Những bệnh trẻ rất dễ mắc phải khi trời nắng nóng
Mùa nắng nóng, độ ẩm trong không khí khá cao là những điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh bùng phát. Trong điều kiện thời tiết nắng nóng, trẻ em dễ bị mắc các bệnh về hô hấp bởi sốt cao co giật và tiêu chảy cấp do sức đề kháng còn yếu và chưa có ý thức bảo vệ bản thân.
Bệnh về đường hô hấp
Khi trời nắng nóng trẻ thường bị sốt viêm họng, viêm phế quản, viêm đường hô hấp nhiều hơn sốt virus. Nguyên nhân là thói quen dùng điều hòa của bố mẹ. Khi nắng nóng, mọi người thường có thói quen bật máy lạnh ở nhiệt độ thấp. Lúc đó nhiệt độ ở trong phòng lạnh nhưng bên ngoài lại quá nóng. Sự chênh lệch nhiệt độ quá lớn giữa trong phòng và ngoài trời sẽ làm cơ thể không thích ứng kịp khi từ trong phòng ra ngoài hoặc ngược lại.
Tiêu chảy, nhất là tiêu chảy cấp
Mùa nóng là mùa bùng phát và dễ mắc bệnh tiêu chảy là do nắng nóng thức ăn dễ bị ôi thiu, môi trường ô nhiễm làm phát tán mầm bệnh tiêu chảy. Trẻ hay khát nước nên dễ uống những loại nước giải khát không đảm bảo vệ sinh khi mùa nắng nóng.
Ngộ độc thức ăn
Thời tiết nắng nóng nếu thức ăn không được bảo quản kỹ và việc chế biến không đảm bảo qui trình vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ là nguyên nhân gây ra ngộ độc thức ăn ở trẻ em, nhất là môi trường học đường.
Nhiễm siêu vi
Video đang HOT
Trẻ bị bệnh vào mùa nóng đa số là do mất nước hay nhiễm siêu vi. Đó là những loại virus gây bệnh như siêu vi hợp bào gây bệnh viêm đường hô hấp, siêu vi quai bị, thủy đậu, tiêu chảy hoặc ói cấp tính. Ngoài ra có nhiều loại siêu vi gây bệnh thành dịch như cúm, bệnh tay chân miệng, sốt xuất huyết, dịch đau mắt đỏ.
Người mắc bệnh có thể lây lan do tiếp xúc với dịch tiết, dịch bắn ra từ hắt hơi, ho sổ mũi, nhanh chóng lan truyền nếu ở chỗ đông người như ở chợ, trường học.
Nhiều loại siêu vi gây bệnh ở đường hô hấp và đường tiêu hóa, khi xâm nhập vào cơ thể trẻ có thể biến chứng sinh một số bệnh khác nhau (viêm hầu, họng, thanh quản, viêm phế quản, viêm phổi, nhiễm trùng tiêu hóa…).
Viêm não nhật bản B, viêm màng não ở trẻ em: Theo ghi nhận của các chuyên gia y tế về bệnh truyền nhiễm thì tỷ lệ mắc bệnh viêm não Nhật Bản B ở trẻ em mùa nắng nóng thường tăng cao hơn mùa mưa. Đây là bệnh lý khá nguy hiểm nếu bệnh diễn tiến nặng mà không được phát hiện kịp thời.
Bệnh tay chân miệng
Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, nhiều nhất là ở nhóm trẻ dưới 3 tuổi, khả năng lây lan rất cao. Bệnh liên quan đặc biệt đến vấn đề vệ sinh cá nhân và môi trường.
Bệnh nguy hiểm thật sự nếu xuất hiện các biến chứng về thần kinh như run chi, co giật, gồng người, hốt hoảng, lơ mơ…Nếu gặp những biểu hiện này phụ huynh nên khẩn trương đưa trẻ đến bệnh viện để được chữa trị kịp thời.
Sốt xuất huyết
Thường kéo dài từ mùa mưa sang mùa nắng nóng. Sốt xuất huyết cần được phát hiện sớm để tránh biến chứng.
Bảo Ly
Theo baonhandao
Trẻ nhập viện dồn dập vì nắng nóng, bệnh viện nhi ở Sài Gòn đông nghẹt
Tại TP.HCM, những ngày gần đây, số lượng trẻ em đến khám và nhập viện do các bệnh mùa nắng nóng tiếp tục tăng mạnh khiến bệnh viện luôn trong trạng thái đông nghẹt.
Thời tiết tại Sài Gòn đang bước vào giai đoạn nắng nóng cao điểm, trung bình từ 35-37 độ C, chỉ số tia cực tím dao động mức nguy hiểm. Đây cũng là thời điểm giao mùa khiến nhiều người đổ bệnh, đặc biệt là trẻ em.
Theo bác sĩ Phạm Văn Hoàng, Trưởng Khoa khám bệnh, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM, mỗi ngày, khoa này tiếp nhận hơn 5.000 bệnh nhi đến khám, hơn 200 trẻ chỉ định nhập viện. Dự kiến, số lượt trẻ đến khám và điều trị sẽ còn tăng cao trong thời gian tới.
