Những bệnh hô hấp trẻ dễ mắc vào mùa đông: Nguyên nhân và cách phòng tránh
Không khí khô của mùa đông cùng những cơn gió lạnh buốt rất dễ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của trẻ nhỏ.
Do đó, các bậc cha mẹ cần chủ động trang bị kiến thức phòng bệnh để giúp trẻ luôn khỏe mạnh trong mùa đông. Dưới đây là một số bệnh thường gặp và cách phòng tránh bệnh hiệu quả.
Bệnh cảm cúm
Cảm cúm là bệnh về đường hô hấp mà trẻ nhỏ hay mắc phải, nhất là vào mùa lạnh. Bệnh tuy không quá nguy hiểm nhưng lại dễ khiến cho sức khỏe của trẻ bị ảnh hưởng, gây khó chịu và mệt mỏi cho trẻ. Đây là bệnh lý hô hấp do vi khuẩn, virus gây ra, bệnh rất dễ lây.
Những triệu chứng đầu tiên của cảm cúm thường là ngứa họng, sổ mũi, nghẹt mũi và hắt hơi, sau đó là sưng họng, ho, đau đầu, sốt nhẹ, mệt mỏi, đau nhức cơ và chán ăn. Nước mũi của bé sẽ chuyển từ dạng lỏng sang đặc quánh và có màu vàng hoặc xanh.
Bệnh cảm cúm thường gây sốt và chảy nước mũi ở trẻ nhỏ
Video đang HOT
Để phòng tránh cảm cúm, bố mẹ cần: giữ ấm bàn tay, bàn chân, ngực, đầu, cổ cho trẻ, thực hiện uống nước ấm và không cho ăn đồ lạnh; Cần vệ sinh sạch sẽ cho bé và môi trường xung quanh; Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với nhiều người, nhất là những người bị cúm; Bổ sung những thực phẩm giàu protein, vitamin C từ hoa quả, rau xanh, uống nhiều nước; Không quên tiêm phòng cúm cho trẻ trên 6 tháng tuổi vào mỗi năm.
Vào mùa thu hoặc đông, trẻ dễ mắc phải bệnh viêm mũi. Nếu không điều trị dứt điểm sẽ khiến bệnh tái phát nhiều lần, dẫn tới những biến chứng như: viêm tai giữa, viêm tai, viêm phổi, viêm xoang cấp. Bệnh viêm mũi xảy ra khi lớp niêm mạc bao phủ bên trong xoang tổn thương do tác động của các tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn, nấm, hóa chất, khói bụi hay các chất gây dị ứng…
Triệu chứng bệnh thường xuất hiện trong vòng 1-3 ngày sau khi bị nhiễm bệnh. Các triệu chứng có thể kéo dài từ một tuần đến 10 ngày hoặc dài hơn. Các triệu chứng thường gặp của viêm mũi họng bao gồm: Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi, hắt xì, ho, đau rát họng, mắt ngứa hoặc chảy nước mắt, nhức đầu, đau khắp người, sốt nhẹ.
Luôn theo dõi khi con có các dấu hiệu của bệnh
Để phòng tránh bệnh viêm mũi cho trẻ, bố mẹ cần: Giữ ấm vùng đầu, cổ và mũi cho trẻ; Không nên để trẻ xoa mũi hay ngoáy mũi khi lạnh; Cho trẻ ăn đủ dinh dưỡng để tăng sức đề kháng.
Bệnh viêm phế quản
Viêm phế quản là bệnh hô hấp cấp tính, rất hay gặp ở trẻ nhỏ do viêm tắc các đường hô hấp nhỏ (hay còn gọi là tiểu phế quản). Bệnh phát sinh do môi trường ô nhiễm, khói thuốc lá, do nhà cửa ẩm thấp và cơ địa trẻ yếu. Bệnh xuất hiện quanh năm, cao nhất vào mùa đông và đầu mùa xuân. Nếu bệnh được phát hiện và điều trị sớm sẽ cho kết quả tốt, những trường hợp nặng gây suy hô hấp có thể dẫn đến tử vong.
Triệu chứng ban đầu thường thấy nhất là ho, chảy nước mũi trong, sốt vừa hoặc cao. Trẻ có thể xuất hiện những cơn ho ngày một kéo dài, nhất là về nửa đêm hoặc gần sáng. Khi ấy, trẻ thường thở khò khè hoặc khó thở, thậm chí ngừng thở, bú kém, hay bị nôn trớ. Thông thường, trẻ sẽ khò khè kéo dài khoảng 7 ngày sau đó giảm dần rồi khỏi hẳn.
Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ trong mùa đông
Để phòng bệnh cho trẻ, bố mẹ nên: Vệ sinh sạch sẽ khu vực tai, mũi, họng mỗi ngày cho trẻ bằng nước muối sinh lý; Với trẻ sơ sinh, mẹ cần cho bú sữa mẹ cho đến 12 tháng tuổi, không để trẻ bị lạnh, vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, không cho trẻ tiếp xúc với các mầm bệnh; Khi trẻ có dấu hiệu khó thở, tím tái, bỏ bú hoặc có yếu tố như dưới 3 tháng tuổi… thì bố mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện.
Bệnh viêm đường hô hấp trên
Bệnh viêm đường hô hấp trên là do virus Rhino, Corona, Adeno, virus hô hấp hợp bào RSV hoặc do liên cầu khuẩn tan nhóm máu A, Influenzae, Haemophilus, phế cầu khuẩn gây ra. Bệnh lây nhiễm do môi trường không sạch, nhiều khói bụi, ẩm thấp và do thời tiết lạnh.
Các triệu chứng thường gặp của nhiễm trùng hô hấp trên bao gồm: Nghẹt mũi, chảy nước mũi, hắt hơi, đau rát họng, mệt mỏi, đau đầu, đau mỏi cơ khớp, sốt cao.
Khi trẻ bị bệnh, cha mẹ cần đưa đến ngay bệnh viện – không tự ý sử dụng thuốc tại nhà
Bố mẹ nên lưu ý: Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh; Giữ ấm cho con khi đi đường và khi ngủ; Không để con ở lâu ngoài trời lạnh; Với những trẻ còn bú mẹ cần giữ vệ sinh, bảo quản sữa mẹ không nhiễm khuẩn; Phải cung cấp đủ dưỡng chất thiết yếu cho trẻ; Tránh yếu tố bụi, hơi nóng, môi trường ẩm thấp làm ảnh hưởng tới đường hô hấp của trẻ.
Theo anninhthudo.vn
Bệnh cúm mùa: Tác nhân gây bệnh, biểu hiện và cách phòng chống
Không khí ô nhiễm và thời tiết thường thay đổi đột ngột là thời điểm cho các loại virus, vi khuẩn gây bệnh cho người, đặc biệt là bệnh cúm mùa.
Theo tapchitaichinh.vn
Anh: Các bác sỹ yêu cầu hành động trước tình trạng ô nhiễm không khí Các bác sỹ Anh cảnh báo ô nhiễm không khí không chỉ làm tăng nguy cơ mắc bệnh hô hấp mà còn có thể gây ra các bệnh tim mạch, đột quỵ, tiểu đường... 175 bác sỹ, chuyên gia y tế tại Anh vừa gửi thư tới Thủ tướng Boris Johnson để yêu cầu chính quyền mới hành động khẩn cấp trước tình...