Những bệnh nguy hiểm có nguy cơ di truyền cao
Xôn xao hiện tượng người dân Sài Gòn đổ xô đi tắm trắng bằng máy đánh bóng kết hợp máy hấp trắng hồng ngoại.
Tiểu đường, huyết áp, bệnh tim, viêm khớp, ung thư, ….là những bệnh di truyền phổ biến nhất. Do vậy nếu trong gia đình có người bị bệnh bạn nên có biện pháp phòng ngừa là hết sức cần thiết.
Bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường là một rối loạn di truyền, vì vậy nếu cả bố và mẹ mắc bệnh tiểu đường thì con có nhiều nguy cơ mắc bệnh. Nếu một trong hai bố hoặc mẹ mắc bệnh thì sẽ làm tăng nguy cơ ở con chứ không chắc chắn. Chế độ ăn uống, lối sống, béo phì cũng là nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường.
Vì vậy, với những người có tiền sử gia đình bị bệnh tiểu đường thì nên bắt đầu thực hiện các thay đổi nhỏ trong lối sống của mình như cắt giảm lượng đường, tăng lượng chất xơ trong chế độ ăn uống và tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày, năm ngày một tuần.
Bệnh cao huyết áp
Theo thống kê của nhiều tác giả cho thấy bệnh cao huyết áp có thể có yếu tố di truyền. Trong gia đình nếu ông, bà, cha, mẹ bị bệnh cao huyết áp thì con cái có nguy cơ mắc bệnh này nhiều hơn. Vì vậy, những người mà tiền sử gia đình có người thân bị cao huyết áp càng cần phải cố gắng loại bỏ các yếu tố nguy cơ mới có thể phòng tránh được bệnh cao huyết áp.
Điều này có thể được thực hiện bằng cách tập thể dục, ngồi thiền và tập thở. Đồng thời cũng nên giảm lượng muối tiêu thụ hàng ngày bằng cách tránh các thực phẩm đóng gói và những thực phẩm có chất bảo quản.
Bệnh tim
Ảnh minh họa.
Video đang HOT
Nếu một trong hai người, cha hoặc mẹ bạn có bệnh tim, thì nguy cơ bạn bị bệnh là khó tránh khỏi. Nếu bạn hút thuốc hoặc uống rượu, nguy cơ của bệnh tim mạch còn cao hơn. Bạn có thể bắt đầu bằng cách giữ một mức cholesterol ổn định sau khi 30 tuổi.
Do vậy, bạn cũng nên giữ cho trọng lượng của mình ở mức vừa phải và bắt đầu tập thể dục để giảm lượng chất béo không lành mạnh trong chế độ ăn uống để giữ cho trái tim khỏe mạnh.
Bệnh xương khớp
Viêm khớp dạng thấp là một bệnh phổ biến và có tính chất di truyền. Với những người có mẹ đã bị viêm khớp thì sẽ có nguy cơ bị bệnh này cao hơn 50% so với người bình thường. Mặc dù các liên kết di truyền là thấp, nhưng nó có thể được truyền từ cha mẹ cho con. Để ngăn ngừa các bệnh về khớp, nên bổ sung các khoáng chất trong chế độ ăn uống như canxi và phốt pho trong chế độ ăn uống của bạn. Các bài tập như đi bộ hoặc chạy sẽ giữ cho đầu gối của bạn luôn trong tình trạng tốt. Duy trì tư thế đúng để bảo vệ cột sống tránh các thiệt hại.
Nếu mẹ của bạn đã được chẩn đoán dễ bị bị loãng xương, gãy xương hoặc thậm chí chỉ đơn giản là xương mỏng, nhỏ xương… thì bạn cũng cần chú ý đến sức khỏe của xương của mình. Cấu trúc xương bị ảnh hưởng rất nhiều bởi tính di truyền và có tính tương quan đáng kể về kích thước, độ dày, mật độ xương. Mức độ loãng xương của mẹ bạn có thể cho bạn biết kích thước hay độ dày của xương, bạn có nguy cơ loãng xương hay không. Nhưng việc chăm sóc xương khỏe mạnh lại phụ thuộc vào bạn vì sức khỏe xương của bạn còn phụ thuộc nhiều vào yếu tố môi trường, thói quen sống, bệnh tật mà bạn mắc phải.
