Những bi kịch con trẻ sau hủ tục cướp vợ
Mỗi khi màn đêm buông xuống, nhiều chàng trai dân bản lại rậm rịch bước chân tổ chức bắt cóc các cô gái về làm vợ. Ở đó, hủ tục này tồn tại từ bao đời, khiến nhiều bé gái mắt búng ra sữa, phải rời ghế nhà trường về làm vợ, làm mẹ.
Bị cướp về làm vợ từ thủa 13!
Không gian tĩnh mịch, cô quạnh, mây mù bao phủ, thỉnh thoảng những trận gió lớn thổi thốc tháo qua vách nhà liêu xiêu của em Vừ Y Đía, bản Huồi Đun, xã Huồi Tụ, Kỳ Sơn, Nghệ An. Ánh lửa bập bùng trong đêm, Y Đía ngồi co ro ở góc bếp. Bao đêm trôi qua, cô gái bản sinh ra ở vùng miền sơn cước vẫn ngồi vậy. Khi màn đêm buông xuống là những lúc cô bé thấy thêm cô quạnh và nghĩ đến phận mình hẩm hiu.
Đía sinh ra trong một gia đình đầy ải lo toan, nghèo khó. Tuổi thơ của cô bé hằn in những cay đắng. Bố bị câm, mẹ bị ngọng, cả 2 đều bị tâm lý bất ổn. Trong ngôi nhà nghèo nàn ấy, ngôn ngữ giao tiếp là sự im lặng và ký hiệu bằng tay. Lớn lên, không được theo đám bạn đi học, Y Đía phải bước vào cuộc sống mưu sinh, phải đến nhà người quen xin được làm giúp việc. Ngày ngày trôi qua, cô bé sống cam chịu đầu tắt mặt tối miễn sao kiếm được cái ăn, giảm bớt gánh nặng cho gia đình.
Nhiều cô gái làm mẹ khi còn quá trẻ
Đến năm 13 tuổi, Đía trông đã phổng phao, xinh đẹp. Thế nhưng, tai họa bắt đầu ập đến khi có lần một cụ già ở xã Nậm Cắn, cách nhà Đía theo đường chim bay khoảng 5km, tuổi đáng bậc ông để ý. Nỗi cô đơn vì bị mất vợ từ lâu, con lớn chuyển nhà ở riêng, từ khi gặp Đía cụ trỗi dậy tình cảm thầm yêu trộm nhớ.
Chịu không nổi, cụ đem chuyện tâm tư ngỏ lời với chủ nhà nơi Đía ở và được chấp nhận, sẵn sàng đứng ra lo đại sự giữa 2 người. Đía nước mắt ngắn dài, lòng đau quặn thắt, buông xuôi. Cụ gần 70 nhưng, vẫn thích thực hiện theo thủ tục cướp vợ. Người dân bản kể ngày lên xe hoa về quê của chồng, do tuổi cao, sức yếu nên Đía được người nhà của cụ hộ tống về làm dâu.
Tương tự như Y Đía, Vừ Y Mái (bản Na Ny) 15 tuổi, học sinh lớp 7B, trường THCS xã Huồi Tụ cũng từng bị Lỳ Bá Cha, ở bản Huồi Đun, cùng xã bắt về làm vợ. Mùa xuân trẩy hội mấy năm trước, Mái cùng các bạn đi tham gia ném còn, du xuân. Khi cuộc vui gần kết thúc, Mái bỏ về thì lập tức bị Bá Cha và mấy đứa bạn nằm tay giằng co kéo lại. Bá Cha bảo: “Ta thích đằng ấy rồi, có theo ta về làm vợ không?”, Mái lắc đầu kiên quyết nói lời từ chối. Nhưng đêm đêm dưới nếp nhà, Mái liên tục những được tín hiệu từ Bá Cha và đám bạn.
