Những bộ đồng phục đẹp nhất trong lịch sử Olympic
Lễ khai mạc của Olympic là thời điểm các quốc gia diện trang phục mang ý nghĩa và biểu tượng riêng cho đất nước.
Nhật Bản 1964: Đồng phục màu đỏ và trắng nổi bật trong lễ khai mạc ở Tokyo năm 1964 đã làm nên lịch sử và đánh dấu nét thẩm mỹ của xứ sở hoa anh đào. Bộ quần áo được lấy cảm hứng từ manga, anime hay những bộ phim mang đậm phong cách Nhật Bản. Ảnh: The Japan Times.
Mỹ 1964: Quốc gia này mặc bộ quần áo lấy cảm hứng từ dáng vẻ truyền thống của Mỹ và màu sắc đặc trưng của Uncle Sam. Phái đoàn Mỹ trong trang phục quần và váy trắng, áo khoác và mũ màu xanh lam đơn giản nhưng nổi bật. Ảnh: Ivy Style.
Mỹ 1968: Chủ nghĩa thể thao tối giản được áp dụng để thiết kế đồng phục cho Mỹ tại Olympic 1968. Những người phụ nữ tham dự diễu hành ngày khai mạc diện mẫu váy trắng đơn giản, điểm nhấn ở sọc chéo biểu tượng cho màu sắc trên lá cờ. Ảnh: Pop Sugar.
Mexico 1968: Đây không phải là đồng phục mà các vận động viên mặc cho lễ khai mạc. Tuy nhiên, thiết kế này đã trở nên nổi tiếng vì nó được các hướng dẫn viên diện trong cuộc họp ở Mexico. Tính độc đáo của trang phục thể hiện qua kiểu chữ do Lance Wyman sáng tạo. Chiếc váy được thiết kế bởi Irma Dubost và Julie Murdoch vẫn được ưa chuộng hiện nay. Ảnh: GQ.
Canada 1992: Đối với thế vận hội Olympic diễn ra vào mùa đông, các vận động viên Canada mặc bộ đồng phục khiến họ trông giống nhân vật trong bộ phim giáng sinh. Chiếc mũ lông trắng kết hợp với áo khoác phao và găng tay cùng màu thể hiện tinh thần của đất nước. Ảnh: CBC.
Video đang HOT
Maroc 1992: Đối với Thế vận hội Olympics mùa đông, người Maroc mặc trang phục có thiết kế kèm khăn choàng dài để giữ ấm. Đây được xem là ý tưởng mới lạ khi thiết kế trang phục vừa đảm bảo sức khỏe, vừa thời trang. Ảnh: Ivona.
Nga 1992: Với chiếc áo khoác màu xanh lam phối với mũ xám, những người đàn ông nước Nga đã thu hút sự chú ý về phong cách lịch lãm của mình. Nhiều trang tin cho biết bộ đồng phục của nước Nga giúp các vận động viên nam toát lên nét đẹp nam tính, phù hợp trong mọi sự kiện mà không bị lỗi thời. Ảnh: GQ.
Hy Lạp 1998: Đồng phục Olympic của Hy Lạp là minh chứng cho màu đen không bao giờ lỗi thời. Trong khi các quốc gia khác lựa chọn những gam màu nổi bật, Hy Lạp lại chọn cách xuất hiện đơn giản khi diện cả set đồ đen. Ảnh: GQ.
Úc 2016: Người Úc đã bắt kịp xu hướng diện áo blazer kết hợp quần shorts hoặc chân váy. Bộ đồng phục có màu sắc tươi sáng, phối tông màu chủ đạo xanh, trắng và vàng giúp các vận động viên trở nên nổi bật hơn trên sân. Ảnh: Insider.
Thời trang và văn hóa: Cách các quốc gia lựa chọn đồng phục tại Thế vận hội Tokyo 2020
Lễ khai mạc Thế vận hội thường là cơ hội để các quốc gia giới thiệu các vận động viên và nét văn hóa độc đáo đến với thế giới.
Trang phục được đoàn diễu hành mặc trong dịp này là cách tốt nhất để thể hiện màu sắc quốc gia trên nền tảng toàn cầu.
Tại Thế vận hội Tokyo 2020, đội tuyển Cộng hòa Séc sẽ mặc đồng phục thể thao do Zuzana Osaka thiết kế (Nguồn: AP)
Trang phục của Séc với phương pháp nhuộm Modrotisk - di sản phi vật thể được UNESCO công nhận
Tại Thế vận hội London 2012, các vận động viên Cộng hòa Séc đã xuất hiện nổi bật với ô màu xanh neon và giày Wellington. Đối với Thế vận hội Rio năm 2016, lựa chọn thời trang của họ là sọc trắng và đen khiến người xem truyền hình cảm thấy thích thú với phiên bản Hiệu ứng Doppler của riêng họ.
