Những bí mật dành cho nền kinh tế mới nổi
Nhiều chuyên gia dự đoán liệu các vấn đề hiện nay có thực sự mang đến một cuộc khủng hoảng như giống giai đoạn 1997-1998.
Tháng tới, các nhà hoạch định chính sách và chuyên gia sẽ tập trung tại Bali Nusa Dua, Indonesia, cho các cuộc họp thường niên của Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới. Sở dĩ Indonesia được chọn làm địa điểm, bởi quốc gia này là tâm điểm của cuộc khủng hoảng tài chính châu Á đã nổ ra hơn 20 năm trước. Cuộc khủng hoảng đó mang đến những bài học quan trọng cho cuộc khủng hoảng hiện tại ở các thị trường mới nổi như Argentina và Thổ Nhĩ Kỳ.
Nhiều chuyên gia dự đoán liệu các vấn đề hiện nay có thực sự mang đến một cuộc khủng hoảng như đã diễn ra vào năm 1997-1998. Tuy nhiên, sự kiện nay có giá trị so sánh các hoàn cảnh xung quanh cuộc khủng hoảng một thế hệ trước, để phân biệt tốt hơn mà các nền kinh tế mới nổi dễ bị tổn thương nhất.
Sự tăng trưởng trở lại của các quốc gia châu Á
Có sự tương đồng đáng kể giữa các sự kiện trong vài năm qua và cuộc khủng hoảng 1997-1998. Sau cuộc suy thoái đầu những năm 1990, Mỹ duy trì lãi suất thấp và chính sách tiền tệ thích hợp, giống như sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008. Vào giữa thập kỷ đó, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã bắt đầu thắt chặt dần chính sách tiền tệ, giống như quốc gia này đang làm hiện nay, với mức lãi suất liên bang đạt đỉnh điểm vào năm 1995 .
Tuy nhiên, trong những năm 1990, các thị trường mới nổi, đặc biệt là ở châu Á, đã tăng đáng kể các khoản vay nước ngoài, gây mất cân bằng bảng cân đối mà sau này đã gây ra khủng hoảng. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều nền kinh tế mới nổi đã xây dựng dự trữ ngoại tệ dồi dào và giữ mức nợ nước ngoài thấp.
Tại sao xuất khẩu lại hỗ trợ phục hồi từ khủng hoảng tài chính? Theo báo cáo Triển vọng kinh tế thế giới của IMF năm 2015 cho thấy, mặc dù sự gia tăng của các chuỗi giá trị toàn cầu, tỷ giá vẫn còn quan trọng đối với tăng trưởng xuất khẩu.
Ngoài ra, các sản phẩm xuất khẩu phức tạp và khác biệt có xu hướng phản ứng nhiều hơn với biến động tỷ giá hối đoái. Khấu hao tiền tệ trong một cuộc khủng hoảng do đó thúc đẩy xuất khẩu và tăng trưởng trong nền kinh tế với một cơ sở sản xuất tinh vi hơn.
Kinh nghiệm trong cuộc khủng hoảng tài chính châu Á mang lại điều này. Sự mất giá của đồng won Hàn Quốc đã khiến sản phẩm của Samsung trở nên cạnh tranh hơn, giúp công ty mở rộng thị phần. Xuất khẩu chính của Argentina và Indonesia, hàng nông sản ít phản ứng hơn với sự mất giá của tiền tệ.
Reda Cherif của IMF, Fuad Hasanov, và Lichen Wang gần đây đã cho thấy xuất khẩu là yếu tố quyết định mạnh mẽ nhất cho sự tăng trưởng của nền kinh tế. Nhưng nó cũng có thể là một nguồn mạnh mẽ của khả năng phục hồi kinh tế.
Trong các nền kinh tế mới nổi, đặc biệt là những nền kinh tế áp dụng tỷ giá hối đoái linh hoạt và hạn chế nợ nước ngoài, có thể tránh được khủng hoảng, nhưng không có gì đảm bảo rằng họ có thể làm như vậy. Tuy nhiên, với nền tảng xuất khẩu được củng cố hơn, thì rủi ro của suy thoái kéo dài sẽ giảm đáng kể.
Video đang HOT
Theo Trí Thức Trẻ
Quan chức cao cấp 21 nền kinh tế "mở màn" Tuần lễ APEC
Với chủ đề "Tạo động lực mới, cùng vun đắp tương lai chung", trong phiên khai mạc sáng nay (6/11), Tuần lễ cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) "mở màn" với sự kiện Hội nghị tổng kết quan chức cao cấp (CSOM).
