Những bệnh lây qua đường tình dục có thể gây sẩy thai
Tác hại do các bệnh lây qua đường tình dục ở phụ nữ mang thai có thể gây sẩy thai, sinh non, sinh con nhẹ cân và bệnh lý về mắt ở trẻ sơ sinh.
Em kết hôn được 2 tháng và không kế hoạch, muốn có em bé luôn. Hiện tại sức khỏe bình thường. Nhưng hôm vừa rồi, chồng em bảo là thấy có dấu hiệu lạ ở “vùng kín” nên đã đi khám. Bác sĩ kết luận chồng em bị herpes sinh dục và bảo phải kiêng “quan hệ” để tránh lây cho vợ.
Em rất sợ mình đã lây bệnh từ chồng rồi, nhưng chồng em lại bảo không lây được vì anh ấy mới bị, hơn nữa lại là bị do kém vệ sinh chứ không phải từ người khác.
Dù sao em cũng rất sợ nếu bị bệnh mà mang thai thì sẽ ảnh hưởng đến em bé trong bụng. Bác sĩ cho em hỏi, những bệnh lây truyền qua đường tình dụcnào ảnh hưởng đến thai nhi nhiều nhất và có thể gây sẩy thai. Em phải làm sao để giữ cho con khỏe mạnh? Em xin cảm ơn! (Mai Anh)
BS. Hoa Hồng tư vấn:
Bạn Mai Anh thân mến,
Các bệnh lây truyền tình dục có thể tiềm ẩn lâu ngày trong cơ thể mà không có dấu hiệu đặc biệt nào biểu hiện ra bên ngoài, vì vậy, rất nhiều người đã mang mầm bệnh trong cơ thể mà không biết. Đây chính là lý do tại sao không ít người khi thấy có dấu hiệu khác lạ ở “vùng kín” nên đi khám thì bệnh đã phát triển sang giai đoạn nặng, việc chữa trị có thể gặp nhiều khó khăn.
Như trường hợp của chồng bạn, để kết luận tình trạng bệnh mới bị hay bị đã lâu thì chỉ có bác sĩ trực tiếp khám, làm xét nghiệm mới có thể chẩn đoán chính xác nhất. Bác sĩ đã khuyên nên tránh “quan hệ” để không lây sang bạn thì bạn nên khuyên chồng điều trị khỏi dứt điểm bệnh rồi cả hai mới nên có con, như vậy sẽ an toàn cho cả mẹ và thai nhi.
Ảnh minh họa
Tác hại do các bệnh lây truyền qua đường tình dục ở phụ nữ mang thai không chỉ nguy hiểm như người bình thường mà có mức độ nặng, có thể khiến sẩy thai, sinh non, sinh con nhẹ cân và bệnh lý về mắt ở trẻ sơ sinh. Một số bệnh lây qua đường tình dục có thể gây sẩy thai bao gồm:
Video đang HOT
- Bệnh lậu: Nếu bệnh lậu không được điều trị, bà bầu có nguy cơ sảy thai hoặc đẻ non. Thai phụ không được điều trị, khi sinh đẻ có thể gây ra những biến chứng đe dọa sinh mạng đứa trẻ. Nếu bệnh lậu không được điều trị từ trước khi có thai có thể dẫn đến bệnh viêm tiểu khung. Bệnh này là yếu tố nguy cơ gây chửa ngoài tử cung.
- Herpes sinh dục: Nhiễm herpes sinh dục khiến bà bầu ngứa ngáy, khó chịu vùng cơ quan sinh dục, mệt mỏi, đau đầu, sốt nhẹ. Bệnh còn có thể gây ra rối loạn tiểu tiện hoặc viêm màng não thể nhẹ. Mắc bệnh herpes sinh dục sẽ làm tăng nguy cơ sẩy thai và sinh non.
Hiện nay, chưa có cách chữa trị hay vaccin phòng chống nhiễm trùng do virus herpes. Bởi vậy, cách tốt nhất là bạn phải phòng ngừa, ngăn chặn bệnh.