Vấn đề thị lực
Theo nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, các vấn đề phổ biến về mắt phần lớn là di truyền. Một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là trẻ em đọc và chơi vi tính quá nhiều. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, ảnh hưởng di truyền vẫn là yếu tố chính.
Nếu trẻ cónhững triệu chứng như đau đầu, nheo mắt khi đọc sách, xem tivi hoặc chảy nước mắt khi học bài thì nên đưa trẻ đến bệnh viện thăm khám sớm.
Hói đầu
Hói đầu là hiện tượng phổ biến ở đàn ông, hiện tượng này có thể do gen của bố hoặc mẹ hoặc cả hai bên biến đổi di truyền. Gen di truyền chính là một trong những nguyên nhân của rụng tóc, hói đầu, song điều này có thể ngăn chặn nếu biết chăm sóc tóc từ sớm.
Phụ nữ bị rụng tóc do di truyền thường có xu hướng tóc mỏng và thưa dần ở vùng quanh chỏm đầu trở xuống. Hiện nay, các bác sĩ da liễu có thể kiểm tra mô hình rụng tóc để xác định xem đó có phải do di truyền hay không, đồng thời có thể yêu cầu xét nghiệm máu để loại trừ các nguyên nhân khác. Với tình trạng này, đã có thuốc bôi da đầu cho cả nam và nữ giới để làm chậm việc rụng tóc.
Ung thư vú
Ung thư vú có thể xảy ra với bất kỳ ai. Nhưng nếu trong gia đình đã có các trường hợp ung thư vú thì khả năng xảy ra còn cao hơn. Đó là bởi vì các gen gây ung thư có thể được truyền từ mẹ sang cho con gái. Vì vậy, nếu mẹ hoặc bà của bạn đã bị ung thư vú, bạn sẽ cần thường xuyên quan tâm hơn đến ngực của mình và tiến hành các xét nghiệm cũng như chụp chiếu cần thiết theo định kì.
Stress
Nghiên cứu của các nhà khoa học Anh đã tìm ra bằng chứng chắc chắn đầu tiên cho thấy biến thể gen có thể là nguyên nhân gây ra bệnh trầm cảm ở người.
Vì vậy, nếu người thân trong gia đình có tiền sử bệnh trầm cảm, hưng cảm, rối loạn tâm thần… thì phải chú ý xem trẻ nhỏ có tình trạng khóchịu, lo lắng, sự tập trung giảm sút và chánăn hay không để gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.
Theo VNE
Những bệnh phát sinh do tăng axit uric máu
Axit uric máu tăng đồng nghĩa với việc bạn có nguy cơ mắc các bệnh liên quan như bệnh tim mạch, bệnh huyết áp...
Axit uric là sản phẩm chuyển hóa của chất đạm có nhân purin. Chất đạm có nhân purin được tìm thấy nhiều trong một số loại thực phẩm và đồ uống như phủ tạng động vật, cá biển, đậu Hà Lan, bia, rượu..
Nó là sản phẩm của một chuyển hóa tự nhiên trong cơ thể. Khi tế bào chết đi, nhân của nó bị phá hủy và chuyển hóa thành axit uric. Đây là nguồn axit uric nội sinh. Ngoài ra, những loại thực phẩm có nguồn gốc từ động vật cũng có nhân tế bào, khi vào cơ thể qua đường ăn uống sẽ chuyển hóa thành axit uric. Đó là nguồn axit uric ngoại sinh, trong đó các loại thực phẩm nội tạng động vật, hải sản... sẽ được chuyển hóa thành axit uric rất nhiều.
