Những bệnh ôtô dễ mắc vào mùa hè
Một số “chứng bệnh” mà tài xế cần chú ý như điều hòa kém mát, cần gạt nước gãy nứt cao su.
Lốp xe căng, mòn
Áp suất lốp sẽ thay đổi, nhất là khi gặp phải nhiệt độ cao, nắng nóng kéo dài, lốp thường căng, cứng hơn, do không khí giãn nở vì nhiệt. Nên kiểm tra lốp bằng cách quan sát bằng mắt thường hoặc thiết bị chuyên dụng, đưa về mức áp suất phù hợp tránh nổ và giảm tuổi thọ của lốp.
Thông thường sẽ bơm theo mức nhà sản xuất đưa ra được dán trên cánh cửa, nếu di chuyển dài có thể giảm mức áp xuất trong xe. Ví dụ: nhà sản xuất khuyến cáo bơm 2,3 kg/cm2 có thể giảm 2,2 kg/cm2 hoặc 2,1 kg/cm2.
Điều hòa là thiết bị hoạt động nhiều vào mùa nóng nên hay gặp trục trặc. Nguyên nhân thường gặp nhất là do điều hòa làm việc quá tải, lượng chất làm lạnh thấp khiến hệ thống bị rò rỉ. Cần mang xe đi kiểm tra khi điều hòa giảm mát, không đạt hiệu quả làm mát hoặc lọc khí, giảm gió.
Nhiệt độ tăng cao, nắng nóng kéo theo bụi bẩn sẽ khiến bộ lọc gió bẩn. Bộ lọc gió bẩn sẽ khiến xe tiêu tốn nhiều nhiên liệu hơn.
Dầu và lọc dầu nhanh xuống cấp
Video đang HOT
Dầu và các loại dung dịch của xe giúp bôi trơn các hệ thống vận hành trong xe. Vào mùa nóng dầu thường nhanh xuống cấp và giảm chất lượng do điều kiện vận hành khắc nghiệt và nhiệt độ của máy và các chi cơ khí tiết cao.
Trung bình, ôtô đi được khoảng 5.000 – 8.000 – 12.000 km (tùy loại dầu thay và thời gian sử dụng) thì nên thay dầu động cơ, dầu hộp số, dầu phanh và cả lọc dầu. Nếu mực dầu thấp, bạn có thể bổ sung thêm hoặc thay mới, tùy vào thời gian sử dụng.
Đối với màu dầu, nếu màu nâu vàng tức là dầu vẫn hoạt động tốt, ngược lại dầu có màu đen và chứa nhiều cặn bẩn chứng tỏ đã cũ. Cần thay dầu và cả phần lọc dầu, để đảm bảo hiệu quả vận hành và an toàn trước những chuyến đi xa.
Hệ thống làm mát động cơ trục trặc
Vào mùa nóng tình trạng thủng két nước hoặc quá nhiệt cũng thường xuyên xảy ra, nên kiểm tra mức nước và tình trạng két nước định kỳ.
Để đảm bảo việc làm mát động cơ, cần phải kiểm tra các ống dẫn và đai xiết. Trong đó, ống dẫn đóng vai trò kết nối tới bộ phận tản nhiệt, giúp bơm dung dịch làm mát tới động cơ.
Đai xiết chạy quạt để hỗ trợ quá trình làm mát, nếu ống dẫn và đai xiết gặp vấn đề thì két làm mát sẽ nhanh chóng bị tăng nhiệt.
Trời nóng, mưa bất chợt sẽ làm thay đổi nhiệt độ đột ngột khiến cao su gạt mưa bị hư hại, gãy bên trong, nứt lớp cao su bên ngoài. Tài xế cần kiểm tra cần gạt nước trước khi di chuyển.
Vào mùa hè, thời tiết nóng, nhiều mưa sẽ khiến phanh bị giữ ẩm hoặc quá nóng tạo nên tiếng ken két khi phanh, nhất là phanh gấp. Phanh bị ẩm, bị mòn, bàn đạp phanh quá mềm, quá cứng gây khó khăn cho người lái.
