Những “bí mật” về lịch sử, cơ sơ pháp lý biển, đảo Việt Nam

Theo dõi VGT trên

Biển và hải đảo ngày càng trở thành nguồn lực kinh tế to lớn, mở ra một không gian sinh tồn mới, gắn bó mật thiết và ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường của mỗi nước. Việt Nam cũng nằm trong xu hướng chung đó vì nước ta là quốc gia có vùng biển và các đảo, gồm cả đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong biển Đông.

1/ Hỏi: Vị trí vai trò của biển Đông như thế nào?

Trả lời:

- Biển Đông là biển lớn, có vị trí chiến lược quan trọng. Diện tích khoảng 3,5 triệu km, được bao bọc bởi 9 nước là Việt Nam, Trung Quốc, Campuchia, Thái Lan, Malaysa, Singapo, Indonexia, Bruney và Philippin. Là tuyến đường hàng hải huyết mạch, giao thông nhộn nhịp đứng thứ 2 thế giới. Hàng ngày có khoảng 300 tàu vận tải loại lớn qua lại, chiếm lưu lượng tàu hoạt động trên biển của thế giới, chuyên chở sản lượng dầu thô và các sản phẩm toàn cầu, có nguồn tài nguyên thủy sản, dầu khí và khoáng sản rất lớn.

- Biển và hải đảo ngày càng trở thành nguồn lực kinh tế to lớn, mở ra một không gian sinh tồn mới, gắn bó mật thiết và ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường của mỗi nước. Việt Nam cũng nằm trong xu hướng chung đó vì nước ta là quốc gia có vùng biển và các đảo, gồm cả đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong biển Đông.

2/ Hỏi: Vùng biển và hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam có đặc điểm như thế nào?

Trả lời:

- Vùng biển Việt Nam: Bờ biển nước ta dài hơn 3.260 km, có diện tích khoảng trên 1 triệu km, trong 63 tỉnh, thành phố của cả nước, có 28 tỉnh, thành phố giáp biển. Vùng biển nước ta có hơn 3.000 hòn đảo lớn, nhỏ và 2 quần đảo xa bờ là Hoàng Sa và Trường Sa.

- Quần đảo Hoàng Sa: Gồm 30 đảo, bãi đá, cồn, san hô và bãi cạn, nằm trên vùng biển có diện tích khoảng 16.000 km, cách đảo Lý Sơn của ta khoảng 120 hải lý, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 140 hải lý. Diện tích toàn bộ phần đất nổi của quần đảo khoảng 10 km.

- Quần đảo Trường Sa: Gồm hơn 100 đảo, bãi đá, cồn, san hô và bãi cạn, vùng biển có diện tích rộng khoảng 160.000 – 180.000 km, cách Cam Ranh (Khánh Hòa) khoảng 243 hải lý, cách đảo Phú Quý (Bình Thuận) khoảng 203 hải lý, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 585 hải lý. Diện tích toàn bộ phần nổi của quần đảo khoảng 10 km.

3/ Hỏi: Vai trò của biển Đông và các đảo của nước ta có tầm quan trọng như thế nào trong sự nghiệp xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước?

Trả lời:

- Việt Nam là quốc gia có tiềm năng lớn để phát triển kinh tế biển, có 90 cảng biển lớn, nhỏ; 125 bãi biển có cảnh quan đẹp; tổng trữ lượng dầu khí dự báo địa chất của thềm lục địa khoảng 10 tỉ tấn; là môi trường sống của 11.000 loài sinh vật, trữ lượng hải sản khoảng 3,5 triệu tấn và hơn 6 vạn hecta ruộng muối biển; tài nguyên khoáng sản có 35 loại hình… Hầu hết các ngành kinh tế mũi nhọn của nước ta đều gắn liền với biển như du lịch, dầu khí, thủy sản, giao thông vận tải, công nghiệp tàu thủy… quy mô kinh tế biển và ven biển đạt 48% GDP cả nước (năm 2007) đóng góp to lớn vào quá trình phát triển đất nước.

Những bí mật về lịch sử, cơ sơ pháp lý biển, đảo Việt Nam - Hình 1

Những thắc về lịch sử, cơ sơ pháp lý biển, đảo Việt Nam

- Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X đã thông qua Nghị quyết “Chiến lược biển Việt Nam năm 2020″ với mục tiêu: “Phấn đấu đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, phát triển toàn diện các ngành, nghề biển gắn với cơ cấu phong phú, hiện đại, tạo ra tốc độ phát triển nhanh, bền vững, hiệu quả cao với tầm nhìn dài hạn…”. Bảo đảm vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia trên biển, đảo, góp phần quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

4/ Hỏi: Cơ sở lịch sử – thực tiễn nào để khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa?

Trả lời:

- Cho đến thế kỷ XVII, 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là các đảo vô chủ. Vào nửa đầu thế kỷ XVII, chúa Nguyễn đã tổ chức “Đội Hoàng Sa” hàng năm ra Hoàng Sa thu lượm hải vật, đánh bắt hải sản, đo vẽ, trồng cây và dựng mốc trên đảo, đến nửa đầu thế kỷ XVIII, tổ chức thêm “Đội Bắc Hải” ra Trường Sa làm nhiệm vụ như “Đội Hoàng Sa”.

- Liên tục từ đó, Việt Nam đã có nhiều hoạt động củng cố chủ quyền trên 2 quần đảo như: Năm 1925 duy trì tuần tra trên đảo, đưa quân đội trú đóng; năm 1933 – 1938, thành lập đơn vị hành chính, đặt cột mốc, xây hải đăng, trạm khí tượng, trạm vô tuyến điện; lên tiếng phản đối các nước nêu yêu sách chủ quyền đối với Hoàng Sa; năm 1951, khẳng định chủ quyền từ lâu đời của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa tại hội nghị San Francisco mà không gặp phải ý kiến phản đối nào; năm 1956 quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh Phước Tuy và năm 1961, chuyển quần đảo Hoàng Sa từ tỉnh Thừa Thiên về tỉnh Quảng Nam quản lý; năm 1977 tuyên bố về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa; năm 1982 thành lập huyện đảo Trường Sa thuộc tỉnh Đồng Nai và huyện đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng; năm 1994 tham gia Công ước của Liên Hợp Quốc về luật biển năm 1982, năm 2003, ban hành Luật Biên giới quốc gia, tháng 4 năm 2007 thành lập thị trấn Trường Sa, xã Song Tử Tây và xã Sinh Tồn thuộc huyện đảo Trường Sa. Hiện nay, huyện đảo Hoàng Sa thuộc thành phố Đà Nẵng và huyện đảo Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hòa… Nhà nước Việt Nam đã nhiều lần công bố Sách Trắng về chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, khẳng định 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là một bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ Việt Nam.

