Những bí quyết thời trang hữu ích trong mọi tình huống, là con gái phải biết
Để tránh rơi vào những tình huống dở khóc dở cười và cứu nguy trang phục trong lúc cấp bách, bạn hãy nhớ kĩ những mẹo vặt dưới đây.
1. Tránh rộp chân khi đi giày mới
Hẳn nhiều cô nàng từng gặp trường hợp ngón và gót chân bị phồng rộp khi đi những đôi giày mới mua. Cách đơn giản để giải quyết tình trạng này là dùng lăn khử mùi dạng sáp bôi vào những vùng lót trong lẫn viền xung quanh giày. Phần sáp này giúp giảm thiểu ma sát giữa giày và chân, tránh dẫn đến hiện tượng phồng rộp.
Hoặc bạn có thể dán miếng băng y tế vào những phần chân bị cọ sát nhiều nhất. Giày một thời gian ngắn sử dụng, những đôi giày sẽ vừa vặn với chân bạn và bạn không cần thực hiện những mẹo này nữa.
2. Xử lí nhanh quần bị bung chỉ
Nếu bạn mặc quần chật và phải cúi lên cúi xuống, kéo căng quần thường xuyên thì đôi lúc bạn sẽ gặp phải sự cố đó là rách quần. Nếu như bạn không thể về nhà thay quần hoặc khâu lại, hãy dùng tạm ghim giấy, dập theo đường may bên trong chiếc quần. Chúng có thể giữ cho vết rách không bị lộ trong vài giờ, tránh cho việc bị người khác phát hiện. Nhưng hãy nhớ, đừng vận động mạnh, nếu không vết rách sẽ lại bung ra lần nữa.
3. Áo bị lủng lỗ
Chiếc áo để trong tủ đồ lâu ngày khiến chuột bọ cắn lủng, hay bạn vô tình vướng vào đâu đó khiến chiếc áo xuất hiện 1 cái lỗ khá to. Bạn hãy lật trái áo, túm chỗ lủng lại, đặt lên miếng vá có thể dính bằng nhiệt rồi dùng bàn ủi ủi lên để có thể che đi chỗ lủng áo.
4. Tránh bị tốc váy
Video đang HOT
Nỗi khổ của các cô gái khi mặc váy rộng ra ngoài trời chính là sợ váy bị gió thổi làm tốc váy lên và lộ đồ lót bên trong. Để tránh hiện tượng này, bạn có thể dùng băng keo dán các đồng xu nhỏ vào mặt bên trong của viền váy. Nó sẽ làm nặng váy của bạn, và giúp váy không bị tốc lên trong gió.
5. Giữ quần tất không bị giãn và rách
Nếu bạn đang dùng tất mà đột nhiên phát hiện ra tất có một vài vết xước nhỏ, bạn đừng mặc kệ nó, bởi chỉ ít giờ sau, những vết xước đó sẽ lan rộng ra. Cách cấp cứu lúc này là chấm một chút sơn móng không màu vào, nó sẽ “vá” lại chỗ rách đồng thời ngăn không cho vết rách lan rộng. Hãy chấm sơn móng tay vào vị trí bị xước/rách. Để tránh chiếc quần tất dính vào da hãy nhẹ nhàng kéo nó ra sau khi sơn khô. Nếu không có sơn móng tay, bạn có thể dùng keo xịt tóc để thay thế. Lặp lại lần nữa nếu bạn thấy cần thiết.
6. Làm phẳng áo khi không có bàn ủi
Áo của bạn bị nhăn nhưng bạn lại không có bàn ủi? Hãy xịt một ít nước lên khắp áo của bạn, dùng máy sấy tóc để hong khô, chiếc áo của bạn sẽ phẳng phiu như được ủi bằng bàn là đấy.
7. Cúc bị đứt
Nếu cúc áo bạn đột ngột bị đứt mà bạn thì không có kim chỉ để khâu, bạn có thể dùng kẹp giấy luồn qua lỗ của chiếc cúc. Sau đó, bạn xuyên phần kim loại còn thừa qua vết may của cúc, rồi gập lại để cố định cúc.
8. Khử mùi hôi giày
Mùi hôi giày chắc chắn là nỗi phiền toái nhất gây ra không chỉ cho riêng bạn mà cả với những người xung quanh. Chân bạn dễ bị đổ mồ hôi nếu thì giày quá lâu, tạo điều kiện để vi khuẩn sinh sôi và trú ngụ, tạo nên những mùi vô cùng khó chịu. Tuy nhiên, may mắn là vẫn có khá nhiều cách đơn giản để xử lí mùi hôi khó chịu này.
