Những bệnh cần đề phòng khi bị đau lưng
Đau lưng là một biểu hiện thường gặp ở nhiều người. Sẽ không có gì đáng ngại nếu triệu chứng này được cải thiện khi dùng thuốc giảm đau thông thường.
Tuy nhiên, nếu bị đau lưng liên tục thì rất có thể bạn đã mắc một bệnh lý nào đó nghiêm trọng… Vậy những bệnh lý nào cần đề phòng khi bị đau lưng.
Phình động mạch chủ
Phình động mạch xảy ra khi một phần của động mạch suy yếu, cho phép nó mở rộng bất thường hoặc phình ra ngoài. Động mạch chủ bao gồm động mạch chủ ngực (phần nằm trong lồng ngực) và đi xuống phía bụng gọi là động mạch chủ bụng.Hầu hết phình động mạch chủ xảy ra ở bụng nhưng vẫn có thể gặp ở ngực. Trong cả hai trường hợp, nếu phình động mạch chủ bị vỡ thường gây đau lưng. Đây là một tình trạng xảy ra đột ngột nhưng nghiêm trọng, cần được cấp cứu khẩn trương vì có thể dẫn đến xuất huyết nội tạng và đe dọa tính mạng. Phình động mạch chủ gặp nhiều nhất ở nam giới trên 60 tuổi hút thuốc lá hoặc có cholesterol máu cao.Tuy nhiên, bất cứ ai bị đau đớn ở bụng hoặc lưng mà không giảm thì cần tìm sự chăm sóc y tế ngay lập tức.
Phình động mạch chủ bụng gây đau lưng.
Không phải ai bị viêm ruột thừa đều có các biểu hiện kinh điển như buồn nôn, nôn mửa và đau nhức ở vùng bụng dưới bên phải mà còn có thể bị đau ở các vị trí khác, chẳng hạn như đau lưng. Nguyên nhân là do đặc điểm giải phẫu của từng người. Thông thường, ruột thừa thường nằm ở bụng dưới bên phải nhưng có khoảng 15% trường hợp có ruột thừa nằm ở phía lưng, gần thận. Vì vậy, khi ruột thừa bị viêm hoặc vỡ, họ có thể bị đau lưng dưới thay vì đau bụng như thường thấy. Do đó, bất cứ khi nào bạn nghi ngờ có viêm ruột thừa, hãy nhanh chóng đi khám, vì ruột thừa bị viêm có thể vỡ ra trong thời gian dưới 24 giờ sau khi các triệu chứng bắt đầu. Nếu nhiễm trùng nghiêm trọng có thể cần phẫu thuật cắt bỏ để tránh tái phát và các tình trạng nghiêm trọng về sức khỏe khác.
Các vấn đề của chị em
Có rất nhiều lý do cho thấy phụ nữ có thể bị đau lưng. Ví dụ, 25% chị em có tử cung ngả sau và các trường hợp này khi đến kỳ “đèn đỏ” thường cảm thấy đau lưng dưới thay vì đau ở bụng dưới. Hiếm khi, u xơ cũng có thể gây ra đau lưng nếu nó nhấn vào cơ và dây thần kinh của lưng dưới. Đau lưng cũng có thể là một triệu chứng của lạc nội mạc tử cung, một bệnh phụ khoa được đặc trưng bởi sự hiện diện của mô nội mạc tử cung (bình thường phủ mặt trong của xoang tử cung) ở ngoài tử cung, thường là trong vùng chậu và trong bụng. Đối với các trường hợp này, chị em cần đến gặp bác sĩ phụ khoa trước tiên để được tư vấn và điều trị. Một số người chỉ cần giảm đau bằng chườm nóng và thuốc chống viêm không steroid (NSAID) khi cơn đau bắt đầu nhưng trong một số trường hợp khác có thể cần dùng thuốc theo chỉ định hoặc phẫu thuật.
