Những biến tấu của giảng đường hiện đại
Vài sinh viên đang ngủ gục, đâu đó là những chiếc máy tính xách tay luôn sáng đèn với những facebook hay trò chơi điện tử, vài cô cậu khác lại đang hí húi cắn hạt hướng dương lách tách… Những hình ảnh diễn ra ngay trên các giảng đường thời hiện đại.
Không gian sư phạm ĐH đề cao tính tự giác của mỗi sinh viên. Thế nhưng, nhiều bạn trẻ lại không ý thức được trách nhiệm học tập của mình, lợi dụng sự buông lỏng trong khâu quản lý kỉ luật trên lớp của các giảng viên để làm xấu đi hình ảnh của một giảng đường ĐH.
Hành trang lên giảng đường của nhiều sinh viên
Nếu ở những bậc học thấp hơn, học sinh luôn được nhắc nhớ rằng ăn quà vặt trong giờ là vi phạm nội quy thì khi trở thành sinh viên đại học, điều ấy lại trở thành sự tự giác của mỗi người. Và đó là khi sự thiếu ý thức của một số bạn sinh viên được bộc lộ.
Giảng đường thành… căng-tin
Ghé qua nhiều trường ĐH Việt, nhiều người không khỏi ngỡ ngàng khi thấy sinh viên ngồi trong lớp học với những đồ ăn thức uống ngổn ngang trên mặt bàn ngay trong giờ học. Và nếu như ở lại mỗi cuối buổi học, chúng ta mới được tận mắt chứng kiến “bãi chiến trường” rác thải mà các bạn sinh viên hồn nhiên xả ra trong lớp.
Mai (sinh viên năm 3, Trường ĐH Thương Mại) chia sẻ: “Nhiều lần ở lại lớp sau giờ học, mình thấy thương các cô lao công đi dọn dẹp các lớp học. Nào vỏ bánh vỏ kẹ, vỏ hướng dương, nào cốc, nào chai, hết trong ngăn bàn đến dưới đất, cứ như một quán vỉa hè vậy”.
Giảng đường thành… nhà trọ
Video đang HOT
Sinh viên nhiều trường ĐH bây giờ tỏ ra vô cùng thoải mái. Họ đôi khi tự cho mình cái quyền được nghe giảng khi có hứng thú và được… ngủ khi sự tập trung không còn. Điều đáng nói là những hành động “xấu xí” ấy cứ diễn ra thường nhật, công khai như không có chuyện gì xảy ra.
Tú (sinh viên năm 4, Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội) cho rằng: “Các thầy cô không phải là không biết những hiện tượng trên, cũng rất nhiều lần nhắc nhở nhưng mãi cũng không được nên cũng tặc lưỡi cho qua, coi như không làm ồn lớp là được”. Có sinh viên khi được hỏi hồn nhiên lấy lí do “mình phải đi làm thêm nên thiếu ngủ trong khi giảng viên dạy chán quá nên mình ngủ rồi về đọc giao trình thêm cũng được, cuối môn là có đề cương hết ý mà”.
Sinh viên hồn nhiên ngủ trên giảng đường
Bàn về vấn đề “ngủ trên giảng đường”, sinh viên có vô vàn những lí do giải thích cho hành động đó, nhiều giảng viên cũng ngán ngẩm khi cứ mãi phải nhắc nhở những sinh viên ấy. Chỉ biết là, hình ảnh phòng học người ngồi, người bò, người nghe, người ngủ dù hết sức phản cảm nhưng vẫn cứ tồn tại suốt bấy lâu nay.
Giảng đường thành… quán net
Ở vào thời đại công nghệ số lên ngôi, việc áp dụng những thiết bị hiện đại vào giảng dạy và học tập có lẽ không còn quá xa lạ với các trường đại học ở Việt Nam. Laptop, máy tính bảng, điện thoại di động đã và đang dần thay thế những vở và bút truyền thống. Nhiều trường cũng không ngần ngại phủ sóng wifi để hỗ trợ cho sinh viên và giảng viên trong công việc lên lớp thường ngày. Thế nhưng, trong suốt một buổi học, liệu có bao nhiêu thời gian sinh viên sử dụng những thiết bị đó để phục vụ cho việc học thực sự? Hay thầy dạy cứ dạy còn trò thì online, chat, chơi game là việc của trò?