Axit uric là một chất thừa trong cơ thể, được thải loại 80% qua đường niệu, 20% qua đường tiêu hóa và da. Bên cạnh đó, rượu bia có tác dụng kích hoạt men xanthine oxidase gây tăng sản xuất axit uric. Do đó, axit uric tăng cao trong máu có liên quan đến việc ăn nhiều đạm động vật và uống nhiều rượu bia. Đây là lý do nam giới bị tăng axit uric nhiều hơn phụ nữ.
Trong quá trình chuyển hóa của cơ thể khi nguồn tạo ra axit uric và thải loại axit uric bị mất cân bằng hoặc tạo axit uric nhiều nhưng thải ra ít thì sẽ làm cho loại axit này bị lưu giữ lại trong máu nhiều hơn. Khi đó axit uric sẽ lắng đọng trong các mô. Axit uric uric thường lắng đọng nhiều nhất ở các khớp và gây ra bệnh đặc trưng là gút. Tuy nhiên có những trường hợp axit uric trong máu rất cao do nó được tạo ra nhiều mà thải ít người ta gọi là tăng axit uric máu chứ không gọi là bệnh gút.
Gần đây, các nhà nghiên cứu còn đưa ra nhiều kết luận về sự liên quan giữa tăng axit uric máu với một số bệnh lí chuyển hóa khác như:
Axit uric máu tăng đồng nghĩa với việc bạn có nguy cơ mắc các bệnh liên quan như bệnh tim, bệnh huyết áp... Ảnh minh họa
Tăng axit uric máu và bệnh tim mạch vành
Từ năm 1951, các nhà khoa học lần đầu tiên đề xuất giữa axit uric và bệnh tim mạch vành có thể tồn tại sự tương tác phức tạp. Nhưng đến gần đây, mối quan hệ giữa tăng axit uric máu với bệnh tim mạch mới được chú ý.
Nhiều nghiên cứu quốc tế chứng minh, cho dù là đàn ông, phụ nữ, da trắng hay da đen, nồng độ axit uric đều tương quan thuận với tỷ lệ tử vong, bệnh nhân tử vong do cơ tim thiếu máu cục bộ thường có nồng độ axit uric ở mức cao nhất. Triệu chứng tăng axit uric máu là nhân tố nguy hiểm độc lập làm tăng nguy cơ tử vong của người mắc bệnh tim mạch vành (đặc biệt là phụ nữ). Axit uric máu tăng lên 59.5molPL, nguy cơ tử vọng do tim mạch vành tăng lên 48%, acid uric> 357molPL càng dễ mắc bệnh tim mạch vành.
Tăng axit uric máu và tăng huyết áp
Theo nghiên cứu, nguy cơ tăng huyết áp cao hơn đáng kể ở những bệnh nhân có axit uric máu cao trên 400mol/l so với những người có acid uric máu dưới 200mol/l. Trong số những bệnh nhân tăng huyết áp không điều trị, hiện tượng suy giảm dòng máu động mạch vành ở người có kèm tăng axit uric máu cao hơn đáng kể so với người bình thường, khỏe mạnh. Như vậy, tăng axit uric máu liên quan với tăng huyết áp và là một yếu tố nguy cơ độc lập của tổn thương cơ quan đích trong bệnh tăng huyết áp.
Tăng axit uric máu và suy tim
Tăng axit uric máu là chỉ số đo độc lập nguy cơ suy tim mạn tính, axit uric máu> 565molPL liên quan đáng kể tới tỷ lệ tử vong do suy tim, hơn nữa giá trị axit uric càng cao, tỷ lệ tử vong vì suy tim càng rõ rang hơn, nếu axit uric máu> 800molPL, tỷ lệ tử vong cao gấp 18 lần so với khi axit uric máu là 400molPL.
Tăng acid uric máu được tìm thấy ở 60% bệnh nhân nhập viện vì suy tim mạn tính mất bù. Thêm vào đó, tăng acid uric máu liên quan tới tình trạng đề kháng insulin, thiếu oxy mô, tăng sản xuất cytokine và các gốc tự do có thể ảnh hưởng đến hệ thống tim mạch.
Theo VNE