Những biểu hiện thường gặp khi dùng thuốc tránh thai
Dù sử dụng ít hay nhiều, trong thời gian dài hay ngắn, bạn sẽ trải nghiệm một số thay đổi khác thường khi dùng loại thuốc này.
Tiếp nhận thuốc tránh thai đồng nghĩa với việc cơ thể bạn phải thích ứng với những thay đổi hoóc-môn và những biểu hiện bất thường là điều dễ hiểu. Do đó, đừng quá lo lắng nếu bạn trải nghiệm một số khác biệt trong cơ thể trong thời gian dùng thuốc. Dưới đây là một số thay đổi thường gặp:
Chu kì thất thường
Để ngăn chặn việc thụ thai, thuốc tránh thai cần can thiệp và xáo trộn hệ thống hoóc-môn trong cơ thể bạn. Do những thay đổi ảnh hưởng trên diện rộng, tất cả mọi thứ thuộc về hoóc-môn bao gồm cả chu kì kinh nguyệt đều sẽ bị ảnh hưởng. Theo các chuyên gia sức khỏe sinh sản, chu kì kinh nguyệt tiếp theo sẽ rất thất thường, thậm chí có thể chậm mất 1 tháng. Tùy vào thể trạng từng người, việc cân đối hoóc-môn diễn ra nhanh hay chậm, chu kì nguyệt cũng sẽ bình thường lại sớm hay muộn.
Mụn trứng cá
Một trong những tác dụng phụ của thuốc tránh thai là ngăn ngừa mụn trứng cá. Rất nhiều phụ nữ sử dụng thuốc tránh thai để ngăn chặn sự phát triển không kiểm soát của thành phần khó chịu này. Tuy nhiên đây không phải cách lâu dài để xử lý chúng. Trứng cá hình thành từ lượng dầu sản sinh trong cơ thể. Thuốc tránh thai có khả năng làm giảm lượng testosterone và hẳn nhiên ngăn chặn được lượng dầu thừa trên da vốn là mảnh đất màu mỡ của vi khuẩn để tạo nên trứng cá. Tuy nhiên sau khi dừng thuốc, lượng testosterone được giải phóng thậm chí dồi dào hơn trước sẽ khiến cho bạn phải ngán ngẩm mỗi khi đứng trước gương.
Một trong những tác dụng phụ của thuốc tránh thai là ngăn ngừa mụn trứng cá (Ảnh minh họa: Internet)
Video đang HOT
Tăng cân
Cân nặng và thuốc tránh thai luôn được coi là hai phạm trù đi kèm với nhau. Trên thực tế, các chuyên gia y khoa không xác nhận mối liên hệ rõ ràng nào giữa việctăng cân và dùng thuốc tránh thai. Một vài phụ nữ xác nhận không có biến chuyển rõ rệt về cân nặng của họ nhưng một số lại cho rằng việc tăng vài cân khi dùng thuốc là điều xảy ra thường xuyên. Các chuyên gia nhận định có thể tùy vào mức độ xáo trộn nội tiết tố mỗi người mà dẫn đến các kết quả khác nhau như trên.
Ham muốn sụt giảm
Một trong những tác dụng phụ khó tránh của những phụ nữ dùng thuốc tránh thai làsuy giảm ham muốn. Lượng testosterone đóng vai trò chủ chốt trong việc kích thích ham muốn và gia tăng khoái cảm đã bị những viên thuốc tránh thai ‘xử đẹp’. Trong một số trường hợp, những viên thuốc này cho hiệu quá lâu hơn bình thường do đó sau khi bạn dừng thuốc một thời gian, dường như ham muốn vẫn cố tình lẩn trốn bạn.