Hằng (sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền) chia sẻ: “Một năm trở lại đây, trường mình có phủ sóng wifi cho sinh viên sử dụng. Mình thấy việc này rất tốt cho cả thầy và trò. Nhưng ngay sau đó lớp học bỗng trở thành quán net. Nhiều bạn mang laptop đi sử dụng nhưng chủ yếu là để lướt mạng và chơi game. Thế nên nhà trường lại phải đổi mật khẩu liên tục để hạn chế sinh viên dùng. Kết quả là lại đâu và đấy”.
Có thể nói, xã hội ngày càng phát triển cũng kéo theo nhiều sự thay đổi trên các giảng đường. Những chúng ta cần phải nhớ rằng, dù là thời đại nào đi nữa thì giảng đường vẫn là nơi để học tập, để tiếp nhận kiến thức, và sinh viên vẫn sẽ là người đi học. Do đó, việc biến hình ảnh lớp học trở nên “xấu xí” đi hẳn là một hành động cần lên án. Chỉ khi nào lớp học tồn tại hai đối tượng là người dạy học và người đi học thì khi đó, ý thức tự giác của mỗi sinh viên mới thực sự được phát huy hiệu quả.
Theo vietbao
Sau tết: Sinh viên chăm bài bạc hơn bài vở
Sau Tết Quý Tỵ, sinh viên (SV) trở lại với giảng đường ngót nghét đã hơn 10 ngày. Ngần ấy thời gian, nếu chăm chỉ, nhiều sinh viên có thể ôn làu làu kiến thức vài môn học. Vậy nhưng, không ít SV vẫn để "dư âm Tết" chế ngự, hú nhau lập sòng bài.
Rủng rỉnh tiền gia đình "lì xì" Tết, SV sa đà vào đánh bài cá độ ghi điểm, từ cử cà-phê, thuốc lá, bữa nhậu đến ăn tiền của nhau. Vây quanh trường ĐH Duy Tân như đường Phan Thanh, Nguyễn Văn Linh, Đặng Thai Mai... ngoài vài quán không cho SV, khách chơi bài, nhiều quán vẫn làm ngơ để SV đánh bài ăn tiền. Góc gần ngã ba Phan Thanh - Phan Thành Tài, trong sáng 26/2, đã có đến 7 sòng bài trong khuôn viên chừng 25m2, trong đó có 4 bàn đánh bài ghi điểm hơn thua tiền thức uống, còn lại đều chơi ăn tiền.
Sau Tết, chẳng hiểu gia đình cho được bao nhiêu tiền xe, học phí, chi phí ăn ở, tiêu dùng... nhưng chỉ vài tiếng đồng hồ có SV đã "mừng tuổi" bạn tiền trăm, tiền triệu. Hết tiền, có SV rời bàn đứng dậy, nhưng vài chục phút đã tiếp tục quay lại "gỡ". Chỉ đến khi chủ quán thấy chúng tôi quan sát quá kỹ bèn vờ thu dọn ly chén, nói nhỏ gì đó ở mỗi bàn thì 7 sòng bài mới chịu kết thúc.
Sinh viên quên học, mải mê bài bạc sau Tết từ phòng trọ...
Sáng 27/2, chúng tôi tiếp tục tìm đến các điểm trường khác như ĐHSP, Kiến Trúc, Bách Khoa, Đông Á..., nhiều nơi cảnh bài bạc, đốt cháy thời gian của SV diễn ra nhan nhản. Trên đường Thanh Sơn, SV ham vui đến nỗi quán cà-phê đặt gần 20 bàn thì có tới 15 bàn đánh bài, giáo trình, sách vở vứt loạn dưới gầm bàn.
