Những bệnh cơ xương khớp ở trẻ cần đặc biệt lưu ý
Cha mẹ không nên chủ quan khi trẻ bị đau khớp gối, khớp háng hay đau cột sống dai dẳng.
Theo tiến sĩ Phạm Quang Thuận, Trưởng khoa Nội cơ xương khớp Bệnh viện Thể thao Việt Nam, có nhiều bệnh lý cơ xương khớp ở trẻ em cha mẹ cần đặc biệt lưu ý để tránh biến chứng nguy hiểm về sau:
1. Đau cơ, đau xương phát triển
Đây là loại bệnh cơ xương khớp rất hay gặp ở trẻ em, phổ biến ở trẻ từ 6 đến 12 tuổi. Bệnh tiến triển là do trẻ hoạt động quá mức hoặc lớn quá nhanh, xương phát triển chậm không theo kịp sự phát triển của cơ bắp. Biểu hiện của bệnh là đau chân dai dẳng, khó cử động. Trẻ thường đau vào buổi tối sau một ngày hoạt động.
Trẻ từ 12 đến 16 tuổi cũng thường xuyên mắc bệnh Osgood-Schlatter gây sưng đau ở vùng lồi củ trên xương chày, ngay dưới xương bánh chè, do vận động khớp quá mức. Bệnh gây viêm xương chày ngay phía dưới đầu gối, chỗ dây chằng rộng gắn vào. Dấu hiệu đặc trưng gồm căng cơ, đau và sưng ngay bên dưới gối và thường đau nhức hơn khi cử động.
Nếu đã bị bệnh, trẻ cần ngưng tất cả hoạt động thể lực cho đến khi khớp gối lành hẳn, trường hợp đau ít có thể tiếp tục vận động nhưng ở mức độ nhẹ hơn. Bệnh Osgood-Schlatter chỉ là tạm thời, và sẽ hết đau sau khi xương trẻ ngừng tăng trưởng ở độ tuổi trưởng thành.
2. Thấp khớp
Bệnh thấp khớp thường gặp ở trẻ 5-15 tuổi, bệnh phát triển mạnh vào mùa đông, hoặc mỗi khi thay đổi thời tiết.
Bệnh thường khởi đầu bằng viêm họng đỏ cấp tính, sốt và đau họng. Sau 7-10 ngày bệnh nhân có thể sốt cao, mệt mỏi, xanh xao, sưng, nóng đỏ và đau các khớp lớn như khớp vai, háng… kéo dài chừng 5-7 ngày rồi khỏi, không để lại di chứng gì.
Khi đã có chẩn đoán thấp khớp cấp, trẻ phải được điều trị phòng thấp để ngăn chặn sự tái phát và tránh tổn thương tim mạch.
Video đang HOT
Bác sĩ Phạm Quang Thuận xem xét tình hình cơ xương khớp của bệnh nhân. Ảnh: Lê Anh.
3. Hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi
Bệnh này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, là nguyên nhân hay gặp nhất trong các bệnh lý khớp háng.
Cơ chế gây hoại tử chỏm xương đùi thường do thiếu máu nuôi dưỡng sau gãy cổ xương đùi di lệch hoặc trật khớp háng; tắc nghẽn mạch do trật khớp háng, tăng áp lực trong xương, nhiễm độc… Ngoài ra, các yếu tố thuận lợi khiến bệnh tiến triển có thể kể đến như dùng Steroid dài ngày, nghiện rượu, thuốc lá, mắc bệnh gan, thận mãn tính…
Tùy vào từng trường hợp mà các bác sĩ cho dùng thuốc, kích thích điện hay tiến hành khoan giảm áp, ghép xương, đục xương sửa trục… Khi bệnh đã ở giai đoạn muộn, các bác sĩ sẽ phải thay khớp háng nhân tạo giúp người bệnh hết đau, cải thiện chức năng khớp háng, đi lại, vận động tốt.
