Những biến chứng cực kì nguy hiểm cho vóc dáng khi bạn tập Gym sai cách
Tập thể dục giúp tinh thần dẻo dai, sức khỏe tốt là thói quen của nhiều người. Tuy nhiên theo các bác sĩ, nếu tập thể dục không đúng cách có nguy cơ tử vong. Những bạn hay đến phòng gym cần lưu ý với những động tác dưới đây nhé.
#1
Sai: Nếu bạn cong lưng sẽ gây cong vẹo và đau cột sống.
Đúng: Nâng xương chậu lên và đảm bảo rằng cơ thể bạn tạo thành một đường thẳng từ vai đến đầu gối. Ép mông càng chặt càng tốt và co bóp cơ bụng của bạn.
#2
Sai: Không nên đổ người quá nhiều về phía trước như vậy cột sống và đầu gối của bạn sẽ chịu một tác động lực lớn và gây ảnh hưởng đến xương, cơ.
Đúng: Giữ lưng thẳng, phần nâng xương chậu được nâng ra sau, luôn đảm bảo rằng đầu gối của bạn bị uốn cong ở góc 90 khi ngồi xổm.
#3
Sai: Nếu lưng của bạn không thẳng (cong xuống hoặc cong lên) thì bài tập sẽ không còn hiệu quả và trở nên vô ích.
Đúng: Giữ cơ thể của bạn theo đường thẳng từ đỉnh đầu xuống dưới gót. Tay chống xuống sàn tạo một góc 90 . Lưu ý: đừng uốn cong cổ.
#4
Sai: Nếu trọng lượng của bạn dồn xuống đầu gối và các mũi ngón chân, lưng khòm và thanh tạ tác động lên phần vai sẽ gây tổn hại nghiêm trọng đến phần cổ, khiến bạn dễ ngã về phía trước.
Đúng: Đảm bảo trọng lượng cơ thể luôn nằm ở giữa bàn chân, hai chân song song với sàn, không ngồi quá thấp, giữ lưng hơi cong và hướng về phía trước.
#5
Sai: Đừng đặt thanh tạ ngang cổ nếu không muốn bị chấn thương.
Đúng: Kéo khuỷu tay của bạn ra sau, tạo một lực lên vai, tay nắm chặt thanh tạ, như vậy sẽ tạo nên một phần đỡ giúp bạn giữ được thanh tạ trên vai mà không bị đau.
#6
Video đang HOT
Sai: Không nên tạo thành một hình vòm từ vai xuống thắt lưng, vì thế phần lưng của bạn sau khi tập xong sẽ đau nhức và bị khòm khi di chuyển
Đúng: Kéo vai xuống và ép chặt vai. Giữ thẳng lưng, đùi song song với sàn khi ngồi xổm.
#7
Sai: Chân và cánh tay không thẳng đứng và song song làm bạn có nguy cơ bị ngã, ảnh hưởng đến xương khớp.
Đúng: Đầu gối và hai tay song song với nhau, đẩy ngực về phía trước, lưng thẳng, xương chậu mở rộng.
#8
Sai: Khi chúng ta đứng xa bục tập, thì đầu gối là vị trí chịu tác động của lực nhiều nhất, dễ bị đau và trật khớp.
Đúng: Thẳng lưng, hai vai khép lại, đứng gần với bục tập, như vậy, lực của toàn bộ cơ thể sẽ chia đều cho đầu gối và bàn chân.
#9
Sai: Vị trí để chân bị sai, lưng chưa có độ cong vừa đủ, hai tay bị cong nên thanh tạ hơi hướng về phía sau.
Đúng: Chân tạo một góc khoảng 90 , lưng cong, hai tai cầm thanh tạ, giơ thẳng và song song với nhau.
#10
Sai: Tư thế bị sai, đầu gối không tạo nên thành một đường thẳng.
Đúng: Đầu gối thẳng đứng, song song và uốn cong ở góc 90 khi bước về phía trước.
#11
Sai: Vai và lưng tạo thành hình vòng cung, tư thế luyện tập sai, gây ảnh hưởng đến cột sống.
Đúng: Kéo vai về phía sau, ưỡn ngực, lưng tạo thành một đường thẳng.
#12
Sai: Không được nâng đầu lên vì như vậy lưng bạn sẽ bị cong.
Đúng: Điều quan trọng là cơ thể của bạn tạo một đường thẳng từ đỉnh đầu đến mông.
#13
Sai: Nếu bạn cầm tạ ở giữa tay cầm thì khớp tay sẽ bị đau thay vì làm săn chắc cơ bắp.
Đúng: Cầm tạ bằng hai tay, sát phần đầu tạ, giữ vai đúng vị trị và nhấn khuỷu tay của bạn càng sát với đầu càng tốt. Nâng tạ qua đầu và từ từ hạ thấp nó.
#14
Sai: Bàn chân của bạn đang ở giữa và gần như nằm hoàn toàn trên bàn tập.
Đúng: Đứng bằng 1/3 chân trên nền để chúng khớp với vai. Nâng gót lên cao nhất có thể, giữ một vài giây, sau đó hạ gót cho đến khi chúng nằm dưới bàn tập.
#15
Sai: Cơ thể của bạn không tạo thành một đường thẳng, và lưng dưới của bạn bị cong.
Đúng: Cơ thể phải tạo thành một đường thẳng.
Tập thể dục là một điều hết sức quan trọng để bảo vệ sức khỏe và có được một vóc dáng hoàn hảo. Tuy nhiên, các bạn cũng nên chú ý đến tư thế khi tập để thực hiện cho đúng. Chỉ cần bạn tập sai thì sẽ gây ảnh hưởng đến xương khớp, cột sống cũng như tướng đi của mình. Hy vọng qua bài viết trên, các bạn sẽ có thêm kinh nghiệm để luyện tập sao cho khoa học và hiệu quả.
