Những bệnh bạn có thể gặp nếu thường xuyên nóng giận
Những người hay nổi cáu dễ mắc bệnh loét dạ dày, bệnh tuyến giáp, ung thư vú, rối loạn kinh nguyệt, ảnh hưởng đến sức đề kháng của cơ thể.
Loét dạ dày
Cáu gắt gây phấn khích thần kinh giao cảm. Nó tác động trực tiếp lên mạch máu và tim, làm chậm lưu lượng máu đến nhu động ruột, tăng nguy cơ bị loét dạ dày.
Tức giận khiến trung tâm điều khiển của hệ nội tiết bị rối loạn, dẫn đến bài tiết hormone quá mức. Nếu tình trạng kéo dài sẽ gây cường giáp, tăng nguy cơ mắc các bệnh về tuyến giáp.
Thiếu máu cơ tim
Lượng máu chuyển đến não sẽ nhiều hơn bình thường khi bạn nổi nóng, khiến máu chuyển đến tim bị giảm xuống. Tình trạng thiếu máu cục bộ ở cơ tim sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của tim.
Rối loạn kinh nguyệt
Stress, tức giận dẫn đến khí gan trì trệ, lượng máu giảm, rối loạn kinh nguyệt. Về lâu dài, nó có thể làm bạn mất kinh hoặc mãn kinh sớm.
Tăng sản tuyến vú, ung thư vú
Nữ giới dễ nổi cáu có thể bị sưng, đau tức ngực, tăng sản tuyến vú. Tâm trạng tức giận không có lợi cho gan, trì trệ khí huyết, ứ đọng máu, tăng sản tuyến vú và có nguy cơ ung thư vú.
Video đang HOT
Tổn thương hệ thống miễn dịch
Trong lúc bạn tức giận, cortisol trong não bộ sẽ chuyển hoá thành cholesterol. Khi đã tích tụ quá nhiều, nó sẽ cản trở hoạt động của các tế bào miễn dịch, làm tổn thưởng và ảnh hưởng đến sức đề kháng của cơ thể.
Cẩm Anh
Theo Everyday Health
Những thực phẩm gây hại đối với người mắc bệnh tuyến giáp
Một số loại thực phẩm có thể tác động xấu tới chức năng của tuyến giáp. Dưới đây là tổng hợp các thức ăn người mắc bệnh này cần tránh tiêu thụ.
Kiểm soát chặt chẽ chế độ dinh dưỡng hàng ngày là việc làm vô cùng cần thiết đối với những người mắc bệnh tuyến giáp. Một số loại thực phẩm có thể tác động xấu tới chức năng của tuyến giáp. Dưới đây là tổng hợp các thức ăn người mắc bệnh này cần tránh tiêu thụ:
Rau chứa goitrogenic
Goitrogenic là một hợp chất làm chậm quá trình hoạt động của tuyến giáp. Một số loại rau củ chứa chất này bao gồm cải xoăn, rau chân vịt, súp lơ xanh, bắp cải, cải Brussels và cải chíp.
Những người mắc bệnh tuyến giáp không nhất thiết phải loại bỏ hoàn toàn các loại rau này ra khỏi chế độ dinh dưỡng. Trên thực tế, chúng có thể đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Một số loại rau củ chứa chất này bao gồm cải xoăn, rau chân vịt, súp lơ xanh, bắp cải, cải Brussels và cải chíp.
Thay vì nói không với các loại rau này, theo Reshmi Srinath, chuyên gia y khoa kiêm trợ lý giáo sư về bệnh tiểu đường, nội tiết tại Trường Y Icahn ở Mount Sinai, bạn hãy tránh ăn quá nhiều và kiểm soát lượng tiêu thụ một cách vừa phải.
Ngoài ra, hấp hoặc luộc rau cũng sẽ giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực của chúng tới tuyến giáp.
Đậu nành
Đậu nành chứa rất nhiều hợp chất goitrogen. Theo Betty Diamond, chuyên gia y khoa kiêm giáo sư tại Viện Nghiên cứu Y khoa Feinstein trực thuộc Trường Y Zucker ở Manhasset, New York, chất này có khả năng ngăn chặn quá trình hấp thụ hormone tuyến giáp trong cơ thể.
