Những bệnh lý tinh hoàn nguy hiểm, nếu chủ quan có nguy cơ phải cắt bỏ
Có những bệnh lý của tinh hoàn, nếu chủ quan không thăm khám, không những ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản mà còn có thể phải cắt bỏ.
Viêm tinh hoàn, viêm mào tinh hoàn
Viêm tinh hoàn và viêm mào tinh hoàn là hai bệnh lý thường gặp nhất trong số những bệnh lý về tinh hoàn. Tuy tinh hoàn và mào tinh hoàn khác nhau nhưng do cấu tạo giải phẫu hai bộ phận này gần nhau nên tính chung đều là một hệ thống bệnh lý tinh hoàn. Nguyên nhân gây viêm tinh hoàn, viêm mào tinh hoàn thường là do biến chứng của bệnh quai bị, chấn thương, cơ chế miễn dịch hoặc các nhiễm khuẩn lây truyền khi quan hệ tình dục.
Có những bệnh lý tinh hoàn nguy hiểm, nếu người bệnh chủ quan có nguy cơ phải cắt bỏ tinh hoàn (Ảnh minh họa)
Sốt cao, ớn lạnh, có cảm giác đau và sưng đỏ tại tinh hoàn, vùng bìu, đùi, háng, có thể đi tiểu ra máu… là những triệu chứng điển hình của bệnh viêm tinh hoàn, mào tinh hoàn. Bệnh lý viêm tinh hoàn, mào tinh hoàn hoàn toàn có thể điều trị khỏi nếu như phát hiện ở giai đoạn cấp tính. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể chuyển sang mãn tính, lan sang các bộ phận lân cận và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Xoắn tinh hoàn là một bệnh lý cực kỳ nguy hiểm. Tình trạng xoắn tinh hoàn xảy ra khi cuống của tinh hoàn bị xoắn quanh trục gây ra hiện tượng tắc nghẽn một phần hoặc tắc nghẽn toàn bộ mạch máu dẫn đến tinh hoàn, khiến máu không được lưu thông đến túi tinh, gây nên cảm giác sưng đau.
Nếu không được điều trị sớm sẽ phá hủy tinh hoàn. Trong vòng 6 giờ, nếu có sự can thiệp kịp thời sẽ bảo vệ đến 90% chất lượng tinh hoàn. Sau 12 giờ, tỉ lệ chỉ còn 50% và sau 24 giờ, khả năng giữ lại tinh hoàn chỉ còn 10%.
Do đó, xoắn tinh hoàn chính là nguyên nhân lớn gây nên hiện tượng vô sinh ở nam giới khiến nam giới mất đi khả năng đàn ông, ảnh hưởng đến nhu cầu, khoái cảm và chất lượng tình dục. Nếu không được điều trị cấp cứu kịp thời có thể khiến tinh hoàn bị hoại tử và phải cắt bỏ.
Tổn thương dây thần kinh sinh dục
Video đang HOT
Viêm dây thần kinh sinh dục có thể do các bệnh mạn tính như đái tháo đường, tăng huyết áp và còn có nguyên nhân chấn thương (đạp xe). Lúc này, các chức năng dẫn truyền vận động, cảm giác, dinh dưỡng có thể mất dần, giảm hay mất đột ngột hoàn toàn gây nên cảm giác đau tức vùng bìu.
Tùy từng nguyên nhân bác sĩ sẽ có hướng điều trị cụ thể như dùng giảm viêm, bổ trợ thần kinh.
Bệnh này hiếm gặp, thường xuất hiện ở người cao tuổi. Tuy nhiên, ung thư tinh hoàn lại có tỷ lệ chữa khỏi rất cao nên cần phát hiện sớm để điều trị kịp thời.
Triệu chứng ung thư tinh hoàn mờ nhạt ở giai đoạn đầu, có thể chỉ là tức nhẹ vùng bìu, đau nhẹ vú hay tích tụ chất lỏng ở bìu. Dù là khả năng điều trị khỏi cao nhưng không tránh khỏi việc cần phải cắt tinh hoàn, các hạch bẹn và xạ trị các đợt hóa chất tiếp theo nếu cần thiết.
Các nguyên nhân khác như thủ dâm, quan hệ quá nhiều rất hay gặp ở thanh thiếu niên. Thủ dâm về bản chất là tốt với điều kiện điều độ vì giúp giải tỏa áp lực công việc, thoải mái tinh thần, tránh các bệnh lây nhiễm. Tuy nhiên, khi thực hiện quá nhiều, nam giới có thể gặp phải tình trạng sang chấn tinh hoàn, gây “mệt mỏi” vùng kín, làm đau hay thậm chí cương nhiều dẫn đến giãn tĩnh mạch.
Ngoài ra, thoát vị bẹn cũng là nguyên nhân hay gặp gây đau tức vùng bìu. Bệnh thường tái đi tái lại nhiều lần và cần đến bác sĩ chuyên khoa để khám và điều trị.
Phương Vũ
Đau tinh hoàn, nam giới không nên xem thường!
Phần lớn đàn ông đều không muốn đi khám bác sĩ. Và khi nói đến việc kiểm tra phần kín, họ thậm chí còn nhút nhát hơn so với phụ nữ. Nhiều người bị đau tinh hoàn nhưng không biết lý do gây đau và thường cố gắng giả vờ không đau.
Nếu không kịp thời tìm ra nguyên nhân, hậu quả có thể sẽ rất nguy hiểm. Trong một số trường hợp, bạn sẽ mất vĩnh viễn một hoặc cả hai tinh hoàn. Do vậy, nếu tinh hoàn của bạn bị đau khi sờ vào hoặc đau kéo dài quá một ngày, bạn cần đến gặp bác sĩ.
