Những “biệt ngữ” bác sĩ nói trong phòng đẻ, mẹ biết trước để bớt sốc
“Sữa nhỏ” là thuốc mê, còn “chuẩn bị da” liệu có phải là… cắt da?
Trong quá trình vượt cạn, các sản phụ chắc chắn sẽ đôi lần nghe bác sĩ nói những từ mà mình không thể hiểu được. Bởi giống như các lĩnh vực khác, trong sản khoa cũng có những biệt ngữ riêng.
Ngoài dùng các biệt ngữ này theo thói quen cá nhân, các bác sĩ thường dùng với mục đích tránh những lo lắng không cần thiết cho các sản phụ. Tuy nhiên đôi khi vì bác sĩ dùng biệt ngữ chuyên ngành, sản phụ lại bối rối không hiểu ý của các bác sĩ, y tá là gì.
Có một người mẹ lấy biệt danh là Nini (sống tại Trung Quốc) đã kể lại câu chuyện của mình. Vì vị trí ngôi thai không thuận nên Nini lựa chọn phương pháp sinh mổ theo lời khuyên của bác sĩ. Bà mẹ trẻ chưa từng sinh con bao giờ nên rất hồi hộp mong chờ đứa con đầu lòng.
Rồi bỗng nhiên cô y tá gọi cô đi “chuẩn bị da”. Nini không hiểu chuẩn bị da là gì và cảm thấy hoảng sợ. Cô nghĩ rằng việc chuẩn bị da đồng nghĩa sẽ phải cắt bỏ một phần da, vì vậy Nini nắm chặt cứng tay chồng và không muốn phải đối mặt với việc này. Khi nhìn thấy vẻ mặt hoang mang và run rẩy của sản phụ, nữ y tá hiểu rằng đó là do mình đã dùng biệt ngữ, khiến cô gái trẻ không hiểu bản chất của việc nên mới sợ hãi như vậy.
Thực tế, chuẩn bị da là bước làm sạch da trước khi tiến hành phẫu thuật. Sau khi nghe y tá giải thích như vậy, Nini mới yên tâm đi theo y tá. Từ câu chuyện của Nini có thể thấy rằng các bác sĩ và y tá sẽ nói những từ mà sản phụ không hiểu dẫn đến việc hoảng sợ.
Vì vậy nếu các mẹ bầu không muốn vào phòng sinh và phải đối diện với những lời nói có phần hoang mang ấy từ bác sĩ, thì nên chủ động tìm hiểu trước. Từ đó có thể chuẩn bị tâm lý thoải mái nhất cho ca sinh.
Chuẩn bị da
Các mẹ tuyệt đối đừng nhầm tưởng rằng việc này có nghĩa là… cắt da như bà mẹ Nini ở trên. Bởi chuẩn bị da nghĩa là khử trùng và làm sạch da trước khi phẫu thuật. Chuẩn bị da cũng là một công đoạn mà chỉ những sản phụ sinh mổ mới phải thực hiện. Việc chuẩn bị da không chỉ là sát trùng bằng cồn y tế mà còn có thể bao gồm việc cạo sạch lông ở vùng kín, giúp bác sĩ thuận tiện hơn trong quá trình phẫu thuật.
Cạo lông luôn là một quá trình phức tạp và nhạy cảm. Nếu một số mẹ không muốn y tá giúp đỡ, họ có thể tự xử lý trước. Nhưng tốt hơn hết, mẹ bầu nên tìm một người có kinh nghiệm về việc này vì một khi không cạo lông cẩn thận, có thể gây ra trầy xước, khiến việc mổ bắt con khó khăn hơn, thậm chí gây ra nhiễm trùng sau mổ. Các bà mẹ hãy suy nghĩ kỹ xem ai là người sẽ giúp mình chuẩn bị da. Đây là một công đoạn rất quan trọng liên quan trực tiếp đến sức khỏe của sản phụ.
“Mở mấy ngón tay”
Biệt ngữ này có thể các mẹ bầu quen tai nhất, bởi được nghe đến thường xuyên. Cổ tử cung mở được bao nhiêu ngón tay chỉ kích thước đóng mở của tử cung, được tính bằng cm. Các bác sĩ cho rằng kích thước của ngón tay chỉ khoảng 1cm, vì vậy số ngón tay lọt vào cổ tử cung sẽ tương ứng kích thước của miệng tử cung bị giãn ra. Khi cổ tử cung mở đủ mười ngón tay, tức là cổ tử cung đã mở 10 phân, sản phụ có thể bắt đầu sinh con thuận lợi.