- Việt Nam là Nhà nước đầu tiên xác lập chủ quyền và là quốc gia duy nhất đã chiếm hữu hòa bình, quản lý liên tục, phù hợp với các quy định của luật pháp Quốc tế đối với 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Kỳ họp thứ ba, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật Biển Việt Nam vào ngày 21 tháng 6 năm 2012.

5/ Hỏi: Luật Biên giới quốc gia quy định những vấn đề gì?

Trả lời:

Luật Biên giới quốc gia quy định về biên giới quốc gia:

- Chế độ pháp lý, bảo vệ biên giới quốc gia và khu vực biên giới.

- Xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia và khu vực biên giới.

- Chế độ pháp lý và bảo vệ vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định phù hợp với Công ước của Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và các điều ước Quốc tế khác mà Việt Nam ký kết gia nhập.

6/ Hỏi: Biên giới quốc gia của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được hiểu như thế nào?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 1 Luật Biên giới quốc gia: Biên giới quốc gia của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là đường và mặt thẳng đứng theo đường đó để xác định giới hạn lãnh thổ đất liền, các đảo, các quần đảo trong đó có quần đảo Hòang Sa và quần đảo Trường Sa, vùng biển, lòng đất, vùng trời của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

7/ Hỏi: Luật Biển Việt Nam quy định những vấn đề gì?

Trả lời:

Luật Biển Việt Nam quy định về đường cơ sở, nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa, các đảo, quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa và quần đảo khác thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam; họat động trong vùng biển Việt Nam; phát triển kinh tế biển; quản lý và bảo vệ biển, đảo.

8/ Hỏi : Vùng biển quốc tế là gì?

Trả lời:

Là tất cả các vùng biển nằm ngoài vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và các quốc gia khác, nhưng không bao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển.

Video đang HOT

9/ Hỏi: Đảo, quần đảo?

Trả lời:

- Đảo là vùng đất tự nhiên có nước bao bọc, khi thủy triều lên vùng đất này vẫn ở trên mặt nước.

- Quần đảo là một tập hợp các đảo, bao gồm cả bộ phận của các đảo, vùng nước tiếp liền và các thành phần tự nhiên khác có liên quan chặt chẽ với nhau.

Đảo, quần đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam là bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ Việt Nam.

Những bí mật về lịch sử, cơ sơ pháp lý biển, đảo Việt Nam - Hình 2

10/ Hỏi: Cơ sở pháp lý nào để khẳng định chủ quyền các vùng biển và thềm lục địa Việt Nam?

Trả lời:

Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS)

- Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982 có 162 quốc gia phê chuẩn và tham gia (tính đến ngày 03 tháng 06 năm 2011). Công ước Luật Biển năm 1982 được coi là Hiến pháp của thế giới về các vấn đề biển và đại dương. Công ước Luật Biển năm 1982 nêu mỗi quốc gia ven biển có 5 vùng biển, bao gồm: Nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.

- Năm 1994, Quốc hội nước ta đã thông qua Nghị quyết về việc phê chuẩn và chính thức trở thành thành viên của Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982. Bằng việc phê chuẩn này, chúng ta có đầy đủ cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền các vùng biển và thềm lục địa Việt Nam.

Luật Biển Việt Nam

- Ngày 21 thàng 06 năm 2012, tại kỳ họp thứ ba, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật Biển Việt Nam. Đây là hoạt động lập pháp cần thiết để hoàn thiện khuôn khổ pháp lý của Việt Nam, phục vụ cho việc sử dụng, quản lý, bảo vệ các vùng biển, đảo và phát triển kinh tế biển của Việt Nam, tạo điều kiện cho quá trình hội nhập quốc tế và tăng cường hợp tác với các nước, vì hòa bình, ổn định trong khu vực và trên thế giới.

11/ Hỏi: Đường cơ sở dùng để làm gì?:

Trả lời:

Theo quy định của Luật Biển Việt Nam: Đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam là đường cơ sở thẳng đã được Chính phủ công bố. Chính phủ xác định và công bố đường cơ sở ở những khu vực chưa có đường cơ sở sau khi được Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn.

12/ Hỏi: Luật Biển Việt Nam có quy định nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế. Vậy nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế là gì?

Trả lời:

- Nội thủy là vùng nước tiếp giáp với bờ biển, ở phía trong đường cơ sở và là bộ phận của lãnh thổ Việt Nam.

- Lãnh hải là vùng biển có chiều rộng 12 hải lý (1 hải lý = 1,852 km) tính đường cơ sở ra phía biển. Ranh giới của ngoài lãnh hải là biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam.

- Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, có chiều rộng 12 hải lý tính từ ranh giới ngoài của lãnh hải.

- Vùng đặc quyền kinh tế là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, hợp với lãnh hải thành một vùng biển có chiều rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở.

13/ Hỏi: Việt Nam chúng ta có những hoạt động thực thi như thế nào để bảo vệ chủ quyền và lợi ích của Việt Nam ở biển Đông?

Trả lời:

- Lập trường nhất quán của Đảng và Nhà nước ta là khẳng định chủ quyền đối với 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa; quyền chủ quyền và quyền tài phán trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa theo quy định của Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982. Chúng ta đã chủ động tích cực triển khai đồng bộ một loạt công tác nhằm tạo cơ sở vững chắc cho việc bảo vệ chủ quyền và lợi ích của ta trên biển Đông, cụ thể:

1. Ban hành chiến lược biển đến năm 2020: Chiến lược Biển Việt Nam thể hiện rõ quan điểm hợp tác quốc tế về biển, góp phần xây dựng vùng biển hòa bình, hợp tác, hữu nghị, cùng phát triển trên cơ sở tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ. Hợp tác quốc tế về biển phải nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh của Việt Nam, khai thác biển có hiệu quả và phát triển bền vững biển; trong đó chú ý bảo đảm an ninh chung và giải quyết những tranh chấp trên biển.