Hội nghị tổng kết quan chức cao cấp chính thức diễn ra tại khách sạn Furama - TP. Đà Nẵng, dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn. Tham dự Hội nghị có hơn 200 đại biểu gồm các quan chức cao cấp (SOM) của 21 nền kinh tế thành viên APEC, đại diện Ban Thư ký Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Hội đồng Hợp tác kinh tế Thái Bình Dương (PECC), Diễn đàn các đảo Thái Bình Dương (PIF), và Hội đồng Tư vấn doanh nghiệp APEC (ABAC).
Mở đầu Hội nghị, Thứ trưởng Bùi Thanh Sơn có bài phát biểu khai mạc và chào mừng các quan chức cao cấp của 21 nền kinh tế APEC đến tham dự Hội nghị tại thành phố biển Đà Nẵng xinh đẹp của Việt Nam, nhấn mạnh năm APEC 2017 do Việt Nam đăng cai đã diễn ra 3 Hội nghị Quan chức Cao cấp APEC (SOM) lần lượt diễn ra ở Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa), Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
Thay mặt các quan chức cấp cao, Thứ trưởng Bùi Thanh Sơn bày tỏ: "Tôi tin tưởng là Tuần lễ cấp cao APEC của chúng ta sẽ rất bận rộn, không nghỉ ngơi và rất thú vị".
Thứ trưởng Bùi Thanh Sơn phát biểu khai mạc và chào mừng các quan chức cao cấp của 21 nền kinh tế APEC.
Thứ trưởng Bùi Thanh Sơn cho biết, trong rất nhiều cuộc trao đổi với Quan chức cấp cao, chúng ta cùng đồng ý rằng năm nay là năm có nhiều thách thức và cơ hội đối với hợp tác APEC.
"Điều quan trọng là mặc dù có nhiều khó khăn như vậy, chúng ta đã cố gắng có được nhiều kết quả quan trọng, duy trì động lực hợp tác, đạt được thống nhất trong hàng loạt các vấn đề quan trọng, thúc đẩy ưu tiên hợp tác của năm nay, hỗ trợ các thành viên của APEC cùng phát triển" - ông Sơn nói.
Cùng với đó, Thứ trưởng Bùi Thanh Sơn bày tỏ cảm ơn các nền kinh tế thành viên đã đồng hành và đóng góp tích cực thúc đẩy tiến trình hợp tác APEC, cũng như phối hợp và hỗ trợ hiệu quả cho chủ nhà Việt Nam trong hơn 200 hoạt động diễn ra trong Năm APEC 2017. Hội nghị có mục tiêu rà soát lại các kết quả đạt được trong hơn 11 tháng triển khai các hoạt động của năm APEC 2017 và hoàn tất công tác chuẩn bị về mọi mặt: chương trình nghị sự, nội dung văn kiện và các vấn đề liên quan của Hội nghị liên Bộ trưởng Ngoại giao - Kinh tế APEC lần thứ 29 và Hội nghị các nhà Lãnh đạo kinh tế APEC lần thứ 25 sẽ diễn ra trong vài ngày tới.
Hội nghị tổng kết quan chức cao cấp chính thức diễn ra tại khách sạn Furama - TP.Đà Nẵng, dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn.
Chủ tịch SOM APEC 2017 Bùi Thanh Sơn khẳng định trong tình hình kinh tế toàn cầu, đặc biệt khu vực châu Á - Thái Bình Dương, đang phục hồi vững chắc hơn, các nền kinh tế thành viên đều nỗ lực để đạt nhiều kết quả quan trọng, giữ đà hợp tác và đạt đồng thuận trên nhiều vấn đề, góp phần triển khai chủ đề và bốn ưu tiên hợp tác của năm 2017 cũng như các chương trình, kế hoạch hợp tác dài hạn mà APEC đang triển khai.
Lãnh đạo Bộ Ngoại giao Việt Nam đề nghị Hội nghị tập trung đánh giá tiến triển của hợp tác APEC trong năm 2017 cùng những kết quả sẽ được báo cáo lên các Bộ trưởng và các nhà Lãnh đạo kinh tế APEC, đồng thời hoàn tất các nội dung chuẩn bị cho Hội nghị liên Bộ trưởng Ngoại giao - Kinh tế APEC và Hội nghị các nhà Lãnh đạo kinh tế APEC.
Tập trung vào 2 mục tiêu
Tại hội nghị diễn ra trong 2 ngày 6 và 7/11 này, các quan chức cao cấp APEC sẽ thống nhất các vấn đề để trình các vị Bộ trưởng Ngoại giao APEC thông qua vào ngày 8/11.
Thứ trưởng Bùi Thanh Sơn cho hay, cuộc họp tập trung vào 2 mục tiêu. Một là đánh giá kết quả hợp tác của các nền kinh tế trong năm nay và báo cáo kết quả đó lên cuộc họp bộ trưởng và các nhà lãnh đạo xem xét. Thứ hai là để hoàn thành Tuyên bố AMM (Tuyên bố Hội nghị liên Bộ trưởng ngoại giao - Kinh tế APEC) và Tuyên bố cuộc họp các nhà lãnh đạo APEC.