Phụ nữ dùng thuốc tránh thai dễ bị suy giảm ham muốn (Ảnh minh họa: Internet)
Không thể mang thai ngay sau đó
Sử dụng thuốc tránh thai sẽ ảnh hưởng đến sự cân bằng hoóc-môn trong cơ thể và bạn sẽ gặp khó khăn nếu muốn thụ thai trong thời gian gần. Cơ thể sẽ cần thời gian cân bằng lại những xáo trộn mà thuốc gây ra trước khi có thể thụ thai. Do vậy, nếu đang có kế hoạch thêm thành viên mới trong gia đình, hãy nghĩ đến những biện pháp phòng tránh thai khác như bao cao su.
Theo SKĐS
Không mang thai, tại sao nguyệt san 'trễ hẹn'?
Ngoài lý do có thai khiến nguyệt san 'mất tích', còn những nguyên nhân khác như giảm cân, stress hay tập luyện quá sức.
1. Giảm cân hay tập luyện quá sức
Nếu chỉ số cơ thể BMI giảm đột ngột xuống dưới mức 18 hay 19 thì nguyệt sancũng có thể đến muộn. Ngoài ra, cơ thể phải trải qua những điều kiện khắc nghiệt như chứng biếng ăn, cuồng ăn vô độ, luyện tập quá sức cũng có thể là lý do tác động đến việc 'mất tích' của nguyệt san. Bởi lẽ, những yếu tố trên khiến cơ thể không sản sinh đủ lượng hoóc-môn nữ, estrogen, điều kiện cần và đủ để hình thành kinh nguyệt.
2. Stress
Vùng dưới đồi (hypothalamic) của não bộ là khu vực điều khiển hoóc-môn cho chu kỳ kinh nguyệt. Stress lại khiến cho bộ phận này chịu nhiều tác động bất thường. Vì vậy, nếu bạn phải trải qua những sự cố như mất người thân, chia ly, thi cử, áp lực công việc... cũng là nguyên nhân dẫn đến chậm kinh.
Khi kinh nguyệt đến trễ, bạn nên nghĩ đến nhiều nguyên nhân khác hơn là lý do mang thai (Ảnh minh họa: Internet)
3. Bệnh liên quan tuyến giáp
Tuyến giáp, nằm ở cổ, có nhiệm vụ điều tiết hoạt động của não bộ. Ngoài ra, nó còn tương tác với nhiều cơ quan khác trên cơ thể để mọi thứ được diễn ra bình thường. Nếu bạn mắc bệnh liên quan tuyến giáp mất cân bằng, thì 'ngày đèn đỏ' bị ảnh hưởng là chuyện dễ hiểu. Hãy tới bác sĩ để được chẩn đoán chính xác nếu trường hợp này xảy ra.
4. Hội chứng buồng trứng đa u nang
Hội chứng buồng trứng đa u nang là tình trạng mất cân bằng hoóc-môn dẫn tới giảm hiện tượng rụng trứng. Biểu hiện của bệnh này cũng là chậm kinh hoặc nguyệt san không đều. Các dấu hiệu khác có thể kể tới như lông, tóc mọc bất thường trên mặt, ngực, khó giảm cân...
5. Thuốc tránh thai
Chậm kinh còn có thể là biểu hiện vô hại hay tác dụng phụ của thuốc tránh thai. Nếu thường xuyên sử dụng, thỉnh thoảng bạn thấy hiện tượng nguyệt san đến muộn thì không đáng lo ngại. Tuy nhiên, kinh nguyệt không đều liên tục trong vài chu kỳ sau khi dùng thuốc, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ hoặc đổi loại thuốc khác.
Theo VNE
Chửa ngoài tử cung, tắc mạch máu ruột vì thuốc tránh thai Tin tương vao thuôc tranh thai nên chi Hăng bi đau bung ma vân chi nghi đau bung do kinh nguyêt. Chưa ngoai tư cung, tăc mach mau ruôt Chi Nguyên Thu Hăng (SN 1981, ơ Hang Măm, Ha Nôi) vân chưa hêt bang hoang khi kê vê ca câp cưu cach đây 2 năm cua minh. Chi Hăng kê hoach băng viêc...