2. Về pháp lý: Chúng ta đã xây dựng và trình Liên Hợp quốc báo cáo xác định ranh giới ngoài thềm lục địa khu vực phía Bắc, đồng thời phối hợp với Malayxia xây dựng và trình Liên Hợp quốc báo cáo xác định ranh giới ngoài thềm lục địa phía nam. Năm 2003, ban hành Luật Biên giới quốc gia, năm 2012, ban hành Luật Biển Việt Nam.

3. Về quản lý hành chính: Đã triển khai thành lập huyện đảo Hoàng Sa thuộc thành phố Đà Nẵng; huyện đảo Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hòa; trong đó có thị trấn Trường Sa và 2 xã Song Tử Tây, Sinh Tồn; hiện có nhiều hộ gia đình sống; xây dựng nhà khách, nhà tưởng niệm Bác Hồ, dựng tượng Quốc công Tiết Chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, xây dựng chùa…; triển khai một số dự án quan trọng như nuôi trồng hải sản, chương trình năng lượng sạch và hệ thống chiếu sáng ở các đảo trên huyện đảo Trường Sa; đã phủ sóng truyền hình, đài phát thanh, điện thoại di động lên toàn bộ biển Đông. Nhiều đoàn trong cả nước thường xuyên ra thăm hỏi, động viên cán bộ, chiến sĩ và nhân dân đang sinh sống, làm việc trên quần đảo Trường Sa.

4. Về kinh tế: Các hoạt động về thăm dò, khai thác dầu khí của chúng ta đã và đang diễn ra bình thường, chúng ta đang tiếp tục duy trì hợp tác với các tập đoàn dầu khí lớn của Nga, Mỹ, Canada, Úc, Ấn độ, Nhật, Hàn Quốc trên vùng đặc quyền 200 hải lý và thềm lục địa… Các ngành chức năng và các địa phương cũng đã thực hiện nhiều biện pháp hỗ trợ đối với ngư dân khai thác trên biển. Ngư dân ta tiếp tục đánh bắt hải sản ở khu vực đảo Hoàng Sa, Trường Sa; sản lượng khai thác của khối tàu cá xa bờ chiếm 40% tổng sản lượng khai thác hải sản của cả nước.

5. Về quốc phòng, an ninh: Thành lập lực lượng Cảnh sát Biển, Vùng II Hải quân… Hải quân, không quân thường xuyên được nâng cao năng lực phòng thủ và tăng cường hoạt động tuần tra trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam. Các lực lượng tuần tra, kiểm soát của bộ đội biên phòng, cảnh sát biển thường xuyên triển khai các công việc để quản lý các hoạt động trên biển, xua đuổi, xử lý hành chính các vụ việc tàu cá nước ngoài vi phạm vùng biển của chúng ta.

6. Về ngoại giao: Chúng ta kiên trì đấu tranh có lý, có tình ở các cấp khác nhau, song phương và đa phương, qua cả kênh chính thức và không chính thức; kết hợp đấu tranh ngoại giao với đấu tranh dư luận và vận động quốc tế. Chúng ta đã chủ động vận động qua nhiều kênh, nhiều cấp khác nhau, kể cả cấp cao, làm rõ lập trường đúng đắn của chúng ta; phê phán yêu sách “đường lưỡi bò” phi lý của Trung Quốc, ủng hộ thực hiện Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông giữa các nước ASEAN và Trung Quốc năm 2002 (DOC: Declaration on Conduct of the Parties in the East Sea), tiến tới xây dựng Bộ quy tắc ứng xử của các bên ở biển Đông (COC: Code of Conduct for the East Sea) nhằm duy trì hòa bình, ổn định ở biển Đông… Tranh thủ được sự đồng tình, ủng hộ của cộng đồng Quốc tế, tạo thêm sức mạnh cho ta trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo.

Những bí mật về lịch sử, cơ sơ pháp lý biển, đảo Việt Nam - Hình 3

14/ Hỏi: Tranh chấp biển Đông ra sao?

Trả lời:

- Năm 1947, chính quyền Trung Hoa dân quốc xuất bản bản đồ “Nam Hải chư đảo” và được in lại năm 1950 trên bản đồ “Trung Hoa Nhân dân Cộng hòa quốc phân tỉnh tinh đồ” thể hiện “đường lưỡi bò” chiếm tới 80% diện tích biển Đông. Việc vẽ một đường đứt khúc mơ hồ để đòi chủ quyền biển như vậy là vô căn cứ, trái với luật pháp và tập quán quốc tế, không có cơ sở thực tiễn và lịch sử, không được các quốc gia khu vực và thế giới thừa nhận.

- Trong năm 2012, Trung Quốc tích cực tiến hành các hoạt động củng cố yêu sách chủ quyền bằng những hành động như:

Công bố thành lập thành phố Tam Sa; phê chuẩn một loạt văn bản pháp lý, như: “quy hoạch chức năng biển toàn quốc” bao gồm “vùng chức năng biển tại Trường Sa và Hoàng Sa, chính thức khai trương chuyến du lịch tới Hoàng Sa, đơn phương ban hành lệnh cấm đánh cá tại biển Đông.

Đẩy mạnh hoạt động kiểm soát thực tế trong phạm vi “đường lưỡi bò”.

Tập trung gây sức ép ngoại giao ở nhiều cấp, kể cả cấp cao, tập trung vào Philippin, Việt Nam.

Các báo chí Trung Quốc, nhất là các trang mạng, tiếp tục có những bài viết có nội dung xấu, mang tính kích động.

- Những hành động này là nguyên nhân chủ yếu và sâu xa làm cho tình hình biển Đông trở nên phức tạp; Trung Quốc vi phạm nghiêm trọng các quy định của luật pháp Quốc tế, đặc biệt là Hiến chương Liên Hợp quốc, Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982, Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông giữa các nước ASEAN và Trung Quốc năm 2002.

15/ Hỏi: Những nước nào tranh chấp quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam?

Trả lời:

- Trung Quốc tranh chấp quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Sau cuộc đổ bộ chớp nhoáng lên Hoàng Sa năm 1909, Trung Quốc bắt đầu quan tâm tranh chấp chủ quyền trên quần đảo này.