Phụ kiện đi kèm với trang phục của đội tuyển Olympic Cộng hòa Séc. (Ảnh: Reuters)
Tại Thế vận hội Tokyo 2020, đội tuyển Cộng hòa Séc quyết định khoác trên mình bộ đồng phục thể thao do Zuzana Osaka thiết kế. Osaka là một nhà thiết kế nổi tiếng với modrotisk, một phương pháp nhuộm bản thiết kế bao gồm việc dập các mẫu vào vải bông và sau đó nhuộm màu. Kỹ thuật này có nguồn gốc từ châu Á, và đã lan rộng sang châu Âu vào thế kỷ 18 và vẫn còn phổ biến ở các quốc gia Trung Âu khác như Hungary, Slovakia hay Áo. Modrotisk đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Phi vật thể vào năm 2018.
Liberia lựa chọn trang phục của Nhà thiết kế thuần chay
Liberia cử năm vận động viên điền kinh tham gia Thế vận hội năm nay. Một trong số đó, Emmanuel Matadi, đã nghe nói về những chiếc túi hàng hiếm được thiết kế bởi nhà thiết kế thuần chay người Mỹ gốc Liberia, Telfar Clemens, và đề nghị anh thiết kế đồng phục của đất nước cho Thế vận hội.
Tuyển Liberia diễu hành tại Tokyo 2020.
Clemens trở nên nổi tiếng sau khi tạo ra mẫu túi Telfar với thiết kế được làm bằng da thuần chay, dập chữ "T" trên thân, có giá 150 - 257 USD tùy cỡ. Chiếc túi này nổi tiếng là cực kỳ khó kiếm, tạo nên cơn sốt săn lùng. Người hâm mộ gọi chúng là túi "Bushwick Birkin", với ý nghĩa túi Birkin của những người dân khu phố lao động Bushwick phía Bắc quận Brooklyn, New York.
Một số tác phẩm ra mắt tại Thế vận hội sẽ được bày bán rộng rãi vào cuối năm nay.
Clemens, người chưa bao giờ thiết kế bất kỳ bộ quần áo vận động viên nào trước đây, cuối cùng đã làm ra 70 mẫu quần áo khác nhau như áo khoác, quần áo, túi vải thô và giày thể thao - tất cả được trang trí bằng cờ Liberia và biểu tượng của Telfar. Các loại vải xếp nếp dài, áo ba lỗ hở vai và quần thể thao - tất cả đều là đặc trưng của thương hiệu - đã được đưa vào trang phục của lễ khai mạc.
Trang phục Denim cho tuyển Canada mang hơi thở thời trang và nghệ thuật đường phố Tokyo
Trang phục Olympic của Canada được biết là một nỗ lực để đưa áo khoác denim quay trở lại thời kỳ thịnh hành. Theo Hudson's Bay, nơi thiết kế trang phục của tuyển Canada, tất cả các món đồ đều được thiết kế với tính năng hiệu quả, thoải mái, với các họa tiết nghệ thuật đậm nét tôn vinh phong cách đường phố thẩm mỹ đến từ Nhật Bản và phong cách hiện đại đậm chất Canada.
Hudson Bay hoàn toàn nhận thức được một số tranh cãi xung quanh bộ trang phục. Tuy nhiên, Lucia Kinghorn, phó chủ tịch của thương hiệu, đã trả lời tờ Chicago Tribune rằng: "Chúng tôi tự hào về thiết kế dành cho tuyển Canada và rất vui vì có nhiều người đang bàn luận về nó."
Chiếc áo khoác tôn vinh thời trang và nghệ thuật đường phố Tokyo của tuyển Canada với chữ Tokyo đỏ nổi bật trên nền trắng. (Ảnh: Olympic.ca)
Người hâm mộ cũng có thể tìm mua những sản phẩm giống của Tuyển Canada tại trang web của Hudson.
Trưng cầu dân ý cho trang phục của tuyển Mexico
Ủy ban Olympic Mexico và nhãn hàng thiết kế 'High Rise' đã quyết định tổ chức một cuộc bình chọn trực tuyến để quyết định kiểu họa tiết nào sẽ xuất hiện trên trang phục tuyển Mexico tại Thế vận hội. Kết quả cuối cùng được lựa chọn là những hình thêu Zapotec truyền thống trên ve áo bởi những người phụ nữ đến từ eo đất Tehuantepec, Oaxaca.
Tuyển Mexico diễu hành tại Lễ khai mạc Tokyo 2020.
Vạt thêu trên đồng phục không giống nhau, do các nghệ nhân Oaxacan chọn màu thêu theo tâm trạng của họ. (Ảnh: Today-in-24)
Những bộ quần áo này sẽ được bày bán trong các cửa hàng của High Life và có thể được tùy chỉnh để phù hợp với người dùng. Chúng sẽ có giá từ 1.500 đến 12 nghìn peso Mexico, tùy thuộc vào nguyên liệu được chọn.
Những trang phục thi đấu đẹp nhất tại Olympic Tokyo Đội tuyển Úc gây ấn tượng với mẫu áo khoác kaki được thiết kế riêng, trong khi trang phục của các vận động viên Nhật Bản gợi nhớ hình ảnh tiếp viên hàng không từ những năm 1980. Sau hơn 1 năm bị trì hoãn, Olympic Tokyo sẽ chính thức khai mạc vào tối 23/7. Tuy nhiên do ảnh hưởng của đợt bùng...