Những biệt danh “oái oăm” dân Trung Quốc đặt cho Trump
Dựa trên phiên âm tiếng Anh, người Trung Quốc đã chọn những từ tiếng Trung có phiên âm tượng tự với từ “Donald Trump” để gọi ông, và kết quả rất hài hước.
Ứng viên đảng Cộng hòa Donald Trump trong buổi tranh luận ngày 26.9
Trước khi cuộc tranh luận trực tiếp giữa hai ứng viên tổng thống Mỹ diễn ra ngày 26.9, ứng cử viên đến từ đảng Cộng hòa Donald Trump đã rất nối tiếng ở Trung Quốc.
Người dân nước này coi Trump như một “siêu sao Internet” trên mạng xã hội, một cụm từ được dùng để ám chỉ những người rất nổi tiếng trên mạng vì cư xử khác lạ, đôi khi không được nhìn nhận một cách nghiêm túc.
Khi Trump tuyên bố mình sẽ tranh cử tổng thống Mỹ vào năm ngoái, người dân Trung Quốc ngay lập tức đã đặt cho ông rất nhiều biệt danh bằng tiếng Trung. Tất cả đều là những tên gọi hài hước với giọng điệu bất kính, chủ yếu vì vào thời điểm đó, họ tin rằng Trump chỉ là một trò đùa và không có cơ hội chiến thắng vào Nhà Trắng.
Dưới đây, tờ Business Insider của Mỹ đã tập hợp lại một số biệt danh như vậy:
Một chiếc xe chế nhạo Trump ở Mỹ
Đồ Tứ Xuyên
Chuan-pu, phiên âm giống từ Trump, là viết tắt của “Đồ Tứ Xuyên”. Cụm từ này có nghĩa đen là “tiếng phổ thông Trung Quốc với giọng địa phương Tứ Xuyên”, thường được sử dụng để chế nhạo những người đến từ Tứ Xuyên không nói tiếng Trung chuẩn mực.
Biệt danh chế nhạo này được sử dụng bởi nhiều cơ quan thông tấn tiếng Trung bên ngoài đại lục Trung Quốc, bao gồm đài VOA (Voice of America).
Cái giường bị gãy
Chuang-po cũng có âm thanh tương tự như Trump và có nghĩa là “Chiếc giường bị gãy”.
Ngoài ra, người Trung Quốc còn đặt cả tên họ cho Trump. “Tang” là tên họ của ông, có cách phát âm tương tự như “Don”. Theo đó, “Donald Trump” sẽ phát âm giống với Chuang-po Tang, hoặc Chuan-pu Tang. (Thứ tự tên bị ngược vì người Trung Quốc thường để tên họ lên đầu, tên riêng ở cuối. Người Mỹ thì ngược lại)
Người dân TQ gọi Donald Trump là Chuang-po Tang hoặc Chuan-pu Tang
Video đang HOT
Tang là họ của hàng ngàn người Trung Quốc hiện nay, vì thế hai tên trên đều giống như một tên thật, ngoại trừ việc “Đồ Tứ Xuyên” hay “Chiếc giường bị gãy” có vẻ như không phải là những tên riêng bình thường.
Tang-Na-De Te-Lang-Pu
Cái tên cuối cùng là tên chính thức của Donald Trump trong tiếng Trung, đã được Wikipedia và các phương tiện truyền thông chính thống của Trung Quốc sử dụng. Tên này không có ý nghĩa đặc biệt. Và người sử dụng internet bình thường hoàn toàn không sử dụng cái tên chính thức này để gọi Trump trên phương tiện truyền thông xã hội.
Theo Danviet
Sau cuộc tranh luận đầu tiên, Clinton dẫn trước Trump 1-0?
Sau 90 phút thể hiện tầm nhìn của một tổng thống Mỹ tương lai, hai ứng cử viên Donald Trump và Hillary Clinton đều để lại những ấn tượng nhất định.
Sau cuộc tranh luận trực tiếp trên truyền hình lần thứ nhất tối 26/9 (giờ bờ Đông Mỹ), những dấu ấn của cặp đôi Trump-Clinton khiến cho những nhận định về việc tái lập kịch bản của cuộc bầu cử Tổng thống năm 2000 trở nên có cơ sở hơn.
Cuộc tranh luận xoay quanh 3 chủ đề lớn: Làm thế nào đạt thịnh vượng, Hướng đi tương lai của nước Mỹ, và Đảm bảo an ninh cho Mỹ.
Có thể hình dung cuộc tranh luận "mặt đối mặt" là màn thể hiện của hai ứng viên trong vai trò người đứng đầu nhà nước Mỹ khi giải quyết những vấn đế liên quan tới lợi ích Mỹ, giá trị Mỹ và sức mạnh Mỹ - những tiêu chí cho cử tri Mỹ lựa chọn Tổng thống tương lai.
Ông Trump và bà Clinton sẽ được cử tri đánh giá như một "tổng thống tập sự", thể hiện qua phong cách, cách thức biểu đạt, khả năng nắm bắt vần đề và việc xây dựng giải pháp thực thi, biện pháp hành động.