- Tháng 4 năm 1956, Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đoạt các đảo phía đông quần đảo Hoàng Sa. Đến năm 1974, lợi dụng tình hình ở Việt Nam, Trung Quốc đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa.

16/ Hỏi: Các nước nào đang tranh chấp tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam?

Trả lời:

Có 5 nước 6 bên tranh chấp tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Hiện trạng đang bị Trung Quốc chiếm giữ 7 đảo, đá; Philippin chiếm giữ 9 đảo; Malayxia chiếm giữ 7 đảo; Brunay cũng nêu yêu sách chủ quyền nhưng không chiếm giữ đảo, bãi đá nào; Đài Loan (lãnh thổ-bên) chiếm giữ đảo Ba Bình và cắm mốc tại bãi cạn Bàn Than; Việt Nam thực hiện chủ quyền và đóng giữ 21 đảo (gồm 9 đảo nổi, 12 đảo đá ngầm với 33 điểm đóng quân).

* Trung Quốc: Với yêu sách “đường lưỡi bò”, Trung Quốc muốn độc chiếm cả quần đảo Trường Sa, đặt tên quần đảo Trường Sa của Việt Nam là Nam Sa thuộc thành phố Tam Sa.

* Philippin: Năm 1956, một người Philippin đến Trường Sa, vạch một đường bao quanh và tuyên bố sở hữu quần đảo này, đặt tên là Kalayaan (vùng đất tự do). Năm 1979, Tổng thống Philippin đã ký sắc lệnh sát nhập toàn bộ quần đảo Trường Sa (trừ đảo Trường Sa lớn) vào tỉnh Palawan của Philippin với lập luận rằng các đảo này thuộc Philippin vì nó cận kề về địa lý và quan trọng cho an ninh, quốc phòng của Philippin.

* Malayxia: Năm 1979, Malayxia xuất bản bản đồ công bố ranh giới thềm lục địa của Malayxia bao trùm lên phía nam quần đảo Trường Sa với lập luận các đảo, bãi đá ở Trường Sa thuộc về Vương Quốc cổ của Malayxia và nằm trong phạm vi yêu sách thềm lục địa của Malayxia.

* Brunay: Năm 1988 và 1993, Brunay công bố bản đồ yêu sách thềm lục địa ở biển Đông trùm lên một phần nhỏ ở phía Nam quần đảo Trường Sa. Tuy nhiên, Brunay không có yêu sách hay chiếm đóng đảo, bãi đá nào của quần đảo Trường Sa.

* Đài Loan: Đài Loan hiện đang chiếm đóng đảo Ba Bình và đã xây dựng công trình trên bãi cạn Bàn Than, cách đảo Ba Bình khoảng 0,4 km vào năm 2004. Đài Loan đang xúc tiến nâng cấp đường băng sân bay và hệ thống giao thông trên đảo Ba Bình (Đài Loan gọi là Thái Bình).

17/ Hỏi: Cơ sở nào để giải quyết tranh chấp về biển, đảo?

Trả lời:

* Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS): Công ước về Luật Biển năm 1982 được coi là Hiến pháp của thế giới về các vấn đề biển và đại dương; khi liên quan đến các tranh chấp có thể nảy sinh giữa các thành viên, đòi hỏi các quốc gia thành viên giải quyết mọi tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình theo đúng quy định của Hiến chương Liên Hợp quốc.

* Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông giữa các nước ASEAN và Trung Quốc năm 2002 (DOC):

- Các bên khẳng định lại cam kết đối với những mục tiêu và nguyên tắc của Hiến chương Liên Hợp quốc, Công ước Luật Biển 1982, Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á. Năm nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình và các nguyên tắc phổ cập khác của luật pháp quốc tế, là những quy tắc cơ bản điều chỉnh quan hệ giữa các quốc gia. Các bên liên quan cam kết giải quyết những tranh chấp lãnh thổ và quyền tài phán bằng các biện pháp hòa bình, không đe dọa sử dụng hay sử dụng vũ lực.

- Ngoài ra các bên cam kết tìm ra những phương cách để tạo dựng sự tin cậy và lòng tin trên cơ sở bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau; giải quyết tranh chấp lãnh thổ và quyền tài phán bằng các biện pháp hòa bình; tự kiềm chế không tiến hành các hoạt động làm phức tạp hoặc gia tăng các tranh chấp và ảnh hưởng tới hòa bình và ổn định; trên cơ sở Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982, tinh thần tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông giữa các nước ASEAN và Trung Quốc năm 2002. Các nước liên quan khẳng định tiếp tục đàm phán để thông qua Bộ Quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC) nhằm thúc đẩy hơn nữa hòa bình và ổn định trong khu vực.

18/ Hỏi: Nhà nước chúng ta đã có những chủ trương gì trong việc giải quyết tranh chấp biển, đảo hiện nay?

Trả lời:

- Chủ trương của chúng ta là giải quyết các tranh chấp ở biển Đông bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên Hợp quốc, Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS), Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông giữa các nước ASEAN và Trung Quốc năm 2002 (DOC), Luật Biển Việt Nam. Yêu cầu chiến lược của chúng ta là bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền và lợi ích quốc gia; đồng thời giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để xây dựng và phát triển đất nước; giữ quan hệ hữu nghị hợp tác với Trung Quốc, các nước ASEAN và các nước khác. Chủ trương cụ thể là:

1/ Trong xử lý vấn đề biển Đông, cần giữ vững độc lập, tự chủ, gắn bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia với giữ vững môi trường hòa bình để phát triển đất nước. Tranh thủ sự đồng tình ủng hộ rộng rãi của cộng đồng quốc tế.

2/ Tiếp tục khẳng định chủ quyền đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; kiên định bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa theo luật pháp quốc tế, tăng cường thực hiện và bảo vệ kinh tế biển, nhất là hoạt động dầu khí và đánh bắt cá trong phạm vi 200 hải lý; bác bỏ yêu sách “đường lưỡi bò” của Trung Quốc.

3/ Duy trì nguyên trạng biển Đông; bảo vệ quyền đánh bắt cá chính đáng của ngư dân chúng ta trên biển Đông. Chúng ta chủ động, tích cực cùng các bên liên quan đàm phán tìm giải pháp cơ bản lâu dài mà các bên có thể chấp nhận được đối với các khu vực tranh chấp.

