Những biến chứng sản khoa đe dọa tính mạng của người mẹ và thai nhi
Trong lúc sinh, người mẹ và thai nhi phải đối mặt với rất nhiều biến chứng, nếu không được sự theo dõi, trợ giúp từ nhân viên y tế có thể phải đánh đổi cả tính mạng.
Dưới đây là 3 biến chứng sản khoa nguy hiểm có thể đe dọa trực tiếp đến sức khỏe sản phụ và thai nhi:
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), băng huyết sau sinh là hiện tượng ra máu âm đạo sau khi xổ thai vượt quá 500ml. Đây là nguyên nhân hàng đầu khiến sản phụ tử vong sau sinh.
Tại Việt Nam, tỷ lệ băng huyết sau sinh chiếm từ 3%-8% tổng số sinh. Trong danh mục 5 tai biến sản khoa của toàn quốc, băng huyết sau sinh là tai biến thường gặp nhất (chiếm 50%) và cũng là nguyên nhân gây tử vong cao nhất (chiếm 78,8%).
Một trong những nguyên nhân hàng đầu của băng huyết sau sinh là do đờ tử cung (không co đủ mức để cầm máu).
Theo lý giải của chuyên gia, tử cung có thể lớn lên đến 50 lần từ lúc bình thường đến lúc thai to nhất. Điều đó có nghĩa chỉ cần tử cung giãn ra mà không co lại thì có thể hình dung như ống thoát nước mở nắp ra dẫn đến tình trạng mất máu, sốc mất máu và tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
Đáng nói, việc ra máu sau sinh không gây đau, máu lặng lẽ chảy. Trong khi đó, sản phụ khi vừa sinh xong, mệt nằm thiếp đi sẽ không thể cảm nhận, nhận biết được tình trạng này. Vì thế, vấn đề là nữ hộ sinh, bác sĩ phải theo dõi sát cầu an toàn và lượng máu âm đạo chảy ra. Nếu phát hiện bất thường lập tức có biện pháp xử lý cho thuốc tăng co, kiểm tra xem có bị sót rau, có bị rách đường âm đạo, đờ tử cung…
Video đang HOT
Vỡ tử cung là hiện tượng vỡ tất cả các lớp của tử cung mà không phải do phẫu thuật, thường kèm ra máu, có thể tống xuất một phần hoặc tất cả các phần thai vào ổ bụng.
Vỡ tử cung có thể xảy ra trong thời kỳ mang thai, nhưng thường gặp nhất là trong lúc chuyển dạ. Lúc này, nguyên nhân gây vỡ tử cung có thể do sản phụ có sẹo mổ cũ ở tử cung, sản phụ đã sinh nhiều lần nên cơ tử cung nhão, mỏng và dễ vỡ, sản phụ nhiều lần nạo, phá thai, thai nhi to, thế thai bất thường…
Theo thống kê, vỡ tử cung chiếm khoảng 325/100.000 ca sinh ở những phụ nữ có tiền sử mổ lấy thai trước đây. Vỡ tử cung trên phụ nữ không có sẹo tử cung hiếm hơn, với chỉ khoảng 1/5700 – 1/20.000 ca sinh.
Nếu không được xử trí kịp thời, vỡ tử cung có thể khiến cả sản phụ và thai nhi tử vong. Tỷ lệ tử vong do biến chứng này hiện nay còn rất cao: 25-50%.
Thuyên tắc ối là tình trạng nước ối, tế bào thai nhi, tóc hoặc các mảnh vụn khác xâm nhập vào máu của mẹ qua đường nhau thai ở tử cung, gây ra phản ứng giống dị ứng.
Thuyên tắc ối thường xảy ra vào giai đoạn cuối của cuộc chuyển dạ. Dấu hiệu của biến chứng này là sản phụ đột ngột khó thở, da xanh tái xảy ra trong vòng một vài phút đầu tiên, nhanh chóng kéo tụt huyết áp, phù phổi, sốc, lú lẫn, mất ý thức, co giật, hôn mê…
Thuyên tắc ối là biến chứng đặc biệt nguy hiểm trong sản khoa do nước ối chảy vào tĩnh mạch, vào tim, phổi, lên não, gây suy hô hấp cấp khiến bệnh nhân đột ngột tím tái, trụy tim mạch, rối loạn đông máu. Tỷ lệ tử vong của thuyên tắc phối rất cao, nguy cơ còn cao hơn khi sản phụ mắc đái tháo đường.
Nếu xảy ra thuyên tắc ối có tới 50% sản phụ sẽ chết trong giờ đầu khi khởi phát triệu chứng và trong số sống sót sau 1 giờ thì phần lớn để lại di chứng thần kinh nặng nề.
Con gái "dính bầu" bị bỏ rơi, mẹ tự đỡ đẻ cho ở nhà rồi ôm mặt khóc nấc
Bà mẹ này từng đỡ đẻ cho con gái một lần năm cô 16 tuổi nên đến lần thứ 2 cũng nghĩ mọi chuyện sẽ suôn sẻ.
Quá trình sinh nở của phụ nữ luôn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm có thể xảy đến với cả người mẹ và em bé. Chính vì vậy, phụ nữ đều được khuyến cáo nên sinh con tại bệnh viện, nơi có các y bác sĩ có chuyên môn sản khoa. Việc tự sinh con tại nhà như bà mẹ trẻ dưới đây có thể dẫn đến hậu quả đáng tiếc.