Video đang HOT
Loãng xương được đặc trưng bởi mật độ xương thấp, thường được coi là bệnh im lặng vì không có triệu chứng gì. Nhưng theo một báo cáo gần đây của Mỹ, khi loãng xương trở nên trầm trọng làm gãy xương cột sống sẽ khiến đau lưng xảy ra dữ dội mà không biến mất, mặc dù đôi khi đau đớn giảm xuống. Do vậy, nếu bạn bị đau ở lưng trên hay lưng giữa hoặc nếu bạn bị “thấp đi” rõ rệt trong năm qua thì nên khám bác sĩ chuyên khoa cơ – xương – khớp vì bạn có thể cần sử dụng thuốc để giảm nguy cơ gãy xương trong tương lai.
Bất kỳ phần nào của lưng cũng có thể bị ảnh hưởng bởi chứng viêm khớp, đặc biệt là phần lưng dưới bởi vì nó phải chịu tải trọng lượng cơ thể nhiều hơn. Có rất nhiều loại viêm khớp có thể dẫn đến đau, cứng và sưng nhưng viêm xương khớp (Osteoarthritis- OA) là phổ biến nhất. Nếu bạn bị viêm khớp, có rất nhiều cách điều trị để lựa chọn bao gồm sử dụng thuốc giảm đau, thuốc chống viêm, trị liệu bằng nhiệt và lạnh, liệu pháp vật lý, và thậm chí cả những thay đổi về chế độ ăn uống nhưng phải có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Phần lớn các trường hợp sỏi thận hình thành do lượng nước quá ít (từ việc mất nước do uống ít nước hoặc tập thể thao quá sức), sự thừa khoáng tinh thể trong nước tiểu hoặc mức khoáng chất phân nhỏ hơn mức bình thường trong nước tiểu, nhưng cũng có thể ở trong thận, bàng quang hay niệu đạo. Thông thường, khi bị sỏi thận thường có cảm giác đau nhức, buốt mỏi lưng, hông, thắt lưng. Đau xảy ra theo từng cơn, giai đoạn đầu đau trầm trọng, sau đó sẽ giảm bớt trong vài giờ rồi lại tiếp tục một cơn đau khác. Ngoài đau còn có các triệu chứng khác như máu trong nước tiểu, buồn nôn, nôn mửa và sốt. Sỏi thận là một lý do rất thường gặp tại phòng cấp cứu, do đó dù có đau lưng hay không, bạn nên tìm sự chăm sóc y tế ngay nếu bị sốt trên 38,5 độ C; nóng rát trong khi đi tiểu, nước tiểu đục, buồn nôn và nôn kéo dài hoặc đau không chịu nổi.
Lê Mỹ Giang
Theo prevention.com/suckhoedoisong
Bác sĩ sản khoa nói về mũi tiêm "đẻ không đau", hóa ra trước giờ các mẹ toàn hiểu lầm
Nhiều người khi sinh muốn chọn dịch vụ "đẻ không đau" bằng phương pháp gây tê ngoài màng cứng, tuy nhiên lại lo ngại những tác dụng không mong muốn của mũi tiêm này.
Sản phụ sợ "đẻ không đau" sẽ gây đau lưng
Là một bác sĩ sản khoa đã có nhiều kinh nghiệm trong việc đỡ đẻ nên bác sĩ Trần Ngọc Đính (Trưởng khoa Dịch vụ D5, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội) cũng rất thấu hiểu tâm lý của các sản phụ khi sinh nở. Bác sĩ đã kể lại kỉ niệm một lần gặp sản phụ đang trong cơn chuyển dạ vô cùng đau đớn nhưng nhất quyết không chọn phương pháp "đẻ không đau": " Sáng sớm vào viện, vừa đặt chân tới phòng đẻ mắt nhắm mắt mở thì nghe tiếng đau rên ở đâu đó... Một em hộ sinh nét mặt mệt mỏi sau đêm trực dài "ngao ngán" nói "Em có giải thích nên làm giảm đau trong đẻ mà sản phụ không chịu, 2 vợ chông không đồng ý vì sợ... đau lưng về sau".
"Đau như đau đẻ" là câu nói dân gian mà các cụ nhà ta hay dùng để nói về quá trình chuyển dạ sinh. Đau như xé da, xé thịt; đau như chưa bao giờ được đau; đau khủng khiếp... Tóm lại đau thật là đau.
Theo bác sĩ Trần Ngọc Đính, đau đẻ thường không quá khó chịu khi mới bắt đầu chuyển dạ nhưng sẽ thường tồi tệ hơn vào thời điểm cuối.
