Những biện pháp phòng tránh ung thư phổi tốt nhất
Ung thư nói chung, ung thư phổi nói riêng, đến giai đoạn muộn thì việc chữa trị vô cùng khó khăn và tốn kém. Vậy để phòng tránh ung thư phổi, chúng ta cần làm gì?.
Ảnh minh họa
Nguyên nhân và cách phòng ngừa
Trong chúng ta ai cũng biết nguyên nhân hàng đầu gây ung thư phổi là do hút thuốc lá nhiều, không những người hút mà người hít phải khói thuốc lá thường xuyên cũng bị.
Trong khói thuốc rất nhiều chất gây ra ung thư, không những gây ra ung thư phổi mà còn gây nhiều loại ung thư khác nữa như ung thư hốc miệng, họng, thanh quản, thực quản, dạ dày, bọng đái, cổ tử cung…và nhiều bệnh lý không phải ung thư.
Hít phải một số chất nơi làm việc như bụi abestos chất này sử dụng trong xây dựng để chống nhiệt chống cháy; một số chất khác như chromium, beryllium, nickel, bồ hóng (nhọ nồi), nhựa đường.
Bệnh sử gia đình có người ung thư phổi, tiếp xúc bức xạ, sống nơi ô nhiễm không khí.
Sử dụng thực phẩm sổ sung Beta caroten, một dạng vitamin A, cho người hút thuốc lá nhiều cũng làm tăng nguy cơ ung thư phổi.
Video đang HOT
Lớn tuổi cũng là một nguy cơ.
Có thể có nhiều yếu tố kết hợp gây ra ung thư phổi.
Ngoài ra, sức đề kháng suy yếu do làm việc quá sức, không rèn luyện thể chất, dinh dưỡng không đạt yêu cầu về chất và năng lượng cũng là yếu tố góp phần gây nên ung thư nói chung.
Với các nguyên nhân trên, cách phòng ngừa tốt nhất là tránh các yếu tố nguy cơ thay đổi được nêu ở trên, ngoại trừ tuổi tác, đồng thời với tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Cũng như bao loại ung thư khác, phòng ngừa và tầm soát là hai biện pháp hữu hiệu nhất.
Khi nào cần tầm soát ung thư phổi?
Khoảng 80% bệnh nhân ung thư phổi có triệu chứng ho khan, ho kéo dài, khó lý giải nguyên nhân hoặc ho có đờm trắng/nhiều đờm, có khi có bội nhiễm.
Tiến sĩ Đinh Văn Lượng, Phó giám đốc Trung tâm Ung thư Phổi Quốc gia, cho biết, khi bệnh nhân có các triệu chứng như ho, khó thở, ho ra máu, ho đờm… thường không còn ở giai đoạn sớm.
Bên cạnh đó, người bệnh còn có thể gặp các triệu chứng khó thở khi gắng sức hoặc vận động liên tục. Ngoài ra, 40-60% người bệnh bị đau ngực.
Thạc sĩ, bác sĩ Thân Văn Thịnh, Khoa Khám bệnh – Bệnh viện Ung bướu Hà Nội, cũng cho hay, nhiều bệnh nhân ung thư phổi có biểu hiện đau đầu do bệnh đã di căn não, hoặc đau xương sống, sườn do di căn xương. Khi phát hiện các bệnh lý trên, đi khám, người bệnh mới phát hiện ung thư.
Ngoài các dấu hiệu trên, ung thư phổi cũng có các triệu chứng chung như mệt mỏi hoặc giảm cân không rõ nguyên nhân.
Các chuyên gia lưu ý, khi có tất cả dấu hiệu này chưa chắc người bệnh đã mắc ung thư nhưng cần lưu ý đến những dấu hiệu lạ và tiến hành kiểm tra ngay để loại trừ căn bệnh, từ đó sớm được điều trị.
Các phương pháp giúp tầm soát, phát hiện sớm ung thư phổi
Xét nghiệm dấu ấn ung thư: Bác sĩ có thể kết hợp xét nghiệm CA 19-9, CEA hoặc Cyfra 21-1 để phát hiện ung thư phổi. Tuy nhiên, trong một số bệnh lý không phải ung thư, những dấu ấn ung thư này cũng tăng. Do vậy, xét nghiệm máu thôi chưa đủ để xác định ung thư, mà cần làm thêm các chẩn đoán khác.