4. Viêm cột sống dính khớp
Trẻ từ 8 đến 15 tuổi rất dễ mắc phải loại bệnh này. Biểu hiện của bệnh là đau cột sống lưng, lưng cứng, hạn chế vận động, đi lại khó khăn. Người bệnh sốt, gầy sút, mệt mỏi. Khi bệnh đã rõ, cột sống thắt lưng đau nhiều, tình trạng đau thường nặng về đêm, cứng cột sống, nhất là lúc sáng sớm mới ngủ dậy.
Khi thấy trẻ có những biểu hiện này nên đưa đi khám tại các chuyên khoa xương khớp để bác sĩ ra phác đồ điều trị càng sớm càng tốt. Bệnh diễn biến kéo dài có thể có những tổn thương nội tạng kèm theo. Sau một thời gian toàn bộ cột sống dính không còn khả năng vận động, bệnh nhân có thể bị gù, vẹo cột sống, không đứng thẳng, không ngồi xổm được. Bệnh còn có thể gây ra những biến chứng như suy hô hấp, tâm phế mãn, lao phổi, liệt hai chi dưới.
Ở giai đoạn sớm của bệnh, các bác sĩ có thể cho bệnh nhân dùng thuốc kết hợp với các biện pháp vật lý trị liệu nhằm giảm thiểu ảnh hưởng đến vận động của cột sống và khớp. Khi bệnh đã phát triển quá nặng, bên cạnh các điều trị nội khoa và vật lý trị liệu, phẫu thuật là biện pháp có thể cải thiện được về chức năng và hình thái của người bệnh.
5. Biến dạng cột sống (học đường)
Thường xảy ra ở trẻ trong độ tuổi cắp sách tới trường. Nguyên nhân có thể do trẻ đeo ba lô quá nặng, ngồi học không đúng tư thế…
Biểu hiện của bệnh rất dễ phát hiện như đi lệch về một bên, ngồi xiên xẹo, thường xuyên nhức mỏi lưng.
Cha mẹ nên quan tâm đến tư thế ngồi học của con và không cho chúng mang vác quá nhiều đồ nặng trên vai tránh trẻ bị biến dạng cột sống, tạo dáng đi xấu sau này. Trẻ bị biến dạng cột sống có thể sẽ phải nẹp đai cột sống để lấy lại dáng lưng thẳng.
Theo VNE
Giảm đau nhức xương khớp không dùng thuốc
Đau nhức xương khớp, tê buốt khi đi lại, vận động, cảm giác cứng khớp, co, duỗi, đi lại khó khăn... là những biểu hiện của bệnh nhân thoái hóa khớp.
Bệnh cơ xương khớp đang gia tăng
Có rất nhiều nguyên nhân gây chứng đau nhức khớp: do tuổi đời, do chấn thương, do lao động nặng nhọc, khớp có thể bị thoái hóa, các tổ chức ở khớp bị khô nước, hóa vôi, xơ hóa hoặc biến dạng.
Một vài con số thống kê cho thấy càng ngày bệnh nhân bị viêm xương khớp ngày một nhiều và có xu hướng trẻ hóa, cùng với đó là tình trạng bệnh lí của các bệnh nhân cũng ở mức khá nặng mặc dù thực tế đã cho thấy hiệu quả các thuốc kháng viêm, thuốc giảm đau nhức xương khớp là điều không thể phụ nhận. Tuy nhiên, số bệnh nhân thực sự dễ chịu và hài lòng với kết quả điều trị của thuốc không nhiều vì thuốc nào cũng có cái hay và cái khuyết của nó.
Hết đau tức thời, chưa phải là tốt
Bệnh khớp gây nên các cơn đau dai dẳng và dễ tái phát, giảm khả năng vận động và đề kháng yếu. Với đặc tính bệnh có thể tái phát bất kỳ lúc nào nên thuốc cắt cơn đau tức thời tuy hiệu quả nhưng về lâu dài không thể tránh phản ứng phụ của nó, lại thêm gánh nặng cho đường tiêu hóa, gan, thận.