Hai ngày xâm nhập với trên dưới 10 điểm quán, chúng tôi nghe được nhiều câu chuyện bi hài. S.V Tr. vì ngày mê bài bạc, tối cá độ bóng đá nên nợ hầu hết các môn. Để "trả nợ đèn sách", Tr. vờ xin tiền học thêm bằng B, bằng C Anh văn, tin học... và tất cả cũng đều nướng vào các cuộc chơi. Khi rớt tốt nghiệp 2 năm liền, Tr. bịa ra chuyện xin ở lại học thêm 2 năm... cao học!. Ngày bố Tr. từ Gia Lai xuống thăm con, Tr. mượn cả chồng tài liệu, sách vở cao học về "trưng bày", chúi đầu ngày đêm "dùi mài kinh sử". Thương con, gia đình Tr. tiếp tục nai lưng "rót" tiền cho con nuôi ước mơ cao học. Năm 2012, Tr. may mắn đỗ tốt nghiệp sau 3 lần thi với kết quả xếp hạng... trung bình. Nhận bằng, không dám về quê, lang thang ở Đà Nẵng xin làm nhân viên một Cty máy tính, thu nhập mỗi tháng hơn 2 triệu đồng.
...đến quán cà-phê
Thông thường mỗi môn học, SV nào bị thầy cô điểm danh vắng 3-5 buổi không phép coi như bị cấm thi, buộc thi lại. Song vì lạc bước vào sòng bài, nhiều S.V vô tư "cúp giờ". Th. - SV trường K. (người Quảng Ngãi) còn nghĩ ra chuyện nhờ bạn giả tiếng Quảng Ngãi hô "có" mỗi khi giảng viên điểm danh. Lớp đông, nhiều thầy cô không để ý nên Th. "qua mặt". Nhưng "cây kim trong bọc lâu ngày cũng lòi", cuối năm 2012, Th. và bạn bị kỷ luật vì bị phát hiện "lừa thầy, dối cô".
Không có được số liệu cụ thể đánh giá chuyện SV bị thi lại vì quá ham chơi hay mải mê chạy theo các vấn nạn cờ bạc, cá độ, nhưng cứ nhìn cảnh họ quên trường, quên sách, tối ngày bu quán hàng bài bạc, cá độ, mọi người đều có thể suy luận, chuyện học hành sa sút, phải thi lại, học lại... là điều không tránh khỏi.
Vì sa đà, nhiều hệ lụy, bi hài khác cũng xảy ra khó cưỡng. Mất kiến thức môn học là một chuyện, đến bước đường cùng của nợ nần, không ít SV còn sa chân vào con đường phạm tội. Không dẫn chứng đâu xa, trong số hơn 100 thông tin do CA các phường tại Đà Nẵng cung cấp phục vụ tuyên truyền trên Báo CATP Đà Nẵng mà chúng tôi từng ghi nhận thì có gần 20% vụ việc vướng tới SV. Đánh bạc, trộm cắp, cướp giật, lừa đảo có cả. Ngoài số ít bị xử lý hành chính, được cơ quan chức năng "du di" không báo về trường, số SV còn lại tương lai mất trắng vì phải bước chân vào trại giam, ra trước vành móng ngựa.
Sách vở quăng bừa dưới gầm bàn, SV mải mê với "52 lá" tại đường Thanh Sơn ngày 27/2
Đầu xuân, viết câu chuyện buồn về SV tác giả thực sự lấy làm tiếc. Song đó là hình ảnh đang diễn ra, lặp đi lặp lại hàng ngày bên ngoài những giảng đường, cần có tiếng nói cảnh báo.
Theo Công Hạnh (Công an Đà Nẵng)
Cảm phục cậu sinh viên mồ côi nuôi em bại não Năm Trần Ngọc Sang học lớp 10, mẹ em mất vì bạo bệnh. Chưa nguôi ngoai nỗi đau, đến năm Sang học lớp 12 thì cha em cũng qua đời. Từ đó, một buổi đi học, một buổi Sang đi làm thêm, trang trải việc học và nuôi đứa em bị bệnh bại não từ nhỏ. Hiện Trần Ngọc Sang (quê ở xã...