Chụp X-quang phổi: Là phương pháp chụp các cơ quan và xương bên trong ngực. X quang là một loại tia năng lượng có thể đi qua cơ thể và cho hình ảnh của khu vực bên trong cơ thể trên phim chụp. Phương pháp này có thể giúp phát hiện các bất thường hoặc khối u ở phổi, tuy nhiên có thể bỏ qua những khối u quá nhỏ, do vậy cần kết hợp với chụp CT lồng ngực.
Chụp cắt lớp vi tính lồng ngực: Là phương pháp có sử dụng tia X để tạo ra hình ảnh mặt cắt ngang của ngực và bụng trên, giúp phát hiện các bệnh lý xương sườn, màng phổi, nhu mô phổi, phế quản, tim, mạch máu, trung thất…. Đặc biệt, phương pháp này có thể phát hiện ra những tổn thương nhỏ dưới 1mm.
Sinh thiết: Nếu phát hiện khu vực bất thường, hoặc khối u ở phổi, bác sĩ có thể sinh thiết để xác định xem có tế bào ung thư hay không. Nếu kết quả là ung thư, người bệnh có thể cần làm các chẩn đoán chuyên sâu khác để xác định giai đoạn bệnh, mức độ lan rộng….
Theo Giáo dục Thời đại
18 triệu người thế giới bị ung thư năm 2018
Tổ chức Y tế Thế giới dự báo trong số 18 triệu người phát hiện mắc ung thư năm 2018 sẽ có hơn 9 triệu tử vong.
Theo AP, thông tin trên được Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) thuộc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa ra ngày 12/9. Năm 2012, các chuyên gia dự báo năm 2018 toàn cầu sẽ có 14 triệu ca mắc ung thư mới và 8 triệu người tử vong. Như vậy con số mới đã vượt xa dự báo từ 6 năm trước.
Dựa trên dữ liệu phân tích từ 185 quốc gia, IARC ước tính 20% đàn ông và khoảng 16% phụ nữ bị ung thư. Ung thư phổi giết chết nhiều người nhất. Tiếp đến là ung thư vú và ung thư đại tràng.
Hơn 50% bệnh nhân ung thư tử vong là ở châu Á, khu vực bị ô nhiễm nặng nề. Châu Âu chiếm 23% ca bệnh còn Mỹ 21%. Châu Phi có ít bệnh nhân ung thư nhất thế giới, chỉ xấp xỉ 7% nhưng tỷ lệ tử vong lại cao, chủ yếu do phát hiện muộn và thuốc men hạn chế.
Ảnh: SF.
Tại các nước giàu có, nỗ lực phòng ngừa đã giúp ngăn chặn ung thư, đặc biệt là ung thư phổi và ung thư cổ tử cung. Ngược lại, ở các quốc gia đang phát triển, số bệnh nhân ung thư ngày càng tăng bởi liên quan đến sự phát triển kinh tế và xã hội.
Tiến sĩ Freddie Bray đứng đầu IARC dự đoán đến năm 2040, thế giới sẽ có 29 triệu bệnh nhân ung thư, trong đó 16 triệu người tử vong.
Tiến sĩ Etienne Krug, Giám đốc Đơn vị Bệnh tật không truyền nhiễm thuộc WHO cho biết dân số già là nguyên nhân quan trọng làm tăng tỷ lệ ung thư. Tuy nhiên, mỗi cá nhân có thể tự bảo vệ bản thân bằng cách ngăn chặn các yếu tố chính gây bệnh bao gồm thuốc lá, rượu bia, lười vận động và ăn uống thiếu khoa học.
Bên cạnh đó, mỗi quốc gia cần tăng tốc độ tiếp cận chẩn đoán và điều trị ung thư. "Bệnh ung thư không còn là án tử nữa", tiến sĩ Krug nhấn mạnh.
Theo Vnexpress
Biểu hiện cơ thể 'chứa' vi khuẩn gây ung thư dạ dày Biểu hiện nhiễm vi khuẩn HP nặng hơn với cơn đau từ âm ỉ đến mạnh, một số gây cơn đau cấp tính thủng dạ dày, xuất huyết, hẹp môn vị hoặc biến chứng nặng hơn là ung thư. GS.TS. Đào Văn Long - Nguyên trưởng khoa Tiêu hoá, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, nguyên nhân gây viêm loét dạ dày mạn...