4/ Xử lý hài hòa mối quan hệ giữa bảo vệ chủ quyền lãnh thổ với giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước, coi trọng quan hệ hữu nghị hợp tác Việt – Trung và các nước có liên quan, phấn đấu không để xảy ra xung đột quân sự ở biển Đông; tránh các vấn đề tranh chấp làm đổ vỡ quan hệ giữa nước ta với Trung Quốc.

Phương châm là vận dụng tổng hợp các biện pháp chính trị, ngoại giao, dư luận, pháp lý, quân sự trên tinh thần “dĩ bất biến, ứng vạn biến”, kiên trì nguyên tắc, đồng thời xử lý các tình huống, các vấn đề cụ thể một cách bình tĩnh, chủ động.

19/ Hỏi: Đến nay công tác biển, đảo của chúng ta đã đạt được kết quả như thế nào?

Trả lời:

Công tác biển, đảo luôn được đặt dưới sự lãnh đạo và chỉ đạo sát sao của Đảng, Nhà nước, luôn được sự quan tâm, ủng hộ của cán bộ, đảng viên, chiến sĩ và nhân dân cả nước, kể cả đồng bào chúng ta định cư ở nước ngoài; luôn có sự phối hợp chặt chẽ của toàn bộ hệ thống chính trị. Chính vì vậy, mặc dù tình hình biển Đông diễn biến hết sức phức tạp, nhưng công tác biển, đảo của chúng ta đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, thể hiện:

1/ Khẳng định rõ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia trên biển; giữ vững các vùng biển, đảo do chúng ta quản lý; duy trì được hòa bình và ổn định ở biển Đông.

2/ Các hoạt động kinh tế, đặc biệt là dầu khí và nghề cá trên biển Đông vẫn được triển khai thường xuyên; lợi ích quốc gia được giữ vững.

3/ Giữ được cục diện quan hệ hữu nghị hợp tác với Trung Quốc và các nước liên quan.

4/ Chúng ta đã tuyên truyền để dư luận quốc tế ngày càng hiểu rõ hơn lập trường đúng đắn, chính nghĩa của chúng ta trên biển Đông; hiểu rõ tính phi lý trong yêu sách “đường lưỡi bò” của Trung Quốc.

5/ Cơ bản tạo được sự đồng thuận trong xã hội, đa số cán bộ, đảng viên, chiến sĩ và nhân dân tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước trong việc xử lý vấn đề biển Đông.

20/ Hỏi: Chúng ta cần thể hiện thái độ, hành động như thế nào để góp phần xây dựng, phát triển và bảo vệ biển, đảo Việt Nam?

Trả lời:

- Tạo sự đồng thuận cao trong xã hội, mọi người nhận thức rõ giải quyết vấn đề tranh chấp biển Đông là lâu dài và hết sức khó khăn, gian khổ, cần kiên trì, bền bỉ, không nóng vội; cần phối hợp đồng bộ, tổng hợp, nhiều kênh, nhiều biện pháp, tạo nên sức mạnh tổng hợp. Phấn đấu bằng mọi cách xử lý vấn đề biển Đông bằng biện pháp hòa bình, tạo môi trường ổn định để phát triển đất nước. Chúng ta kiên quyết đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo, giữ vững nguyên tắc, đồng thời linh hoạt, khôn khéo, xem xét vấn đề một cách khách quan, cố gắng cùng tìm giải pháp các bên có thể chấp nhận được.

- Tiếp tục củng cố, tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh; thực hiện chiến lược toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền biển, đảo. Tăng cường phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các bộ, ngành trung ương và các địa phương; tăng cường công tác nghiên cứu dự báo, kịp thời đánh giá và đề xuất các biện pháp xử lý tình hình và diễn biến phức tạp ở biển Đông, không để bị động, bất ngờ xảy ra.

- Với Trung Quốc, chúng ta tiếp tục thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác toàn diện; tăng cường xây dựng, củng cố lòng tin, tạo cơ chế đối thoại, giải quyết tranh chấp trên biển bằng biện pháp hòa bình. Trong quan hệ với Trung Quốc, chúng ta kiên định nguyên tắc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ biển, đảo của Tổ quốc, nhưng ứng xử khôn khéo, tránh để rơi vào thế đối đầu trực tiếp về quân sự. Thực tiễn cho thấy, nếu quan hệ Việt Nam – Trung Quốc tốt đẹp thì các tranh chấp dễ giải quyết.

- Với thế giới, chúng ta công khai, minh bạch hóa phạm vi chủ quyền, quyền chủ quyền, lập trường, quan điểm chính nghĩa của Việt Nam chúng ta trong vấn đề biển Đông để tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ rộng rãi của các nước ASEAN và quốc tế đối với chúng ta; bác bỏ yêu sách “Đường lưỡi bò” của Trung Quốc.

Phòng Tư pháp quận 11 TPHCM

Theo NTD

Xem "chim sắt" chuyên săn tàu ngầm của Cảnh sát biển VN

Mục tiêu chủ yếu của CASA-212-400 là trinh sát, phát hiện tàu chiến, tàu ngầm của đối phương. Ngoài ra, nó dễ dàng phát hiện các loại tàu khác.

Đúng 11 giờ 35 phút trưa 26-1, chiếc máy bay tuần tra biển CASA-212-400 thứ hai của lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam đã hạ cánh xuống sân bay Trung đoàn Không quân 918 (Quân chủng Phòng không - Không quân). Mặc dù thời tiết xấu, trời mưa và tầm nhìn hạn chế nhưng máy bay đã hạ cánh an toàn.

Theo Đại tá Lê Kiêm Toàn, Trung đoàn trưởng Trung đoàn Không quân 918, máy bay CASA-212-400 là một trong những máy bay có tính năng vượt trội khi bay trên biển với khả năng bay liên tục 7 tiếng đồng hồ.

Tháng 8 năm 2012, Cảnh sát biển Việt Nam cũng đã tiếp nhận một chiếc máy bay CASA-212-400. Ngay sau khi tiếp nhận chiếc máy bay CASA-212-400 thứ hai, tổ kỹ thuật đã tiến hành kiểm tra máy bay. Sau Tết Nguyên đán, đoàn chuyên gia Tây Ban Nha sẽ sang Việt Nam để tiếp tục huấn luyện hoàn thiện cho phi công Việt Nam về các tính năng cũng như cách sử dụng, điều khiển máy bay CASA-212-400.