Chẳng hạn như cho một túi trà mới vào trong giày và để qua đêm, rắc một ít bột baking soda vào bên trong sau đó lau khô, trộn đều giấm và nước với tỉ lệ 1:1, xịt vào trong giày để một thời gian rồi lau bằng khăn sạch hay bỏ túi hút ẩm vào trong giày để qua đêm giúp giày khô ráo…
9. Xử lí bã cao su
Vì vô tình nên bạn ngồi dính phải bã cao su, điều này làm bạn cảm thấy vô cùng khó chịu. Đừng cố dùng tay để làm sạch, mà hãy lấy một cục nước đá, chà lên chỗ bị dính, bạn có thể dễ dàng lấy bã cao su.
Trong cuộc sống, sẽ có những lúc, bạn sẽ rơi vào tình huống oái oăm, tiến thoái lưỡng nan khi diện đồ hoặc bảo quản, sử dụng trang phục. Để có thể tự cứu nguy bản thân, bạn hãy nhớ kĩ những mẹo vặt hữu ích trên đây nhé.
Theo unifashion.vn
8 mẹo giúp bạn gái đi giày cao gót không đau chân
Giày cao gót là món đồ không thể thiếu cho phái đẹp nhưng việc đi chúng thường xuyên có thể gây đau chân, phồng rộp. Dưới đây là những mẹo nhỏ giúp ngăn ngừa điều đó.
1. Dùng băng cá nhân: Đây là cách phổ biến nhất nhưng lại rất có hiệu quả. Bạn nên dán băng cá nhân vào gót chân trước khi rời khỏi nhà để làm giảm ma sát và ngăn ngừa phồng rộp khi đi giày cao gót. Chỉ cần nhớ miếng dán phải to hơn vùng da có thể bị ảnh hưởng.
2. Sử dụng phấn rôm: Một cách hiệu quả để giảm ma sát giữa bàn chân và đôi giày là sử dụng phấn rôm trẻ em. Chỉ cần rắc một ít phấn vừa đủ vào trong giày, đặc biệt cách này sẽ hiệu quả hơn nếu bạn không đi tất. Tuy nhiên, bạn phải nhớ lau khô chân hoàn toàn.
3. Dùng tất dày và máy sấy: Nếu giày quá chật, bạn có thể mang tất rồi đeo giày. Sử dụng máy sấy sấy nóng những khu vực bị chật của đôi giày, rồi để đôi giày tự nguội. Lặp lại nhiều lần cho đến khi vừa ý. Nhiệt độ cao từ đôi tất sẽ giúp đôi giày da được nới rộng và mềm mại hơn.
4. Dùng lăn khử mùi: Phần gót chân, 2 bên bàn chân và ngón chân là những vùng dễ bị tổn thương nhất khi bạn đeo giày cao gót hoặc giày mới mua. Để giảm ma sát giữa chân và giày, hãy thử lăn khử mùi vào các vùng da này.
5. Dùng miếng lót giày bằng silicone: Có 2 loại lót được bán ở trong các cửa hàng: lót dài bằng đôi giày để bảo vệ toàn bộ đế hoặc một nửa đặt phía dưới ngón chân hoặc gót chân. Chúng có thể giúp giảm ma sát, hạn chế phồng rộp da và hữu ích cho đôi giày rộng.
6. Đặt túi ni lông đựng nước vào giày: Nếu đôi giày của bạn bị chật, hãy đặt 2 túi ni lông đựng đầy nước vào giày. Sau đó, đặt giày vào ngăn đá tủ lạnh và để qua đêm. Khi nước đóng đá, nó sẽ làm nới rộng giày hiệu quả.
7. Dán băng dính vào ngón áp út và ngón giữa: Điều này có vẻ kỳ lạ nhưng nếu dùng băng dính dán ngón áp út và ngón giữa lại với nhau, bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi đi giày cao gót.
Theo ione .vnexpress.net
Cách điều trị dị ứng tinh dịch Dị ứng tinh dịch xảy ra do hệ miễn dịch của cơ thể phản ứng quá mức với các thành phần trong tinh dịch. Nguyên nhân gây dị ứng tinh dịch Dị ứng với tinh dịch xảy ra do hệ miễn dịch của cơ thể phản ứng quá mức với các thành phần trong tinh dịch. Trong đó, tế bào bạch cầu đã...