Cổ tử cung biến mất
Nhiều sản phụ hẳn sẽ cảm thấy hoảng sợ khi nghe bác sĩ nói “cổ tử cung biến mất” vì không hiểu chuyện gì đang xảy ra. Tuy nhiên, nếu bác sĩ nói đến cụm từ này có nghĩa là thai nhi sắp chào đời.
Bởi giai đoạn đầu tiên trong quá trình chuyển dạ là xóa mở cổ tử cung được tính từ lúc xuất hiện cơn gò đầu tiên đến khi cổ tử cung mở trọn, kết quả là thai và nhau được sổ ra ngoài. Cổ tử cung mỏng đi và được các bác sĩ dùng biệt ngữ “cổ tử cung biến mất” để nhắc đến trạng thái mở ra hoàn toàn. Nếu cổ tử cung càng mỏng, quá trình này diễn ra càng nhanh.
Bởi vậy, các mẹ đừng căng thẳng khi nghe biệt ngữ này vì sẽ khiến ca sinh không thuận lợi. Sinh một đứa trẻ đòi hỏi rất nhiều sự cố gắng về thể lực, vì vậy khi bác sĩ nói “cổ tử cung biến mất”, sản phụ càng phải tập trung hơn vì điều đó có nghĩa là mẹ bé sắp được gặp nhau.
“Sữa”
Có chuyện vui về một sản phụ khi đang đau quằn quại trên bàn đẻ, bác sĩ bảo y tá mang đến “sữa”. Nhưng sản phụ lại chối đây đẩy: “Thưa bác sĩ, em không uống sữa đâu. Em chẳng còn chút sức lực nào”. Sau khi nghe sản phụ nói, bác sĩ đã bật cười và giải thích rằng “sữa” không phải là sữa dành cho sản phụ uống mà là để chỉ thuốc mê.
Bởi vì sản phụ sẽ trải qua rất nhiều căng thẳng và đau đớn trong quá trình sinh con, vì vậy cần phải gây mê để giảm đau. Thuốc gây mê là một chất lỏng màu trắng đục, trông rất giống sữa, vì vậy các bác sĩ sử dụng biệt ngữ “sữa” dành cho thuốc mê.
Lý do không dùng từ thuốc mê trực tiếp là bởi một khi nghe chỉ định gây mê từ bác sĩ, sản phụ sẽ cảm thấy rất sợ hãi. Vì vậy các bác sĩ sẽ thay từ thuốc mê bằng từ “sữa” để giúp sản phụ thoải mái hơn, mà một chút cảm giác thư thái ở bà bầu cũng giúp quá trình vượt cạn trở nên dễ dàng hơn.
Nếu sản phụ hiểu được ý nghĩa của những biệt ngữ có vẻ kỳ lạ trong phòng sinh này thì sẽ không còn bối rối khi nghe bác sĩ nói nữa. Tuy nhiên, trước khi đi sinh, chuẩn bị kiến thức về những biệt ngữ này song song với danh sách các món đồ mang vào viện là hết sức cần thiết. Chỉ như vậy, mẹ mới có một trải nghiệm sinh con nhẹ nhàng, trọn vẹn hơn cả.
Buồng bệnh đặc biệt trong Bệnh viện Bạch Mai những ngày cách ly chống dịch Covid-19
Không có mẹ ở bên trong những ngày Bệnh viện Bạch Mai cách ly chống dịch Covid-19, các bệnh nhi sơ sinh luôn được nhận những tình cảm ấm áp từ các bác sĩ, điều dưỡng.
Chăm sóc các bé sinh non, có bệnh lý tại Khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai - ẢNH BỆNH VIỆN BẠCH MAI CUNG CẤP
Theo TS - BS Nguyễn Thành Nam, Trưởng Khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai, khoa này đang điều trị 22 cháu bé, trong đó có 10 bé sinh non, phải nằm lồng ấp.
"Bình thường chúng tôi có 73 cán bộ nhân viên nhưng hiện nay chỉ còn 25 người, do nhân lực giảm trong những ngày bệnh viện cách ly, nhưng tập thể khoa vẫn đảm bảo duy trì điều kiện cho điều trị, chăm sóc tốt nhất cho các cháu", BS Nam chia sẻ.