CASA-212-400 là loại máy bay vận tải quân sự đa nhiệm thế hệ thứ 4 với nhiều trang bị kỹ thuật hiện đại theo chuẩn châu Âu. Thiết kế máy bay nhỏ gọn, có sải cánh 20,2m; chiều dài 16,1m; cao 6,5m. Trang bị động cơ tua-bin cánh quạt cho phép máy bay hoạt động với tốc độ bay thấp và thời gian dài trên biển.

CASA-212-400 có thể đạt tốc độ bay hành trình 360km/giờ và tầm bay đạt 1.800km. Trọng tải cất cánh của máy bay đạt 8,1 tấn. CASA-212 có thể hoạt động ở các sân bay dã chiến với thiết kế mô-đun. Đảm bảo cho các nhiệm vụ tuần tra, CASA-212-400 được trang bị tổ hợp thiết bị MSS-6000, gồm hai ra-đa viễn thám lắp đặt hai bên hông máy bay cho tầm kiểm soát 80km. Ngoài ra, thiết bị quan sát quang điện hỗn hợp FLIR cho phép tìm kiếm, theo dõi mục tiêu đa chế độ bất kể ngày đêm (ảnh TV, ảnh nhiệt...). Mục tiêu chủ yếu của CASA-212-400 là trinh sát, phát hiện tàu chiến, tàu ngầm của đối phương. Ngoài ra, nó dễ dàng phát hiện các loại tàu khác.

Đại tá Lê Kiêm Toàn, Trung đoàn trưởng Trung đoàn Không quân 918 khẳng định: Việc tiếp nhận máy bay CASA-212-400 với những tính năng hiện đại sẽ đảm bảo việc thực hiện nhiệm vụ tuần tra, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo Việt Nam.

Dưới đây là một số hình ảnh máy bay tuần tra biển:

Xem chim sắt chuyên săn tàu ngầm của Cảnh sát biển VN - Hình 1

Máy bay hạ cánh xuống đường băng.

Xem chim sắt chuyên săn tàu ngầm của Cảnh sát biển VN - Hình 2

Máy bay tiến về vị trí an toàn.

Xem chim sắt chuyên săn tàu ngầm của Cảnh sát biển VN - Hình 3

Đây là chiếc máy bay CASA-212-400 thứ hai được tiếp nhận.

Xem chim sắt chuyên săn tàu ngầm của Cảnh sát biển VN - Hình 4

Cận cảnh cánh quạt của máy bay.

Xem chim sắt chuyên săn tàu ngầm của Cảnh sát biển VN - Hình 5

Quốc kỳ Việt Nam đã được in đậm ở phần đuôi máy bay.

Xem chim sắt chuyên săn tàu ngầm của Cảnh sát biển VN - Hình 6

Tiếp nhận máy bay CASA-212-400 với những tính năng hiện đại sẽ đảm bảo việc thực hiện nhiệm vụ tuần tra, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo Việt Nam.

Xem chim sắt chuyên săn tàu ngầm của Cảnh sát biển VN - Hình 7

Lực lượng kỹ thuật lắp thiết bị để lai dắt máy bay.

Xem chim sắt chuyên săn tàu ngầm của Cảnh sát biển VN - Hình 8

Máy bay được lai dắt vào khu vực kỹ thuật.

Theo ANTD

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

    Tiêu điểm

    Vụ 4 người chết ở Hà Nội: 3 thi thể được tìm thấy dưới gầm giườngVụ 4 người chết ở Hà Nội: 3 thi thể được tìm thấy dưới gầm giường
    07:31:09 18/01/2025
    Xe tang lao vào đám đông chờ đèn đỏ, 1 người tử vong, 2 người bị thươngXe tang lao vào đám đông chờ đèn đỏ, 1 người tử vong, 2 người bị thương
    16:50:31 18/01/2025
    Xác minh người mặc đồ GrabBike chỉnh tín hiệu đèn giao thông ở TPHCMXác minh người mặc đồ GrabBike chỉnh tín hiệu đèn giao thông ở TPHCM
    21:03:09 17/01/2025
    Công an TPHCM: Phạt người vượt đèn nhường đường xe cứu thương là saiCông an TPHCM: Phạt người vượt đèn nhường đường xe cứu thương là sai
    08:02:50 17/01/2025
    Xe container lao vào cabin trạm thu phí cao tốc Diễn Châu - Bãi VọtXe container lao vào cabin trạm thu phí cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt
    16:44:56 18/01/2025
    Dựng cây nêu trước nhà, 2 anh em họ bị điện giật thương vongDựng cây nêu trước nhà, 2 anh em họ bị điện giật thương vong
    07:25:46 17/01/2025
    Lý do tàu metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên phải dừng khẩn cấpLý do tàu metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên phải dừng khẩn cấp
    14:20:58 17/01/2025
    Tới dự đám cưới, ô tô do người đàn ông điều khiển bất ngờ lao xuống hồ Cô TiênTới dự đám cưới, ô tô do người đàn ông điều khiển bất ngờ lao xuống hồ Cô Tiên
    16:47:25 18/01/2025

    Tin đang nóng

    3 sao Hàn hạng A chung số phận hẩm hiu: Lee Min Ho giờ chỉ còn là cái tên?3 sao Hàn hạng A chung số phận hẩm hiu: Lee Min Ho giờ chỉ còn là cái tên?
    23:30:12 18/01/2025
    MC Minh Hương hiện là Đại úy công an, sống kín tiếng ở tuổi 40MC Minh Hương hiện là Đại úy công an, sống kín tiếng ở tuổi 40
    23:21:21 18/01/2025
    260 triệu người tức giận với nữ diễn viên "đẹp người xấu nết": Đạo đức giả còn thích lên mặt dạy đời260 triệu người tức giận với nữ diễn viên "đẹp người xấu nết": Đạo đức giả còn thích lên mặt dạy đời
    23:40:44 18/01/2025
    Bạn học hé lộ tính cách thật của Á hậu Phương NhiBạn học hé lộ tính cách thật của Á hậu Phương Nhi
    06:05:54 19/01/2025
    Thảm đỏ hot nhất hôm nay: Minh Hằng - Tóc Tiên so kè visual quá gắt, 1 mỹ nhân khoe body cực cháy lấn át dàn Hoa hậuThảm đỏ hot nhất hôm nay: Minh Hằng - Tóc Tiên so kè visual quá gắt, 1 mỹ nhân khoe body cực cháy lấn át dàn Hoa hậu
    23:09:53 18/01/2025
    Tuyền Mập: Tôi với chồng lấy nhau 10 năm, nhưng chưa từng ở chung quá một thángTuyền Mập: Tôi với chồng lấy nhau 10 năm, nhưng chưa từng ở chung quá một tháng
    22:24:12 18/01/2025
    Cát sê 456 triệu và màn tố của Thanh Thảo với Lương Bằng Quang: Ai đúng ai sai?Cát sê 456 triệu và màn tố của Thanh Thảo với Lương Bằng Quang: Ai đúng ai sai?
    23:13:13 18/01/2025
    Hoa hậu Thùy Tiên, Ngân Anh và dàn hậu có bằng thạc sĩHoa hậu Thùy Tiên, Ngân Anh và dàn hậu có bằng thạc sĩ
    23:01:58 18/01/2025