Điều trị làm sao giảm đau mà an toàn, để người bệnh vận động bình thường là mục tiêu điều trị hàng đầu. Cơ xương khớp có thể phòng ngừa được nếu có một chế độ sinh hoạt, tập luyện hợp lý và ổn định. Sử dụng thuốc giảm đau, kháng viêm tốt nhất nên tham khảo bác sĩ để đạt được hiệu quả. Bên cạnh đó, tận dụng những phương pháp trị liệu an toàn không dùng thuốc là một cách để hạn chế sự can thiệp của hóa chất tổng hợp.
Phương pháp giảm đau khớp không cần hóa chất
Dựa trên cơ chế trị liệu bằng ánh sáng sinh học, máy trị viêm khớp Biobeam 940 sử dụng luồng ánh sáng đỏ có bước sóng thấp và hẹp 940nm (nanometre) của dòng quang phổ để trị các chứng đau nhức do bệnh khớp như: viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp, gout (thống phong), đau dây chằng, hoạt động bị hạn chế... Khi chiếu vào vùng đau, các tia sáng đỏ lập tức nhanh chóng tác động giải thoát các cơn đau, khai thông tắc nghẽn, kích thích làm tăng các chức năng sinh lý của xương khớp một cách tự nhiên mà không hề gây ra nguồn nhiệt nào.
Máy trị viêm khớp Biobeam 940
Trong khi những phương pháp trị khớp thường rất tốn kém, gây tác dụng phụ mà hiệu quả không được như ý muốn thì ưu điểm của máy trị viêm khớp Bio Beam 940 là sử dụng tia sáng phân tán, không đau khi điều trị, kháng viêm và điều trị bệnh hiệu quả (kích thích sinh học) làm giảm sự can thiệp của y khoa, không sử dụng thuốc, không tương tác thuốc và không gây tác dụng phụ. Tùy vào mức độ bệnh mà điều chỉnh cường độ và thời gian điều trị.
Điều trị giảm đau khớp bằng BioBeam 940
Máy trị viêm khớp BioBeam 940 đã được Cục Quản lý dược phẩm và thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) công nhận và đạt tiêu chuẩn châu Âu CE 0473. Đăng ký Bộ Y tế Việt Nam theo giấy phép ĐKQC số 05/09/BYT-TB-TC. Sản phẩm được sản xuất bởi Syro Technoly-Israel - Nhà sản xuất danh tiếng về các sản phẩm trị bệnh bằng ánh sáng không dùng thuốc như máy trị viêm mũi dị ứng Bionase, máy trị mụn BioBeam Facial.
Máy trị viêm mũi dị ứng Bionase: là máy tiên phong trong việc điều trị bệnh viêm mũi dị ứng bằng ánh sáng sinh học. BioNase sử dụng ánh sáng đỏ bước sóng khoảng 660nm được phát ra từ đèn điốt hai cực không phát nhiệt, khi ánh sáng này chiếu vào vùng mũi có tác dụng điều trị và phòng chống các triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng và các triệu chứng viêm mũi như: ngứa mũi, ngứa mắt, chảy nước mũi, hắt hơi, nghẹt mũi... phục hồi vùng mũi bị tổn thương. Bionase sử dụng được cho cả trẻ em và phụ nữ mang thai.
Theo VNE
11 lưu ý khi uống sữa đậu nành Sữa đậu nành là một thức uống rất bổ dưỡng và lành mạnh cho cơ thể con người. Tuy nhiên, uống sữa đậu nành không đúng cách có thể mang lại một số hậu quả nghiêm trọng trên cơ thể của bạn. 1. Phải được đun sôi kỹ trước khi uống Trong sữa đậu nành sống có chứa chất ức chế men Trypsin,...