Bé T.H.Q. (3 tuổi) là một trong số những bệnh nhi đang được mẹ đưa đến khám bệnh tại viện. Theo chia sẻ của gia đình, ban đầu bé Q. có biểu hiện sốt, đến ngày thứ hai chưa hạ, tay chân nóng ran kèm theo hiện tượng co giật. Sốt ruột, gia đình đưa bé từ Khánh Hòa vào TP.HCM để khám bệnh. Chị H.Y. (27 tuổi, mẹ bé Q.) cho biết, thời tiết nắng nóng khiến cháu luôn quấy khóc, bức bối. Dù đã nghe cảnh báo nhiều về nhiệt độ tại Sài Gòn, nhưng khi đưa con vào khám bệnh, chị Y. mới cảm nhận được rõ thời tiết khó chịu tại đây.
Còn bé Đ.M.N. (10 tháng tuổi) vừa được chuyển lên phòng khám Nội tổng quát - Hô hấp với biểu hiện nóng sốt. Chị P.T.T.H., 25 tuổi, mẹ bé N., chia sẻ biểu hiện này của bé đã xảy ra cách đây hơn một tháng, nhưng khi đưa đến khám bệnh tại bệnh viện địa phương không thấy tiến triển.
Nắng nóng kéo dài khiến bé quấy khóc liên tục, sợ tình trạng bé chuyển nặng, sáng nay, chị H. bắt vội chuyến xe sớm nhất từ Sa Đéc đến Bệnh viện Nhi đồng 1 để khám bệnh cho bé. Chị H. cho biết gia đình chị đã có mặt tại Sài Gòn từ 8h sáng, tuy nhiên, do lượng bệnh nhi đến khám quá đông nên gần 11h bé N. mới đến lượt khám. Điều dưỡng Hoàng Lê Minh Thủy, phòng khám Nội tổng quát - Hô hấp cho biết, những ngày gần đây, số lượng bệnh nhân đến khám và nhập viện tại bệnh viện liên tục tăng cao. Riêng tại khoa Nội tổng quát - Hô hấp, chị Thủy cho biết khoa tiếp nhận trên 70 lượt khám mỗi ngày. Trong đó, số lượng trẻ bệnh nặng cũng tăng đáng kể.
Bác sĩ Phạm Văn Hoàng, Trưởng Khoa khám bệnh, Bệnh viện Nhi đồng 1, cho biết nắng nóng chính là một trong những yếu tố tác động, khiến số lượng trẻ nhập viện tăng ồ ạt.
Dưới tác động của nắng nóng và tia cực tím, sức đề kháng của trẻ giảm. Trẻ dễ mắc các bệnh lý hô hấp như viêm phổi, viêm phế quản, viêm tiểu phế quản (chiếm hơn 20%) và các bệnh tiêu hóa (chiếm 10%). Dự báo trong thời gian tới, số lượng bệnh nhi nhập viện sẽ tiếp tục tăng.
Bác sĩ Hoàng còn cho biết thêm số lượng trẻ mắc sởi, tay chân miệng, sốt xuất huyết cũng cũng có xu hướng tăng. Thống kê của Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM, từ đầu năm đến nay trên địa bàn có 2.168 trẻ mắc tay chân miệng, trong đó có 450 bé phải nhập viện điều trị, tăng hơn 20% so với cùng kỳ năm ngoái.
Những ngày qua, chỉ số tia cực tím tại TP.HCM vẫn đang ở mức cao, gây nguy cơ bỏng da, tổn thương mắt và nhiều bệnh lý khác.
Nhiều trẻ rơi vào tình trạng sốc nhiệt do thay đổi nhiệt độ đột ngột, chạy từ ngoài trời vào phòng máy lạnh hoặc xuống hồ bơi ngay, tắm ngay khi vừa mới đi ra ngoài về nhà, ngâm mình lâu trong bể bơi.
Từ 10h đến 14h, phụ huynh cần tránh đưa trẻ ra ngoài nắng, nên cho bé uống nhiều nước, bổ sung điện giải để tránh suy kiệt và bị bệnh. Ngoài ra, phụ huynh cần tăng cường các loại nước trái cây, rau củ, bổ sung vitamin cho trẻ, bảo quản thực phẩm cẩn thận, tránh bị ôi thiu. Bác sĩ Hoàng cảnh báo phụ huynh không nên chủ quan các biểu hiện của trẻ như ho, sốt, sổ mũi, nếu để kéo dài không điều trị có thể khiến bệnh tình nặng hơn.
Theo Zing
Mùa nắng nóng, coi chừng những bệnh nguy hiểm với mắt Mắt không chỉ đối mặt với những nguy hại do tia cực tím gây ra mà còn dễ bị các loại vi rút gây bệnh tấn công. Bác sĩ cảnh báo dịch đau mắt đỏ và những loại bệnh liên quan khác thường bùng phát trong giai đoạn nắng nóng, cộng đồng chú ý phòng tránh. Tranh thủ giờ tan học của con...