Theo phunugiadinh/bestie
Biểu hiện ẩn đục dịch kính
Ẩn đục kịch kính thường không gây đau và không nguy hiểm tới sức khỏe, nhưng lại gây ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn. Vậy hãy chú ý những biểu hiện sau đây để điều trị bệnh hiệu quả nhé.
Đục dịch kính là gì?
Dịch kính có cấu trúc gel (dạng thạch), nằm sau thủy tinh thể và trước võng mạc, có nhiệm vụ giữ cho thủy tinh thể được trong suốt và duy trì áp lực ở trong mắt để võng mạc không bị bong rách. Cấu tạo của dịch kính chủ yếu do các collagen sắp xếp theo nhiều hướng khác nhau, và lấp đầy giữa các khoảng không này là nước. Khi có một nguyên nhân nào đó làm khối dịch kính này bị lắng đọng hoặc kết tụ với nhau sẽ gây ra tình trạng đục dịch kính.
Dấu hiệu, triệu chứng khi bị đục dịch kính
Dấu hiệu điển hình khi bị đục dịch kính là hiện tượng ruồi bay (eyes floater), thường xuất hiện ở cả 2 mắt dưới dạng các chấm tròn, đường thẳng, đường cong, vệt dài thành dải, sợi, vòng tròn... có màu đen hoặc xám trôi nổi trước tầm nhìn. Hiện tượng vẩn đục dịch kính có thể làm cho người bệnh trở nên bực bội, họ cảm thấy vướng víu, khó chịu trong tầm nhìn, gây ra sự lo lắng và bất an.
Vốn dĩ ánh sáng được truyền thẳng qua dịch kính nhưng lại bị khúc xạ khi đi qua các vùng bị vẩn đục, tạo thành những "điểm khuyết" hoặc "vùng tối" lên võng mạc. Như vậy, những đốm đen này không phải là do ảo ảnh thị giác, mà chúng xuất hiện thực sự trong mắt người bệnh. Xu hướng của chúng ta khi thấy xuất hiện tình trạng này là sẽ cố gắng tập trung nhìn rõ nó. Tuy nhiên điều này rất khó, bởi vì chúng không đứng yên mà di chuyển liên tục khi đảo mắt. Bạn sẽ nhìn rõ hơn các chấm này khi nhìn lên bầu trời trong xanh, hoặc đứng đối diện với một bức tường màu trắng.
Một số dấu hiệu giúp bạn nhận biết mình có bị vẩn đục dích kính hay không, chẳng hạn như có nhiều "hạt" đột ngột xuất hiện trong tầm nhìn; mắt bị chớp sáng liên tục; giảm hoặc mất thị lực ngoại vi, giống như khi bạn nhìn qua đường hầm.
Điều trị vẩn đục dịch kính bằng phương pháp thay đổi lối sống
Một số gợi ý dưới đây có thể giúp bạn xây dựng một lối sống khoa học giúp cải thiện các triệu chứng nhìn mờ, ruồi bay; đồng thời ngăn chặn tiến triển của vẩn đục dịch kính hiệu quả.
Chế độ ăn uống
- Tăng cường các loại rau và trái cây có màu xanh, vàng, đỏ chứa nhiều chất chống oxy hóa như cam, chanh, ớt chuông, bí ngô, bông cải xanh, rau bina...
- Uồng đủ nước: Dịch kính có cấu tạo 99 % từ nước, do vậy bổ sung đầy đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày giúp đảm bảo thể tích dịch kính, ngăn chặn nguy cơ vẩn đục và biến chứng bong rách võng mạc. Uống nước chè xanh loãng là một cách hay mà bạn có thể áp dụng mỗi ngày.
- Hạn chế ăn mặn.
- Hạn chế đồ ngọt tổng hợp như bánh kẹo, nước ngọt có ga...
- Hạn chế thức ăn chiên, xào, rán bằng mỡ động vật, thay vào đó nên dùng các loại dầu tốt cho sức khỏe như dầu ô liu, dầu lạc, hạnh nhân...
Chế độ sinh hoạt, luyện tập
- Kiểm tra sức khỏe mắt theo định kỳ từ 2 - 6 tháng một lần để theo dõi tiến triển của vẩn đục dịch kính.
- Hạn chế tiếp xúc với ánh sáng mạnh, thiết bị điện tử, gió bụi... trong thời gian dài.
- Luyện tập bài thể dục đơn giản giúp thư giãn mắt: Chuyển động mắt tròn đều theo chiều kim đồng hồ và ngược lại, lặp lại động tác này 10 lần mỗi ngày.
- Mát xa mắt: Dùng một miếng vải sạch ngâm trong nước ấm, đắp lên mắt và mát xa nhẹ nhàng giúp giảm căng thẳng cho mắt. Đơn giản hơn, bạn có thể xoa lòng bàn tay cho ấm sau đó áp nhẹ lên mắt. Bạn hãy thực hiện thường xuyên, hàng ngày để có kết quả tốt.
- Tham gia các lớp yoga, thiền giúp giải tỏa căng thẳng, nâng cao sức khỏe toàn thân, giảm nguy cơ mắc các bệnh lý ảnh hưởng xấu đến mắt như tiểu đường, huyết áp cao...
Theo www.phunutoday.vn
Tại sao những người thức khuya dễ chết sớm? Một nghiên cứu cho biết những "cú đêm" - những người thích đi ngủ muộn và thức dậy muộn - có nguy cơ tử vong cao hơn 10% so với những "chim sơn ca" - những người ưa dậy sớm và ngủ sớm. Nghiên cứu dựa trên 50.000 người ở Anh cho thấy họ có nguy cơ tử vong cao hơn trong thời...