1. Nguyên nhân
Tinh hoàn là cơ quan sinh sản có hình trứng nằm trong bìu. Khi phái mạnh bị đau tinh hoàn, rất có thể là do các chấn thương nhẹ tác động lên vùng kín. Tuy nhiên, bạn cũng cần phải chú ý các dấu hiệu khác để kịp thời chẩn đoán và chữa trị bệnh.
Đau tinh hoàn có thể là dấu hiệu của những căn bệnh như xoắn tinh hoàn hoặc các bệnh lây qua đường tình dục (STI). Nếu không chữa trị kịp thời, tinh hoàn và bìu sẽ chịu tổn thương rất nghiêm trọng.
Chấn thương hoặc tổn thương vùng kín có thể gây ra các cơn đau, nhưng đau tinh hoàn còn có liên quan đến nhiều bệnh lý tiềm ẩn khác, bao gồm:
Dây thần kinh vùng bìu bị tổn thương gây ra bởi bệnh thần kinh đái tháo đường;Viêm tụy, viêm tinh hoàn do bệnh nấm chlamydia gây ra;Hoại tử mô do bệnh xoắn tinh hoàn hoặc chấn thương không được điều trị;Tràn dịch tinh mạc gây sưng bìu;Thoát vị bẹn;Viêm dạ dày hoặc viêm tinh hoàn;Tinh hoàn ẩn (tinh hoàn nằm trong ổ bụng thay vì ở vùng kín);Giãn tĩnh mạch thừng tinh: sự giãn rộng của các tĩnh mạch trong bìu, túi da chứa tinh hoàn;Trong một số trường hợp, đau tinh hoàn có thể là do xoắn tinh hoàn gây ra. Xoắn tinh hoàn xảy ra thường xuyên hơn ở nam giới độ tuổi từ 10-20 tuổi;Đau tinh hoàn hiếm khi do ung thư tinh hoàn gây ra. Ung thư tinh hoàn thường phát triển khối u ở tinh hoàn nhưng không gây đau đớn
.2. Khi nào bạn nên khám bác sĩ?
Phát hiện có khối u trên bìu;Phát sốt;Da bìu sưng đỏ, nóng rát hoặc mềm nhũn;Gần đây có tiếp xúc với người bệnh quai bị.Xảy ra bất ngờ hoặc trở nặng;Đau kèm theo buồn nôn hoặc nôn mửa;Vừa bị chấn thương hoặc vùng kín bị sưng tấy sau một giờ đồng hồ.
3. Điều trị đau tinh hoàn
Trước khi chuẩn bị đến bác sĩ, bạn có thể giảm đau tại nhà bằng các biện pháp sau:
Dùng đồ bảo hộ để hỗ trợ vùng kín;Sử dụng nước đá để giảm sưng tấy;Tắm nước ấm;Đặt một chiếc khăn cuộn dưới bìu khi nằm xuống;Sử dụng thuốc giảm đau không cần toa như acetaminophen hoặc ibuprofen để giảm đau;Với cơn đau nặng hơn, bạn cần đến bệnh viện khẩn cấp. Bác sĩ sẽ khám tổng quát vùng bụng, háng và bìu để xác định nguyên nhân phát sinh cơn đau và chẩn đoán tình trạng sức khỏe hiện tại cùng các triệu chứng khác.
Để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh, bác sĩ cần thực hiện thêm các xét nghiệm bổ sung, bao gồm:
Siêu âm tinh hoàn;Phân tích nước tiểu;Kiểm tra các chất tiết từ tuyến tiền liệt, đòi hỏi phải khám trực tràng.
Một khi bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân gây ra đau, quá trình điều trị có thể bắt đầu. Việc điều trị có thể bao gồm:
Dùng kháng sinh để điều trị nhiễm trùng;Phẫu thuật gỡ xoắn tinh hoàn;Phẫu thuật tinh hoàn ẩn;Dùng thuốc giảm đau theo toa;Phẫu thuật tràn dịch tinh mạc.
4. Biến chứng của đau tinh hoàn
Hầu hết các trường hợp đau tinh hoàn đều có thể điều trị thành công. Những trường hợp nhiễm trùng không được điều trị như nhiễm nấm chlamydia hoặc tinh hoàn xoắn có thể gây tổn thương vĩnh viễn tinh hoàn và bìu, ảnh hưởng đến chất lượng tinh binh và đời sống tình dục của phái mạnh. Ngoài ra, xoắn tinh hoàn còn gây hoại tử mô dẫn đến nhiễm trùng và có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh.
5. Phòng ngừa đau tinh hoàn
Có một số cách để tránh tổn thương vùng kín bao gồm:
Mặc đồ bảo hộ khi chơi thể thao để phòng tránh chấn thương vùng kín;Xây dựng đời sống tình dục an toàn bằng cách sử dụng bao cao su khi quan hệ;Kiểm tra sức khỏe tinh hoàn mỗi tháng một lần để phát hiện sớm những bệnh lý tiềm ẩn;Khi đi tiểu, cần tiểu dứt điểm hoàn toàn để ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiểu.
Hello Bacsi hy vọng mang lại cho các phái mạnh những hiểu biết thêm về hiện tượng đau tinh hoàn để bạn có biện pháp chữa trị kịp thời nhé.
Theo Hellobacsi
Viêm tinh hoàn có gây vô sinh không? Viêm tinh hoàn có gây vô sinh không? Hầu hết nam giới khi mắc bệnh viêm tinh hoàn đều lo lắng vì sợ ảnh hưởng tới khả năng sinh sản. Vậy thực chất của vấn đề này như thế nào, các bạn hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu vấn đề này nhé. Viêm tinh hoàn có gây vô...