- Giang mai: Với bà bầu, căn bệnh này không những ảnh hưởng đến mẹ mà còn có nguy cơ lây truyền sang thai nhi trong bụng. Đây là một bệnh lây nguy hiểm, do vi khuẩn xoắn Treponema pallidum gây ra. Theo nghiên cứu, tỷ lệ tử vong của những đứa trẻ con của bà mẹ bị giang mai khi mang bầu là khoảng 25%. Tỷ lệ truyền bệnh giang mai cho thai nhi vào khoảng 40 đến 70%.
Tốt nhất, bạn nên đi khám để biết mình có bị lây bệnh từ chồng hay chưa bởi khả năng bạn đã nhiễm bệnh nhưng mầm mống bệnh vẫn tiềm ẩn, chưa phát tác hoàn toàn có thể xảy ra. Bạn có thể đến các bệnh viện chuyên sản phụ khoa để khám. Trong trường hợp bạn cũng bị bệnh thì cả hai cần điều trị khỏi hẳn rồi mới nên có con.
Chúc vợ chồng bạn vui, khỏe!
Theo VNE
Những bệnh nguy hiểm có nguy cơ di truyền cao
Xôn xao hiện tượng người dân Sài Gòn đổ xô đi tắm trắng bằng máy đánh bóng kết hợp máy hấp trắng hồng ngoại.
Tiểu đường, huyết áp, bệnh tim, viêm khớp, ung thư, ....là những bệnh di truyền phổ biến nhất. Do vậy nếu trong gia đình có người bị bệnh bạn nên có biện pháp phòng ngừa là hết sức cần thiết.
Bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường là một rối loạn di truyền, vì vậy nếu cả bố và mẹ mắc bệnh tiểu đường thì con có nhiều nguy cơ mắc bệnh. Nếu một trong hai bố hoặc mẹ mắc bệnh thì sẽ làm tăng nguy cơ ở con chứ không chắc chắn. Chế độ ăn uống, lối sống, béo phì cũng là nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường.
Vì vậy, với những người có tiền sử gia đình bị bệnh tiểu đường thì nên bắt đầu thực hiện các thay đổi nhỏ trong lối sống của mình như cắt giảm lượng đường, tăng lượng chất xơ trong chế độ ăn uống và tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày, năm ngày một tuần.
Bệnh cao huyết áp
Theo thống kê của nhiều tác giả cho thấy bệnh cao huyết áp có thể có yếu tố di truyền. Trong gia đình nếu ông, bà, cha, mẹ bị bệnh cao huyết áp thì con cái có nguy cơ mắc bệnh này nhiều hơn. Vì vậy, những người mà tiền sử gia đình có người thân bị cao huyết áp càng cần phải cố gắng loại bỏ các yếu tố nguy cơ mới có thể phòng tránh được bệnh cao huyết áp.
Điều này có thể được thực hiện bằng cách tập thể dục, ngồi thiền và tập thở. Đồng thời cũng nên giảm lượng muối tiêu thụ hàng ngày bằng cách tránh các thực phẩm đóng gói và những thực phẩm có chất bảo quản.
Bệnh tim
Ảnh minh họa.
Nếu một trong hai người, cha hoặc mẹ bạn có bệnh tim, thì nguy cơ bạn bị bệnh là khó tránh khỏi. Nếu bạn hút thuốc hoặc uống rượu, nguy cơ của bệnh tim mạch còn cao hơn. Bạn có thể bắt đầu bằng cách giữ một mức cholesterol ổn định sau khi 30 tuổi.
Do vậy, bạn cũng nên giữ cho trọng lượng của mình ở mức vừa phải và bắt đầu tập thể dục để giảm lượng chất béo không lành mạnh trong chế độ ăn uống để giữ cho trái tim khỏe mạnh.
Bệnh xương khớp
Viêm khớp dạng thấp là một bệnh phổ biến và có tính chất di truyền. Với những người có mẹ đã bị viêm khớp thì sẽ có nguy cơ bị bệnh này cao hơn 50% so với người bình thường. Mặc dù các liên kết di truyền là thấp, nhưng nó có thể được truyền từ cha mẹ cho con. Để ngăn ngừa các bệnh về khớp, nên bổ sung các khoáng chất trong chế độ ăn uống như canxi và phốt pho trong chế độ ăn uống của bạn. Các bài tập như đi bộ hoặc chạy sẽ giữ cho đầu gối của bạn luôn trong tình trạng tốt. Duy trì tư thế đúng để bảo vệ cột sống tránh các thiệt hại.