"Tôi mong các quan chức APEC sẽ trao đổi một cách xây dựng để giải quyết các vấn đề còn tồn tại và chuẩn bị tốt cho cuộc họp sắp tới của các Bộ trưởng ngoại giao APEC, các nhà lãnh đạo APEC", ông Sơn nói.
Giám đốc điều hành Ban thư ký APEC 2017 Alan Bollard (bên trái) trước giờ họp.
Đông đảo phóng viên báo chí, các hãng thông tấn trong nước và quốc tế tác nghiệp, đưa tin sự kiện.
Thứ trưởng Sơn nói chuyện với các đại biểu trước giơ khai mạc SCOM.
Diễn đàn tiếng nói tương lai APEC
Cũng trong ngày hôm nay khai mạc Diễn đàn tiếng nói tương lai APEC, một hoạt động trong khuôn khổ Tuần lễ cấp cao APEC. Mục tiêu của Diễn đàn nhằm thúc đẩy sự tham gia của thanh niên vào các nội dung hợp tác APEC, tăng cường giao lưu giữa thanh niên, sinh viên trong khu vực.
Các nội dung của Diễn đàn Tiếng nói tương lai APEC 2017 tập trung vào hai ưu tiên: thúc đẩy tăng trưởng bền vững, sáng tạo và bao trùm; thanh niên đóng góp tích cực vào việc tạo động lực mới, cùng xây dựng tương lai trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Diễn đàn dự kiến sẽ thông qua Tuyên bố thanh niên APEC.
Tuần lễ cấp cao APEC là sự kiện quan trọng nhất trong Năm APEC Việt Nam 2017, là một trong những trọng tâm đối ngoại của Việt Nam từ nay đến năm 2020. Tuần lễ cấp cao APEC có sự tham dự của lãnh đạo 21 nền kinh tế APEC và 10.000 đại biểu khu vực, quốc tế.
Trên cương vị chủ nhà APEC 2017, Việt Nam có trọng trách cùng các thành viên biến quyết tâm của các nhà lãnh đạo APEC thành những kết quả cụ thể, đưa APEC đến gần hơn với người dân và cộng đồng doanh nghiệp, qua đó hiện thực hóa tầm nhìn chiến lược về một cộng đồng châu Á - Thái Bình Dương phát triển bền vững và bao trùm trong thế kỷ 21.
Các phóng viên quốc tế tập trung tác nghiệp tại Trung tâm báo chí APEC 2017 (Ảnh chụp vào sáng 6/11)
Ông Bùi Thanh Sơn - Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ tịch SOM APEC Việt Nam - cho biết, việc Việt Nam tham gia APEC góp phần đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế và làm sâu sắc các mối quan hệ song phương của Việt Nam, góp phần củng cố môi trường hòa bình, hợp tác và phát triển.
Các hội nghị APEC tổ chức hàng năm là dịp để các thành viên tiếp xúc, gặp gỡ song phương ở các cấp, đặc biệt ở cấp cao nhất, nhằm củng cố quan hệ hợp tác với các đối tác trong khu vực, trong đó có nhiều đối tác hàng đầu. Đến nay, trong tổng số 25 đối tác chiến lược và toàn diện của Việt Nam, có 13 đối tác là thành viên APEC.
Là thành viên APEC, Việt Nam có thêm nhiều cơ hội để tiếp cận khoa học công nghệ và trình độ quản lý tiên tiến, tranh thủ nguồn lực quốc tế để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tham gia các chuỗi giá trị toàn cầu.... Các Bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp và đội ngũ cán bộ làm công tác hội nhập của Việt Nam có điều kiện trưởng thành thêm thông qua triển khai các cam kết và dự án hợp tác của APEC.
Việt Nam tham gia và giải quyết các vấn đề, quan tâm chung của APEC về tăng trưởng và liên kết kinh tế cũng như nâng cao vai trò của Diễn đàn đã khẳng định hình ảnh Việt Nam đổi mới, năng động, gắn kết khu vực, góp phần tạo thêm thế và lực mới cho Việt Nam trong khu vực và trên thế giới.
Hội nghị tổng kết quan chức cao cấp kéo dài trong 2 ngày 6-7/11. PV Dân trí có mặt tại Hội nghị thông tin chi tiết.
Nhóm PV APEC
Theo Dantri
Nhà Trắng để ngỏ khả năng Tổng thống Trump và Putin hội đàm tại Việt Nam Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể sẽ có cuộc hội đàm song phương với người đồng cấp Nga Vladimir Putin bên lề Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương APEC được tổ chức tại Việt Nam tháng 11 tới, theo TASS. Tổng thống Mỹ Donald Trump bắt tay Tổng thống Nga Vladimir Putin trong cuộc gặp bên...