Ngày 9/10 vừa qua, một bà mẹ trẻ (19 tuổi) tên Đồng Đồng cùng đứa con mới sinh được đưa đến bệnh viện phụ sản Thâm Quyến (Trung Quốc) cấp cứu. Được biết, cô mới sinh em bé cách đây vài tiếng. Ca sinh diễn ra tại nhà và người đỡ đẻ là bà ngoại của bé.
Đồng Đồng sống cùng mẹ đẻ đã ly hôn và con trai đầu lòng 3 tuổi trong một căn nhà chật chội. Cô sinh con trai khi mới 16 tuổi và vì lúc đó nhà quá nghèo nên mẹ cô đã để cô đẻ tại nhà. Ca sinh diễn ra suôn sẻ, em bé lớn lên khỏe mạnh.
Cách đây gần 1 năm, Đồng Đồng có quan hệ tình cảm với một người đàn ông hơn cô 10 tuổi. Những tưởng đã tìm được chỗ nương tựa cho mình và con trai, mẹ già nhưng cuối cùng khi nghe tin cô có thai, người đàn ông đó đã bỏ đi.
Bà mẹ trẻ tự sinh con tại nhà và em bé đã tử vong sau vài giờ.
Kết quả là Đồng Đồng phải ôm bụng bầu đi rửa bát thuê, kiếm tiền nuôi con. Đến ngày cô chuyển dạ, cũng như lần trước mẹ cô nói hãy để bà đỡ đẻ ở nhà cho đỡ tốn tiền. Cả hai đều nghĩ mọi chuyện cũng sẽ dễ dàng như lần trước. Sau khi em bé chào đời, bà ngoại cắt dây rốn bằng kéo đã khử trùng nước nóng và quay đi dọn dẹp. Lúc này Đồng Đồng thấy sắc mặt con hơi trắng, cô thắc mắc với mẹ mình nhưng bà cho biết khi chào đời em bé đã cất tiếng khóc là khỏe mạnh, sắc mặt chưa hồng hào chỉ vì... chưa được bú mẹ.
Tuy nhiên, 3 tiếng sau, một người hàng xóm đến thăm đã thấy thân hình em bé tím tái và gần như không còn thở. Người này nhanh chóng gọi cấp cứu đưa mẹ con Đồng Đồng đến bệnh viện. Kết quả là em bé đã tử vong lúc nào mà mẹ và bà ngoại cũng không hay. Lúc này cả hai mới ôm mặt khóc hối hận.
Sau đó, các bác sĩ yêu cầu Đồng Đồng nhập viện để kiểm tra vì cô vừa trải qua ca sinh không đảm bảo an toàn, có thể xảy ra tình trạng mất máu, sót nhau hay nhiễm trùng rất nguy hiểm. Tuy nhiên Đồng Đồng vẫn nhất quyết từ chối vì sợ tiền viện phí đắt đỏ, gia đình không trả được. Cuối cùng giám đốc bệnh viện quyết định miễn hoàn toàn viễn phí cho bà mẹ trẻ này, "ép buộc" cô phải nhập viện để được chăm sóc sức khỏe.
Các bác sĩ phải "ép buộc" bà mẹ này nhập viện vì cô có nguy cơ nhiễm trùng sau sinh.
Sau đó, các bác sĩ cũng dặn dò Đồng Đồng phải thực hiện biện pháp tránh thai nếu chưa có đủ điều kiện sinh con, nuôi con. Nếu trong tình huống không may "dính bầu" thì phải đến bệnh viện sinh con vì sẽ có các chính sách hỗ trợ, giúp đỡ phụ nữ hoàn cảnh khó khăn, tuyệt đối không được sinh con tại nhà vì quá nguy hiểm cho cả mẹ và con.
Nguy cơ khi sinh con tại nhà
Sinh con tại nhà không có sự giám sát và hỗ trợ của nhân viên y tế có thể làm tăng nguy cơ những tai biến sản khoa nguy hiểm. Các cuộc sinh con bao giờ cũng hàm chứa rất nhiều tai ương, nguy hiểm. Khi ca sinh không suôn sẻ có thể dẫn đến vỡ tử cung, em bé bị ngạt, suy thai, tử vong và mẹ có thể bị băng huyết sau sinh; nếu không được xử lý kịp thời sẽ tử vong.
Đối với những sản phụ sinh lần đầu tiên và sinh theo ngả âm đạo không có sự hỗ trợ về mặt y tế có thể gây ra chấn thương dữ dội ở tầng sinh môn, dẫn đến băng huyết, nhiễm trùng rất nặng, khiến cuộc sống của người phụ nữ sau này sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Nhiều tổ chức y tế uy tín trên thế giới đã đưa ra khuyến cáo về mức độ an toàn chưa được kiểm chứng khi sinh con tự nhiên và cảnh báo những nguy cơ mẹ, bé phải đối mặt nếu không có sự hỗ trợ của nhân viên y tế.
Vừa sinh con xong, mẹ ho 3 tiếng rồi ngất lịm ngay trên bàn đẻ Sau khi lấy em bé ra ngoài thành công, bác sĩ đang tiến hành vệ sinh và khâu tầng sinh môn thì thấy chị Vương ho rồi ngất lịm đi. Người xưa vẫn thường có câu "cửa sinh là cửa tử" vì trong quá trình mang thai, sinh nở, người mẹ luôn phải đối mặt với những rủi ro có thể cướp đi...