cũng nên tránh tất cả những phần khác của loài cây này.
Ăn quả cơm cháy chưa chín hay chưa được nấu có thể gây buồn nôn và nôn mửa, do vậy tốt nhất là bạn nên tuân theo hướng dẫn từ công thức nấu ăn thay vì tự ý chế biến theo ý mình.
Theo Thanh Loan / Báo Sức Khỏe & Đời Sống
Tuyệt chiêu giúp nạp tối đa dưỡng chất từ rau củ
Mỗi màu sắc khác nhau của rau củ quả chứa lợi ích dinh dưỡng riêng, cần thiết cho quá trình hấp thụ của cơ thể.
Cơ thể con người mỗi ngày cần một số lượng các vitamin nhất định để đảm bảo sức khỏe. Tuy nhiên, để bổ sung vitamin, điều chúng ta cần lưu ý không phải là nên ăn đủ các loại rau quả gì, mà là ăn đủ loại màu sắc của rau quả mỗi ngày.
Không có một loại thức ăn nào chứa đầy đủ tất cả vitamin cần thiết. Mỗi loại rau quả có màu sắc và hương vị khác nhau và cũng chứa những vitamin, chất khoáng khác nhau. Vì thế nên thay đổi thường xuyên các loại màu sắc xanh, đỏ, tím, vàng từ rau quả vào trong chế độ ăn uống hàng ngày, sẽ làm tốt hơn cho sức khỏe.
Màu đỏ
Các loại rau quả màu đỏ hội tụ dưỡng chất lycopene, anthocyanidin, roanthocyanidin, beta-carotene, capsaicin... giúp hạn chế tối đa nguy cơ bị lão hóa, hỗ trợ sức khỏe tế bào, hạ huyết áp và chống oxy hóa...
Màu đỏ làm tăng cường sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh ung thư và tăng cường trí nhớ. Khi sử dụng các loại quả màu đỏ thường xuyên còn giảm nguy cơ đột quỵ và thoái hóa điểm vàng trong cơ thể.
Mỗi loại rau quả có màu sắc và hương vị khác nhau.
Màu vàng, cam
Rau củ quả màu vàng và cam (chanh, cam, cà rốt, mơ...) chứa nhiều beta-carotene, alpha-carotene, beta-cryptoxanthin hỗ trợ sức khỏe thị giác.
Ngoài ra, trong các loại rau, củ, quả này còn chứ một hàm lượng rất lớn chống oxy hóa mạnh. Chúng có nhiều ở lớp vỏ trái cây có tác dụng tăng cường sự đàn hồi của da rất tốt.
Màu xanh
Các loại rau quả màu xanh là màu đặc trưng chứa nhiều sinh tố C và có một hàm lượng lớn chất sắt. Đây là những hợp chất chống oxy hóa hiệu quả, đem lại những hữu ích cho gan, đẩy nhanh quá trình đào thải độc tố ra khỏi cơ thể.
Những loại rau quả này giảm nguy cơ mắc bệnh mất trí nhớ (alzheimer), bệnh tim, làm đẹp da, chống lão hóa...
Rau càng có màu xanh đậm thì càng chứa nhiều hàm lượng chất xơ và khoáng chất cần thiết cho sức khỏe: rau muống, rau ngót, rau đay, cải ngọt, bông cải xanh, cải xoăn, xà lách, cải bó xôi...
Màu tím
Các loại trái cây màu tím có chứa một loại polyphenol và chống oxy hóa gọi là axit ellogic cũng có tác dụng bảo vệ tim mạch. Trong những trái cây chín, chất chống oxy hóa tập trung nhiều nhất trong hạt.
Hoa quả và rau củ màu tím chứa nhiều flavonoids, một chất rất tốt cho sức khỏe của hệ tim mạch và có thể giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
Cây rau màu tím: hoa oải hương tím, húng tía, tía tô... cung cấp nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe, giúp làm đẹp tóc, chăm sóc da hiệu quả, tốt cho mắt. Các chất có trong rau này giúp tăng tuần hoàn máu, hạn chế tình trạng mất ngủ, lo lắng, chứng đau nửa đầu và tình trạng suy nhược cũng như cải thiện các bệnh về da như mẩn đỏ, mụn, nhăn da, các vết bỏng vết cắt.
Màu trắng
Loại màu này có chứa nhiều chất alicina, chất này tập trung nhiều nhất trong tỏi, hành khô làm giảm nguy cơ ung thư dạ dày, giảm huyết áp và cholesterol, giúp phòng ngừa các chứng bệnh liên quan đến tim mạch, khống chế hàm lượng cholesterol trong máu. Đây được coi như một loại kháng sinh ngăn ngừa các vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.
Ngoài ra, chúng còn có công dụng thanh lọc cơ thể, có lợi cho mắt và điều hóa trạng thái tâm lý bình ổn.
Theo Thúy Nga/ VTC News
5 cách giúp kiểm soát tốt đường huyết Khi bị tiểu đường loại 2, điều quan trọng là phải kiểm soát lượng đường huyếtcủa bạn. Vì nếu không đạt được cân bằng đường huyết, nguy cơ biến chứng từ bệnh tiểu đường tăng lên, theo everydayhealth. Hạn chế uống rượu để kiểm soát đường huyết tốt. ẢNH: SHUTTERSTOCK Ăn thêm chất xơ Chất xơ giúp thúc đẩy sức khỏe tiêu hóa...