    Tin mới nhất

    Thi thể bé trai 7 tuổi mất tích được phát hiện dưới ao nước gần nhà

    Thi thể bé trai 7 tuổi mất tích được phát hiện dưới ao nước gần nhà

    16:56:15 18/01/2025
    Trước đó, vào khoảng 18h30 chiều 16/1, gia đình Elvin trình báo với cảnh sát về việc con trai mất tích. Theo đó, cậu bé đạp xe rời khỏi nhà vào khoảng 14h30 chiều cùng ngày. Một nhóm cảnh sát đã tìm kiếm Elvin cho đến tận đêm khuya.
    Phát hiện người đàn ông tử vong ở dốc cầu Phú Hữu, TP Thủ Đức

    Phát hiện người đàn ông tử vong ở dốc cầu Phú Hữu, TP Thủ Đức

    16:53:51 18/01/2025
    Theo đó, khoảng 10 giờ cùng ngày, người dân lưu thông trên đường D2 trong khu Công Nghệ cao (TP Thủ Đức), theo hướng từ quận 7 thì nhìn thấy một người đàn ông nằm tử vong trong làn ô tô ở dốc cầu.
    Sắt từ xe đầu kéo đổ xuống đường ở TPHCM, một người bị thương

    Sắt từ xe đầu kéo đổ xuống đường ở TPHCM, một người bị thương

    08:04:58 17/01/2025
    Xe đầu kéo chở sắt chạy trên quốc lộ 1, khi đến một giao lộ ở quận Bình Tân (TPHCM), nhiều tấm sắt trên xe bất ngờ rơi xuống đường làm một người bị thương.
    Ngã ra đường khi vượt xe tải, ông lão bị xe cán tử vong tại chỗ

    Ngã ra đường khi vượt xe tải, ông lão bị xe cán tử vong tại chỗ

    08:00:15 17/01/2025
    Điều khiển xe máy trên đường, một ông lão ở Đắk Lắk không may bị té ngã khi cố vượt xe tải và bị phương tiện cán qua người, tử vong tại chỗ.
    Đắk Lắk: va chạm với xe tải, một người đàn ông tử vong

    Đắk Lắk: va chạm với xe tải, một người đàn ông tử vong

    05:23:10 17/01/2025
    Theo camera an ninh của người dân ghi lại thì nguyên nhân ban đầu được xác định là do ông K đã điều khiển xe máy vượt lên xe tải và bất ngờ bị té ngã ngay trước đầu xe khiến nạn nhân bị cán tử vong tại chỗ.
    Một người dân ở Thanh Hóa tử vong khi đang dựng cây nêu chơi Tết

    Một người dân ở Thanh Hóa tử vong khi đang dựng cây nêu chơi Tết

    20:41:03 16/01/2025
    Khi đã làm xong nhà mình, anh B sang sửa lại cây nêu nhà anh C. Do cây nêu cao, khi đang chuẩn bị chôn thì cây nghiêng đổ va quẹt vào đường dây điện 35 kV chạy ngang ngõ.
    Một người đi bộ trên đường ray bị tàu hỏa tông tử vong

    Một người đi bộ trên đường ray bị tàu hỏa tông tử vong

    20:39:22 16/01/2025
    Khi đến đoạn qua giao lộ với đường Hiệp Bình thuộc km 1716+200 (phường Hiệp Bình Chánh, TP Thủ Đức) thì xảy ra va chạm với một người đàn ông đi bộ trên đường ray.
    Dập tắt vụ cháy nhà dân tại xã Sông Trầu, không có thiệt hại về người

    Dập tắt vụ cháy nhà dân tại xã Sông Trầu, không có thiệt hại về người

    20:36:16 16/01/2025
    Vụ cháy không gây thiệt hại về người nhưng đã làm hư hỏng nặng căn nhà nói trên. Hiện cơ quan chức năng đang xác minh, làm rõ nguyên nhân vụ cháy.
    Jason Quang Vinh Pendant báo tin vui đến HLV Kim Sang Sik

    Jason Quang Vinh Pendant báo tin vui đến HLV Kim Sang Sik

    08:37:52 16/01/2025
    Hậu vệ Jason Quang Vinh Pendant của CLB Công an Hà Nội sắp hoàn tất quá trình nhập tịch để sẵn sàng khoác áo đội tuyển quốc gia Việt Nam.
    Vụ gần 1.600 con lợn bị thiêu sống: "Tôi mất bình tĩnh quên cúp điện"

    Vụ gần 1.600 con lợn bị thiêu sống: "Tôi mất bình tĩnh quên cúp điện"

    08:32:11 16/01/2025
    Những ngày này, anh Hoàng Văn Tiếp (làng Lang, xã Ia Chía, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) đang tất bật cùng công nhân đào 16 hố sâu, dùng trấu, vôi để tiêu hủy gần 1.600 con lợn vừa bị chết trong vụ hỏa hoạn.
    Chán cảnh kẹt xe, nam nhân viên văn phòng ở TPHCM đi bộ 6km về nhà

    Chán cảnh kẹt xe, nam nhân viên văn phòng ở TPHCM đi bộ 6km về nhà

    08:30:31 16/01/2025
    Cuối năm, đường sá ùn tắc hơn ngày thường rất nhiều. Thời gian đi bộ từ công ty về nhà còn nhanh hơn lái ô tô vì giờ hè phố rất thông thoáng , anh Luân, nhân viên văn phòng tại TPHCM, tâm sự.
    Khu tái định cư hàng chục tỷ đồng, chỉ 2 hộ dân đến làm nhà rồi rời đi

    Khu tái định cư hàng chục tỷ đồng, chỉ 2 hộ dân đến làm nhà rồi rời đi

    08:24:30 16/01/2025
    Khu tái định cư cho người dân vùng lũ ở Hà Tĩnh được xây dựng với tổng kinh phí hơn 41 tỷ đồng, 165 hộ dân được cấp đất miễn phí.