Nếu mẹ của bạn đã được chẩn đoán dễ bị bị loãng xương, gãy xương hoặc thậm chí chỉ đơn giản là xương mỏng, nhỏ xương... thì bạn cũng cần chú ý đến sức khỏe của xương của mình. Cấu trúc xương bị ảnh hưởng rất nhiều bởi tính di truyền và có tính tương quan đáng kể về kích thước, độ dày, mật độ xương. Mức độ loãng xương của mẹ bạn có thể cho bạn biết kích thước hay độ dày của xương, bạn có nguy cơ loãng xương hay không. Nhưng việc chăm sóc xương khỏe mạnh lại phụ thuộc vào bạn vì sức khỏe xương của bạn còn phụ thuộc nhiều vào yếu tố môi trường, thói quen sống, bệnh tật mà bạn mắc phải.
Vấn đề thị lực
Theo nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, các vấn đề phổ biến về mắt phần lớn là di truyền. Một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là trẻ em đọc và chơi vi tính quá nhiều. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, ảnh hưởng di truyền vẫn là yếu tố chính.
Nếu trẻ cónhững triệu chứng như đau đầu, nheo mắt khi đọc sách, xem tivi hoặc chảy nước mắt khi học bài thì nên đưa trẻ đến bệnh viện thăm khám sớm.
Hói đầu
Hói đầu là hiện tượng phổ biến ở đàn ông, hiện tượng này có thể do gen của bố hoặc mẹ hoặc cả hai bên biến đổi di truyền. Gen di truyền chính là một trong những nguyên nhân của rụng tóc, hói đầu, song điều này có thể ngăn chặn nếu biết chăm sóc tóc từ sớm.
Phụ nữ bị rụng tóc do di truyền thường có xu hướng tóc mỏng và thưa dần ở vùng quanh chỏm đầu trở xuống. Hiện nay, các bác sĩ da liễu có thể kiểm tra mô hình rụng tóc để xác định xem đó có phải do di truyền hay không, đồng thời có thể yêu cầu xét nghiệm máu để loại trừ các nguyên nhân khác. Với tình trạng này, đã có thuốc bôi da đầu cho cả nam và nữ giới để làm chậm việc rụng tóc.
Ung thư vú
Ung thư vú có thể xảy ra với bất kỳ ai. Nhưng nếu trong gia đình đã có các trường hợp ung thư vú thì khả năng xảy ra còn cao hơn. Đó là bởi vì các gen gây ung thư có thể được truyền từ mẹ sang cho con gái. Vì vậy, nếu mẹ hoặc bà của bạn đã bị ung thư vú, bạn sẽ cần thường xuyên quan tâm hơn đến ngực của mình và tiến hành các xét nghiệm cũng như chụp chiếu cần thiết theo định kì.
Stress
Nghiên cứu của các nhà khoa học Anh đã tìm ra bằng chứng chắc chắn đầu tiên cho thấy biến thể gen có thể là nguyên nhân gây ra bệnh trầm cảm ở người.
Vì vậy, nếu người thân trong gia đình có tiền sử bệnh trầm cảm, hưng cảm, rối loạn tâm thần... thì phải chú ý xem trẻ nhỏ có tình trạng khóchịu, lo lắng, sự tập trung giảm sút và chánăn hay không để gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.
Theo VNE
Những bệnh phát sinh do tăng axit uric máu Axit uric máu tăng đồng nghĩa với việc bạn có nguy cơ mắc các bệnh liên quan như bệnh tim mạch, bệnh huyết áp... Axit uric là sản phẩm chuyển hóa của chất đạm có nhân purin. Chất đạm có nhân purin được tìm thấy nhiều trong một số loại thực phẩm và đồ uống như phủ tạng động vật, cá biển, đậu...