Bà Clinton đã thể hiện tác phong một nhà lãnh đạo
Với tác phong của một nhà ngoại giao kỳ cựu, bà Clinton đã cố gắng phô bày hình ảnh tương xứng một người đại diện cho nước Mỹ với vai trò là trung tâm quyền lực của thế giới. Với diện mạo trong cuộc tranh luận đầu tiên này, bà đã làm rõ nét hơn hình ảnh đó.
So với Clinton, vị tỷ phú bất động sản không quá xem trọng phong thái phải thể hiện trong cuộc tranh luận.
Điều đó có thể được lý giải là do ông Trump đã quá quen với phong cách của mình nên sự đổi khác có thể khiến ông trở nên gượng gạo. Một hình ảnh không thật của "Trump thường thấy" có thể khiến ông mất điểm và có thể bị đối thủ khai thác.
Tuy nhiên, sự tự tin này chưa hẳn đã tốt cho Trump. Nhớ lại năm 2000, khi George W. Bush tranh luận với Al Gore, cố vấn chính trị của ông là Karl Rove đã phải hiệu chỉnh cả chiếc áo veston cho Bush để tạo ra sự oai vệ của một Tổng thống Mỹ, bởi ông Bush bị xem có tấm lưng hơi cong.
Sự chuẩn bị kỹ càng đó giúp hình ảnh Thống đốc bang Texas George Bush không quá thua kém phong độ đĩnh đạc của Phó Tổng thống Al Gore. Khi ông Bush được bầu làm Tổng thống Mỹ, nhiều phân tích đã nhận định Karl Rove xuất sắc khi chăm chút cho Bush chi tiết như vậy.
Với Trump, từ tướng đứng, dáng đi, hướng nhìn của ông trong cuộc tranh luận đều chưa toát lên phong cách cần phải có của vị Tổng thống Mỹ tương lai.
Tuy nhiên, đối thủ Clinton cũng có khuyết điểm là đứng quá thẳng khiến cho người đối diện có cảm tưởng bà đang trả bài hơn là tranh luận.
Ông Trump và bà Clinton tại cuộc tranh luận trực tiếp ngày 26/9. (Ảnh: Getty Images)
Clinton tấn công và hóa giải đòn tấn công của Trump tốt
Cuộc tranh luận mở màn bằng vấn đề việc làm, thuộc phạm trù kinh tế - lĩnh vực sở trường của Trump.
Sau vài phút đầu có vẻ bị khớp, cựu Ngoại trưởng Clinton đã nhanh chóng cần bằng tâm tâm lý và thể hiện tốt khả năng lập luận của mình trong đối đáp với ông Trump cũng như trả lời câu hỏi của người chủ trì Lester Holt.
Bà đã thể hiện khá tốt những ưu điểm của mình từ kinh nghiệm của một Ngoại trưởng Mỹ, một Thượng nghị sĩ, một Đệ nhất Phu nhân của nước Mỹ.
Clinton tận dụng khá tốt cơ hội ở tình huống tấn công đối thủ. Bà nhắc ông Trump rằng chức năng và nhiệm vụ của Tổng thống Mỹ là quản lý điều hành một quốc gia chứ không phải chỉ là vai trò quản trị một doanh nghiệp, như một cách nhấn mạnh khác biệt trong tầm nhìn giữa hai ứng viên.
Đây cũng là điểm yếu lớn nhất của Trump nói riêng, và một doanh nhân nói chung, khi tham gia vào đời sống chính trị. Trong cuộc tranh luận, Trump chưa cho thấy khả năng khắc phục của mình.
Clinton khá khôn khéo trong việc né tránh những đòn tấn công của đối thủ vào điểm yếu của mình. Khi Trump tập trung vào các vấn đề kinh tế, bà cho rằng ông là doanh nhân nên có thể nói về kinh tế là bình thường.
An ninh quốc gia đang là vấn đề khá gai góc của chính phủ Mỹ, trong khi quan điểm và chương trình hành động của Hillary Clinton được nhận diện là sẽ kế thừa di sản của ông Obama.
Donald Trump có ý đồ rõ ràng và chiến thuật tốt khi tranh thủ cơ hội ngay từ chủ đề "hướng đi của nước Mỹ" để chỉ trích bà Clinton "đưa hết kế hoạch chống IS lên website". Bà phản pháo bằng nhận định Trump thực tế không có một kế hoạch chống IS rõ ràng.
Có thể thấy rằng với cách thức thể hiện quan điểm và bảo vệ quan điểm của mình trong cuộc tranh luận, Hillary Clinton không công kích Trump mạnh mẽ, nhưung bà tránh được sự khiêu khích của đối phương.
Tấn công "điểm xấu" của Trump, nhưng Clinton không áp đảo
Clinton khai thác mạnh "điểm xấu" nhất của Trump vào thời điểm hiện tại, đó là góc khuất về vấn đề thuế của cá nhân Trump và doanh nghiệp của ông.