    Có thể bạn quan tâm

    Bắt đối tượng sát hại 4 người trong gia đình ở Phú Xuyên, đang di lý từ Vũng Tàu về Hà Nội

    Bắt đối tượng sát hại 4 người trong gia đình ở Phú Xuyên, đang di lý từ Vũng Tàu về Hà Nội

    Pháp luật

    07:05:31 19/01/2025
    Qua điều tra ban đầu, Cơ quan CSĐT xác định đối tượng nghi vấn là Vũ Văn Vương thời điểm gây án xong đã bỏ trốn khỏi hiện trường.
    Bức ảnh chưa từng công bố của Lưu Diệc Phi hút 70 triệu lượt xem

    Bức ảnh chưa từng công bố của Lưu Diệc Phi hút 70 triệu lượt xem

    Hậu trường phim

    06:03:22 19/01/2025
    Sina đưa tin mới đây hai bức ảnh chưa từng được công bố của Lưu Diệc Phi bỗng xuất hiện trên mạng xã hội Weibo tạo ra nhiều bàn luận sôi nổi.
    Phim học đường vừa chiếu 1 ngày đã chiếm top 1 toàn cầu: Thống trị 67 nước, nam chính quá đẹp khiến netizen u mê

    Phim học đường vừa chiếu 1 ngày đã chiếm top 1 toàn cầu: Thống trị 67 nước, nam chính quá đẹp khiến netizen u mê

    Phim âu mỹ

    05:59:40 19/01/2025
    Sau gần 2 năm kể từ thành công vang dội của mùa 1, XO, Kitty đã phát hành mùa 2 và ngay lập tức tạo ra cơn sốt trên toàn cầu.
    Gợi ý mâm cỗ cúng ông Công ông Táo đầy đủ nhất, năm nay ai làm sớm có thể tham khảo ngay!

    Gợi ý mâm cỗ cúng ông Công ông Táo đầy đủ nhất, năm nay ai làm sớm có thể tham khảo ngay!

    Ẩm thực

    05:49:52 19/01/2025
    Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo này không chỉ đầy đủ mà còn thơm ngon, đẹp mắt, ai thấy cũng phải khen ngợi không ngớt.
    Lũ lụt ở Indonesia nhấn chìm hàng nghìn ngôi nhà

    Lũ lụt ở Indonesia nhấn chìm hàng nghìn ngôi nhà

    Thế giới

    05:16:08 19/01/2025
    Quyền Thị trưởng Cirebon, Agus Mulyadi, cho biết đây là một trong những trận lũ tồi tệ nhất ở thành phố trong 5 năm gần đây, nước ập đến bất ngờ khiến nhiều người dân không kịp sơ tán đồ đạc.
    Siêu phẩm ngôn tình có rating tăng 138% chỉ sau 1 tập, nam chính biến hình đỉnh hơn cả nguyên tác

    Siêu phẩm ngôn tình có rating tăng 138% chỉ sau 1 tập, nam chính biến hình đỉnh hơn cả nguyên tác

    Phim châu á

    23:32:37 18/01/2025
    Bộ phim tình cảm, lãng mạn Motel California đã lên sóng đến tuần thứ 2 và chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ về tỷ suất người xem.
    Vân Dung khoe con ruột và 'con dâu' ở hậu trường Táo Quân 2025

    Vân Dung khoe con ruột và 'con dâu' ở hậu trường Táo Quân 2025

    Tv show

    23:25:36 18/01/2025
    Hình ảnh hậu trường các buổi ghi hình Táo Quân 2025 được NSND Tự Long, Vân Dung, Thanh Hương, nhà thiết kế Đức Hùng vợ Đỗ Duy Nam chia sẻ.
    Mỹ Tâm trẻ đẹp tuổi 44, tình trạng sức khỏe của nghệ sĩ Hồng Nga

    Mỹ Tâm trẻ đẹp tuổi 44, tình trạng sức khỏe của nghệ sĩ Hồng Nga

    Sao việt

    23:17:57 18/01/2025
    Ca sĩ Mỹ Tâm giàu năng lượng, ngày càng trẻ đẹp dù vừa tròn 44 tuổi. Ca sĩ Ân Thiên Vỹ tiết lộ đáng chú ý về tình trạng sức khỏe của nghệ sĩ Hồng Nga.
    Katy Perry khen ngợi và công khai ủng hộ Taylor Swift

    Katy Perry khen ngợi và công khai ủng hộ Taylor Swift

    Nhạc quốc tế

    22:30:46 18/01/2025
    Katy Perry dành nhiều lời khen ngợi cho Taylor Swift khi chia sẻ về trải nghiệm tham dự Eras Tour vào tháng 2.2024.
    Game bóng đá trực tuyến được mong đợi nhất 2025 hé lộ chi tiết gây sốc, không có phạm lỗi, không việt vị

    Game bóng đá trực tuyến được mong đợi nhất 2025 hé lộ chi tiết gây sốc, không có phạm lỗi, không việt vị

    Mọt game

    21:45:13 18/01/2025
    Không ít người đã phải bất ngờ trước sự xuất hiện của Rematch - một trò chơi tuy mới được giới thiệu thôi nhưng đã nhanh chóng thu hút được sự chú ý của đông đảo các fan thể thao trên toàn thế giới.
    Ferdinand chỉ ra bến đỗ mới phù hợp nhất cho Rashford

    Ferdinand chỉ ra bến đỗ mới phù hợp nhất cho Rashford

    Sao thể thao

    21:23:28 18/01/2025
    Hiện tương lai của cầu thủ sinh năm 1997 đang bị đặt dấu hỏi lớn sau khi liên tiếp bị loại khỏi đội hình thi đấu của Quỷ đỏ.