Đau như vậy thì đẻ làm sao được? Bác sĩ có giúp mình không đau hoặc bớt đau được không?
Sợ "đau đẻ" là một sự sợ hãi chính đáng nhưng... yên tâm! Bác sĩ luôn bên cạnh bạn trong lúc sinh và có cách giúp bạn giảm đau bằng phương gây tê ngoài màng cứng hay còn gọi là "đẻ không đau".
Do việc chưa hiểu đúng về "đẻ không đau", cộng thêm sự truyền miệng "kiểu đe dọa" từ các mẹ nên nhiều người đã không chọn phương pháp giảm đau này khi sinh nở.
Lợi ích khi giảm đau bằng phương pháp gây tê ngoài màng cứng
Gây tê ngoài màng cứng là phương pháp làm mất cảm giác từ bụng đến chân thông qua một mũi tiêm vào sống lưng. Thuốc gây tê được đưa vào ngoài màng cứng qua 1 ống nhỏ (gọi là catheter) sau đó thuốc sẽ phủ kín các dây thần kinh khiến chúng tê liệt, nhờ đó ngăn chặn được quá trình dẫn truyền cảm giác đau.
Gây tê ngoài màng cứng và gây tủy sống là 2 phương pháp khác nhau. Gây tê tuỷ sống thường áp dụng trong mổ lấy thai.
Bác sĩ Trần Ngọc Đính cũng phân tích một số ưu điểm của phương pháp giảm đau này:
- Sản phụ sẽ không cảm thấy đau nhưng vẫn vận động được, vẫn hoàn toàn tỉnh táo trong suốt quá trình vượt cạn.
Bác sĩ Trần Ngọc Đính
Giữa một người dùng giảm đau ngoài màng cứng với một người không sử dụng thì việc sau sinh, sau mổ phải ngồi cho bé bú, cả hai đều có khả năng đau lưng như nhau.
- Sản phụ sẽ được nghỉ ngơi, thậm chí có một giấc ngủ ngon để dành sức cho việc rặn đẻ khi mọi thứ đã sẵn sàng (việc đẻ lúc này nhàn vô cùng).
- Không giống như gây mê, đối với gây tê ngoài màng cứng, chỉ một lượng thuốc rất nhỏ có thể tiếp cận với em bé, vì vậy nó rất an toàn cho bé.
- Phương pháp này áp dụng cho cả chuyển dạ sinh thường và cả giảm đau sau mổ đẻ.
Sự thật về mũi "đẻ không đau" khiến sản phụ đau lưng về sau
Nhiều người lo ngại vùng thắt lưng khi gây tê ngoài màng cứng sau này thường đau nhức. Đây cũng là lý do khiến nhiều sản phụ nhất quyết không chọn phương pháp giảm đau này khi sinh thường.
Bác sĩ Trần Ngọc Đính giải thích: " Thật ra giữa một người dùng giảm đau ngoài màng cứng với một người không sử dụng thì việc sau sinh, sau mổ phải ngồi cho bé bú, cả hai đều có khả năng đau lưng như nhau.
Lý do nhiều người đau lưng sau sinh là do tư thế sai khi ngồi cho bé bú, thay tã, thức chăm bé, ngồi nhiều hơn là nằm nghỉ ngơi... Thế nên các mẹ, các bà thường đổ lỗi oan cho mũi giảm đau rất tốt này".
Tại các bệnh viện, mũi giảm đau bằng phương pháp giảm đau bằng gây tê ngoài màng cứng thường được tính ngoài giá dịch vụ sinh nở, dao động khoảng 1,5 - 2 triệu đồng/mũi.
Theo Helino
Trung tâm Y tế Thị trấn Trường Sa cấp cứu ngư dân viêm ruột thừa cấp Các y, bác sỹ Trung tâm Y tế Trường Sa đã tiến hành hội chẩn với các Bác sỹ Bệnh viện quân y 175 và cứu sống ngư dân bị viêm ruột thừa giờ thứ 19. Vào lúc 13h45 ngày 18/9, Trung tâm Y tế Trường Sa (huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa) tiếp nhận bệnh nhân Nguyễn Tự Sinh, sinh năm 1968...