Việc bà lặp lại những khuyết điểm của Trump để tấn công ông trong cuộc tranh cử khiến cho cử tri Mỹ có thể nghĩ rằng ứng viên này đã "hết bài".
"Donald Trump rất may mắn trong cuộc sống của mình, song với ông ta tất cả là vì lợi ích của mình...," bà nói. Nhưng điều này chẳng có gì lạ.
Trong khi đó, Clinton chưa khắc phục được điểm yếu của mình trong lĩnh vực kinh tế, vốn là lĩnh vực được quan tâm nhất đối với cử tri Mỹ.
Còn Trump đã ghi điểm tốt với tầng lớp lao động với những hứa hẹn lớn lao về công ăn việc làm. Ông tuyên bố trong cuộc tranh luận rằng sẽ xây dựng nền kinh tế tạo việc nhiều nhất kể từ thời Ronald Reagan.
Cho nên, dù hạ thấp tầm nhìn của Trump chỉ là quản trị doanh nghiệp, song không thể phủ nhận ứng viên đảng Dân chủ chưa có "vũ khí" đáp trả phù hợp với đối thủ.
Thống kê của trung tâm nghiên cứu Pew tháng 6/2016 cho thấy cử tri Mỹ quan tâm nhất đến vấn đề kinh tế và chủ nghĩa khủng bố (Ảnh: PEW)
Nhìn vào bảng thống kê, có thể thấy những yếu điểm của bà Hillary đang nằm ở hai vấn đề quan trọng nhất mà cử tri Mỹ quan tâm: Kinh tế và chủ nghĩa khủng bố.
Như vậy, bà Hillary cần nhanh chóng cải thiện là các phương cách giải quyết những vấn đề nóng liên quan tới lợi ích Mỹ và sức mạnh Mỹ.
Clinton chưa có nhiều biện pháp khả thi, cho dù có nhiều giải pháp
Ngay cả trong trường hợp Trump "không có kế hoạch nào cả" như Clinton nói thì những biện pháp khả thi của bà cũng còn hạn chế. Bà vẫn tiếp cận vấn đề với kinh nghiệm chính trị truyền thống là tầm nhìn bao quát với giải pháp toàn cục.
Sự thiếu giải pháp chi tiết có thể khiến bà phụ thuộc vào các trợ lý và làm giảm sự quyết đoán của một "bà chủ Nhà Trắng".
Có lẽ, vấn đề kích hoạt Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) của chính quyền Obama là một trong những bài học quý cho Clinton về "nhiều giải pháp thiếu biện pháp".
Ông Obama chưa thuyết phục được người dân, doanh nghiệp và chính giới Mỹ chấp nhận TPP dưa luận Mỹ cho rằng giải pháp của ông khiến người Mỹ phải đánh đổi lợi ích thực tế của mình lấy lợi ích triển vọng từ đối tác.
Có thể hình dung, bộ máy giúp việc cho "Tổng thống Clinton" tương lai sẽ có rất nhiều cố vấn và nhiều quyết sách sẽ đến từ bộ sậu này.
Đây là điểm trừ khá lớn của bà trước ông Trump. Vì có kinh nghiệm trong quản lý vi mô nên Trump rất giỏi trong việc "chỉ mặt gọi tên" những lợi ích cụ thể của Mỹ, cũng như nguyên nhân lợi ích Mỹ bị mất đi hay sức mạnh Mỹ suy giảm.
Những biện pháp của Trump được đánh giá là cụ thể, sát với cuộc sống của người Mỹ. Đó chính là nguyên nhân Trump được cử tri lựa chọn, cho dù ông gần như bị cả hệ thống chính trị Mỹ muốn gạt ra ngoài.
Nếu không điều chỉnh tầm nhìn và giải pháp thiết thực, Clinton có thể đánh mất những lợi thế giành được nhờ công kích Trump một cách hiệu quả.
Tóm lại, sau "hiệp đấu thứ nhất" có thể đánh giá ưu thế tỷ số tạm thời 1-0 nghiêng về ứng viên đảng Dân chủ, song cục diện vẫn là "kẻ tám lạng người nửa cân".
Trước khi 2 cuộc tranh luận trực tiếp còn lại diễn ra, giới quan sát sẽ còn tò mò bà Clinton phải sử dụng chiến thuật nào để kéo giãn khoảng cách với ông Trump.
Theo Soha News
Kết thúc tranh luận, thị trường tài chính "trao bàn thắng" cho bà Hillary Clinton Có thể thấy, nhà đầu tư đang khá yên tâm với phát súng đầu tiên trong cuộc đua đến Nhà Trắng năm nay. Theo Bloomberg, chiến dịch của bà Clinton đã nhận được 21,1 triệu USD từ 17 nhà tài phiệt, trong khi ông Trump chỉ nhận được 1,02 triệu USD từ 12 nhà tài phiệt. Cuộc tranh luận đầu tiên giữa 2...