Tại phòng bệnh đặc biệt dành cho các bé sơ sinh, hàng ngày ngoài việc chăm cho các bé từng thìa sữa, chiếc bỉm, các bác sĩ, điều dưỡng ở đây còn thay người thân ủ ấm, giúp các bé được ổn định thân nhiệt, với mong muốn các bé như đang được bên mẹ.
Trong số này, có 1 bé đặc biệt. Khi mới 27 tuần tuổi thai, mẹ bé bị tiền sản giật, phải mổ cấp cứu cả mẹ lẫn con. Tình trạng của cháu khi ra khỏi bụng mẹ khá nguy kịch, gần như không thở, tim đập rời rạc, toàn thân tím tái, chỉ nặng 900 g.
Các bác sĩ đã tiến hành hồi sức tim phổi sơ sinh cấp cứu ngay tại phòng mổ, sau đó bé được chuyển về phòng sơ sinh Khoa Nhi để tiếp tục hồi sức trong lồng ấp và cho thở máy, truyền dịch, theo dõi 24/24. Sau 25 ngày chăm sóc tích cực, bệnh nhi đã ổn định và được ra khỏi lồng ấp ngày 31.3.
Việt Nam có 239 bệnh nhân Covid-19 sau khi công bố 2 ca mới
Các cô điều dưỡng tại Khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai áp dụng phương pháp da kề da, giúp các bé sinh non mau ổn định sức khỏe - ẢNH BỆNH VIỆN BẠCH MAI CUNG CẤP
Các điều dưỡng, bác sĩ còn thay mẹ cháu, chăm sóc bằng phương pháp Kangaroo (bế và áp sát các bé vào ngực trong nhiều giờ mỗi ngày). Phương pháp Kangaroo - da liền da này giúp các bé sinh non giảm nguy cơ hạ thân nhiệt, giảm cơn ngừng thở, ổn định nhịp thở, nhịp tim, tiêu hóa tốt hơn, ít có nguy cơ nhiễm trùng và phát triển tinh thần, thể chất, giúp bé ngủ ngon, giảm kích thích.
Các bác sĩ cho hay, điều trị chăm sóc các bé cần thật tỉ mỉ và tuân thủ nghiêm ngặt về liều lượng thuốc, chế độ ăn, chống nhiễm khuẩn.
Cùng với các bác sĩ điều trị, chăm sóc bé, các cô điều dưỡng cũng hết sức nhiệt tình, cẩn thận trong mọi việc, từ tắm cho bé, vệ sinh, thay bỉm... đều hết sức chu đáo. Chế độ ăn sữa cũng rất đặc biệt, phải tính chi tiết đến từng mi li lít để phù hợp với sức khỏe, đảm bảo các bé đủ dinh dưỡng nhưng lại phù hợp với hệ tiêu hóa còn non nớt.
Với bé có bệnh lý, hàng ngày được cân nước tiểu để theo dõi chức năng thận, kịp thời có chế độ điều trị, chăm sóc phù hợp. Mỗi công việc dù nhỏ nhất đều hết phải sức tỉ mỉ và chính xác.
Theo BS Nguyễn Thành Nam, những ngày đầu cách ly chống dịch Covid-19, dù cường độ làm việc tăng lên do nhân lực giảm đi và cũng không thể thay ca trực do thực hiện "nội bất xuất ngoại bất nhập", nhưng tất cả mọi người trong khoa vẫn duy trì tốt nhất công việc.
"Chúng tôi tổ chức cho cán bộ tập thể dục, rèn luyện sức khỏe như đá cầu, chạy bộ, hướng dẫn nhau về điệu nhảy rửa tay Ghen cô vy... nên tinh thần của mọi người đều lạc quan", BS Nam chia sẻ.
Nhận diện 5 nhóm lây lan virus corona trong ổ dịch Bệnh viện Bạch Mai
Liên Châu
TP.HCM: Cử bác sĩ đến khám chữa bệnh tại nhà cho người trên 60 tuổi trong mùa dịch Covid-19 Đối với các trường hợp cao tuổi mắc bệnh lý thông thường, không cần nhập viện điều trị, Thủ trưởng đơn vị sẽ phân công bác sĩ, điều dưỡng đến khám chữa bệnh tại nhà cho người bệnh. Ngày 1/4, Sở Y tế TP. HCM cho biết để tạo điều kiện thuận lợi cho người cao tuổi được chăm sóc sức khoẻ tốt...