Và vào một đêm mưa tầm tã, gió bấc thổi lạnh đến thấu xương, Mái không ngủ, lặng lẽ xuống bếp lấy thêm củi đốt sưởi ấm. Bỗng có tiếng gõ cửa nhè nhẹ, Mái giật thột, chưa kịp định thần thì có 3 bóng đen lao tới lấy rẻ nhét vào miệng, sau đó bỏ vào bao tải cột chặt vứt lên xe phóng ầm ầm. Mặc Mái kêu la, khóc lóc, van xin, đám thanh niên vẫn không lung lay và đưa Mái về nhốt vào buồng. Tỉnh dậy, Mái đã thấy mình trong một gian buồng biệt lập tối tăm, tĩnh mịch. Đã là gái Mông nên Mái biết việc mình bị nhốt như ván đã đóng thuyền, cúi đầu chấp nhận. Ba ngày sau, nhà trai đem lễ sang thông báo với bên đằng vợ và gọi thầy cúng đến làm vía tác hợp cho đôi uyên ương.
Video đang HOT
Trong nếp nghĩ của người H”Mông ở Kỳ Sơn, tục cướp vợ dù đã được chính quyền, ban ngành, đoàn thể nhiều lần vận động xoá bỏ nhưng nó vẫn ngấm ngầm tồn tại. Những cô bé, chàng trai không cần bất cứ một thủ tục đăng ký hay xác nhận của chính quyền địa phương, cứ thế mà nhiều em gái tuổi chập chững mới bước qua tuổi 13-14 đã phải tập thiên chức của người vợ, người mẹ.
Những câu chuyện đau lòng
Cô gái trở thành nạn nhân của hủ tục cướp vợ, sống ở bản Huồi Đun, tên Vừ Y H. sau khi học hết lớp 12 tại Thị trấn Mường Xén (Kỳ Sơn), từng yêu một thanh niên dưới xuôi lên trên đây công tác. Tình yêu nồng nàn, cháy bỏng với bao lời hẹn hò, say đắm. Nhưng cuộc đời ai đoán trước chữ ngờ, H. rơi hoàn cảnh bố mất, gia đình tiêu điều, xác xơ.
Chưa kịp vơi đi nổi buồn thì H. đón nhận hung tin, có chàng trai bản địa ở bản Huồi Đun xuống tỏ tình. H. im lặng từ chối. Gia đình nhà H. thấy điều kiện của chàng trai khá giả, kinh tế đầy đủ nên cố bắt ép em lấy chồng. Rồi H. cũng bị cướp như những sơn nữ khác ở miền rẻo cao.
Những đứa trẻ lớn lên ở vùng cao còn gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống bởi gặp nhiều thủ tục lạc hậu.
Ngày về làm dâu, H.chỉ thở dài lắng nghe tiếng buồn từ đáy lòng sâu thẳm. Nỗi bất hạnh khi lấy người mình không yêu luôn dày vò, dằn vặt em. Đôi lúc túng quẫn, H. từng nghĩ đến cái chết để xua đi tất cả. Nhưng còn mẹ, còn em của mình sẽ ra sao?, H. đắn đo suy nghĩ và nhắm mắt chấp nhận. Ngồi đối diện với tôi, H. nước mắt ngắn dài, ánh mắt vô hồn nhìn chông chênh phía sườn đồi.
Có những câu chuyện, các thầy cô giáo công tác ở vùng cao, xót xa cho những học trò mình bị cướp về làm vợ, nhiều lần tìm đến khuyên can nhưng bất lực. Vì thế, đôi lần nhiều học trò đi ngang nhà lấm lét nhìn giáo viên, buồn tủi. Có nhiều nữ học sinh đôi lần tìm gặp thầy buồn rầu kể chuyện vì liên tục bị bắn tín hiệu về làm vợ ta nhé của thanh niên dân bản.
Thành thử mỗi dịp nghỉ Tết, vào xuân, mùa trẩy hội… các giáo viên luôn căn dặn học sinh của mình không được lấy chồng và cướp vợ mà nào có được. Xuân sang, lớp học lại vắng bóng nhiều em gái. Dân bản bảo: Tục của dân ta đã thế rồi mà, thầy cô giáo nói làm gì, mà ta có đi cướp đâu, con ta đi cướp đấy chứ.