Thời tiết nóng cũng làm cho phanh nhanh quá nhiệt nhất là khi chạy xe liên tục, đường đèo hoặc các điều kiện đường xấu. Cần chú ý đến hiệu quả phanh so với thông thường, tốt nhất nên kiểm tra phanh trước khi khởi hành.
Bay hơi dung dịch trong ắc-quy ướt
Nhiệt độ cao đóng vai trò như một chất xúc tác, khiến phản ứng hóa học trong ắc-quy diễn ra nhanh hơn và dẫn đến tình trạng quá tải. Cách tốt nhất để ắc-quy chạy tốt là giữ chúng thật sạch sẽ và kiểm tra trước khi khởi hành. Nếu có điều kiện, nên sử dụng ắc-quy khô.
Những thời điểm cần tắt điều hoà ô tô để đảm bảo an toàn?
Khi xe sắp hết nhiên liệu, trước khi qua đoạn đường ngập nước, trước khi tắt máy,... là những thời điểm mà điều hoà trên ô tô cần phải được tắt.
Khi xe sắp hết nhiên liệu, nên tắt điều hoà nhưng vẫn phải để một chút quạt gió
Xe sắp hết nhiên liệu
Khi chưa tìm thấy nơi đổ nhiên liệu mà mức nhiên liệu đã gần hết thì nên tiết kiệm nhất có thể, nhất là điều hoà. Khi tắt điều hoà, nên để quạt gió hoạt động để đảm bảo không khí bên trong xe không bị quá ngột ngạt.
Nên tắt điều hoà trước khi đi vào đoạn đường bị ngập nước để tránh bị chết máy
Chuẩn bị đi vào đoạn đường ngập nước
Nên tắt điều hòa và hạ kính xuống, bởi điều hòa luôn có quạt thông gió để lấy không khí từ bên ngoài vào. Tuy nhiên, nếu đoạn ngập quá cao thì quạt thông gió sẽ biến thành bơm hút nước vào động cơ, thậm chí có thể hút cả rác vào khiến động cơ ngưng hoạt động, gây chết máy.
Bên cạnh đó, việc tắt điều hòa cũng giúp giảm bớt gánh nặng cho chiếc xe đang phải vất vả chống lại sức nước của đoạn ngập. Lái xe cần biết rằng xe đi qua chỗ ngập có lực kéo và cần phải chạy công suất cao.
Đối với xe động cơ nhỏ, việc lên dốc của xe tốn rất nhiều năng lượng
Khi leo dốc với xe cũ
Nếu như xe đã cũ, hoặc động cơ nhỏ thì nên tắt bớt điều hòa trước khi leo dốc cao. Nguyên nhân là để giảm tải cho chiếc xe, bởi chạy dốc ngắn của chiếc xe rất nhiều năng lượng, nhưng lái xe cũng chú ý là không nên mở cửa kính khi chạy lên dốc, bởi nhiều khu vực dốc cao có sương mù sẽ rất dễ gây đọng nước kính khi mở cửa, dẫn đến giảm tầm nhìn người lái.
Quy trình tắt điều hòa chạy dốc như sau: để số D khi lên dốc, trong trường hợp dốc cao 10% thì chuyển số 2 hoặc L, tắt điều hòa. Nếu xuống dốc thì chạy số L hoặc 2, bật điều hòa có AC. Khi phanh cũng không nên đệm phanh vì có thể gây nóng và mòn phanh nhanh, gây nguy hiểm.
Lái xe chậm có thật sự tiết kiệm nhiên liệu? Ngoài việc chọn xe ngốn ít nhiên liệu, tài xế cần lái xe thế nào để đạt hiệu quả tiết kiệm nhiên liệu cao nhất? Có phải cứ lái xe thật chậm là sẽ tiết kiệm? Nhiều người cho rằng, lái xe chậm là một trong những kinh nghiệm để tiết kiệm nhiên liệu nhiều nhất cho ôtô. Vậy nhưng, điều này không...