Thế nhưng, điều dễ nhận thấy trong những cuộc tình ngắn chẳng tày gang ấy, thiệt thòi là chị thiếu nữ bị bắt làm vợ ở vùng cao. Mọi quyền lợi cũng như tiếng nói trong cộng đồng đều không được bảo vệ thoả đáng. Những cặp chồng hờ, vợ dại ấy nhanh chóng rơi vào bi kịch. Như trường hợp của Vừ Y Bâu (ở bản Huồi Khe), lấy chồng về bản Na Ny chưa đầy 1 năm sống với nhau đã tan vỡ.
Chồng của Bâu đang ở độ tuổi ăn, tuổi lớn nên vẫn còn ham chơi lắm. Sau mỗi chầu rượu say tí bỉ lại về đánh đập, hành hạ Bâu dã man khiến em cực chẳng đã nên bỏ về nhà với gia đình ngoại. Giờ Bâu ở nhà đi rẫy, phụ giúp gia đình.
Cũng gặp người chồng bất hạnh như Bâu nhưng trường hợp của em Vừ Y Đía, lấy cụ 70 tuổi lại đầy bất trắc. Từ ngày về làm dâu, cô bé ấy đã phải tập quán xuyến tất cả mọi việc trong gia đình. Tuổi tác chênh vênh, Đía còn quá non nớt nên chưa hiểu được cuộc sống của gia đình. Cụ thì vẫn còn hăng, và máu lắm, vẫn còn đủ độ để phi nước mã. Đía từng ý nghĩ bỏ về nhưng quê chồng cách xa lắc, xa lơ về được đâu có dễ.
Theo Người Đưa Tin
Vừa dạy học... vừa trông con
Nhà neo người, chồng hay phải đi rừng dài ngày, cô giáo Trần Thị Thuận (giáo viên Trường tiểu học Đồng Văn 1) nhiều lúc vừa phải dạy học kiêm luôn trông cậu con trai 4 tuổi.
Vóc người gầy nhỏ, cô giáo Thuận đã có 15 năm lăn lộn khắp các điểm trường khó khăn nhất của huyện miền núi Quế Phong (Nghệ An).
Cô Thuận cho biết cậu con trai Lang Trung An đã đi học mẫu giáo nhưng nhiều khi phải đưa cậu con trai đến trường để vừa dạy học, vừa trông con.
Lớp 5A cô Thuận chủ nhiệm hầu hết là con em người dân tộc Thái ở xã Đồng Văn.
Trong khi mẹ dạy học, Lang Trung An tha thẩn chơi bên ngoài.
Dãy nhà gỗ của trường xuống cấp đã lâu, thỉnh thoảng nhớ mẹ, An lại nhòm qua khoảng hở nơi một tấm gỗ hỏng đã được gỡ bỏ.
Rồi ghé thăm lớp học kế bên.
Đôi khi cao hứng, bé An còn còn giao lưu với các anh chị trong lớp.
Mỗi lần phát hiện bé An nhòm qua khe, mẹ Thuận lúc thì nhắc nhở con bằng biện pháp cứng rắn...
...hay bằng những chiếc bánh luôn sẵn trong cặp sách.
Chỉ trong giờ ra chơi, bé An mới được mẹ cho phép vào trong phòng học
Không ít hôm, cô giáo Thuận phải trông con trong khi vừa dạy học. Nhưng không vì thế mà ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học của lớp 5A.
Theo 24h.com.vn
Một học sinh lớp 8 dũng cảm cứu cháu bé trong căn nhà cháy Lúc nghe thấy tiếng cháu bé khóc thét trong căn nhà đang cháy phừng phừng, một học sinh người dân tộc Vân Kiều là Hồ Văn Bản (học lớp 8, Trường THCS Linh Thượng, huyện Gio Linh, Quảng Trị) đã bất chấp nguy hiểm đạp cửa lao vào cứu sống cháu bé thoát ra ngoài lúc căn nhà sắp đổ sập. Em Hồ...