Nếu mắc bệnh tuyến giáp, bạn không nên ăn quá nhiều đậu nành ở dạng lên men như đậu phụ. Hơn nữa, tránh bổ sung protein đậu nành trong thực phẩm bổ sung, gia vị, bánh mì, sữa đậu nành chế biến sẵn và các sản phẩm biến đổi gen cũng là việc làm cần thiết.
Cà phê
Linda Anegawa, chuyên gia y khoa tại Trung tâm Y tế Pali Momi ở Hawaii cho biết, cà phê có chứa một loại axit làm giảm khả năng hấp thụ thuốc chữa các bệnh về tuyến giáp như levothyroxine. Do đó, bạn nên sử dụng loại đồ uống này cách khoảng thời gian dùng thuốc ít nhất một giờ. Nếu không may đã uống thuốc và cà phê cùng một lúc, bạn hãy đề cập vấn đề này với bác sĩ nhằm thay đổi phương pháp điều trị.
Cà phê có chứa một loại axit làm giảm khả năng hấp thụ thuốc chữa các bệnh về tuyến giáp như levothyroxine.
Gluten
Gluten là một loại protein có thể được tìm thấy trong lúa mì. Edwina Clark, bác sĩ kiêm trưởng khoa dinh dưỡng tại Yummly đã chỉ ra mối liên hệ giữa bệnh celiac (dị ứng gluten) với bệnh rối loạn tuyến giáp tự miễn. Nếu không chắc chắn, bạn có thể đến trung tâm y tế kiểm tra bản thân có gặp phải tình trạng này hay không.
Ngoài ra, một số chuyên gia cho rằng những người mắc bệnh Hashimoto cần loại bỏ gluten ra khỏi chế độ ăn hàng ngày.
Gluten là một loại protein có thể được tìm thấy trong lúa mì.
Chất ngọt nhân tạo
Đã đến lúc bạn cần loại bỏ các loại thức uống chứa chất tạo ngọt nhân tạo với màu sắc đẹp mắt như soda. Nghiên cứu cho thấy, chúng có thể có tác động tiêu cực đến tuyến giáp và chức năng miễn dịch của bạn.
Isaac Sachmechi, bác sĩ nội tiết tại Hiệp hội các chuyên gia nội tiết lâm sàng Hoa Kỳ (AACE) đã chỉ ra, đồ uống chứa nhiều đường có thể gây nguy cơ nghiêm trọng tới sức khỏe người bệnh tuyến giáp.
Thực phẩm đóng hộp
Một số hãng thực phẩm đóng hộp sử dụng BPA (bisphenol-A) để bọc vỏ lon. BPA là một estrogen tổng hợp có khả năng phá vỡ quá trình hoạt động của tuyến giáp.
Trước khi mua thực phẩm, mọi người cần kiểm tra kỹ thông tin trên bao bì và lên danh sách các nhãn hiệu có thể tin dùng.
Do đó, trước khi mua thực phẩm, mọi người cần kiểm tra kỹ thông tin trên bao bì và lên danh sách các nhãn hiệu có thể tin dùng.
Chế độ ăn ít i-ốt và bệnh tuyến giáp
Nếu bị ung thư tuyến giáp, các bác sĩ có thể khuyên bạn nên áp dụng chế độ ăn ít i-ốt trong hai tuần nhằm đảm bảo quá trình xạ trị (RAI) đạt hiệu quả cao. Hải sản, gia vị và sữa là một trong những thực phẩm cung cấp nhiều chất này nhất. Ngoài ra, Hiệp hội những người sống sót sau ung thư tuyến giáp (ThyCa) khuyến cáo mọi người cũng nên hạn chế sử dụng iốt trong chế độ ăn hàng ngày.
Nguồn: Healthcentral
Một vài dấu hiệu khác thường ở mái tóc đang ngầm báo hiệu nhiều vấn đề sức khỏe tiềm ẩn Bạn sở hữu một mái tóc chắc khỏe hay khô rối? Điều này sẽ phần nào phản ánh rõ nét cách chăm sóc tóc cũng như tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Nhìn vào sự phát triển của mái tóc, nếu nó xuất hiện tình trạng hư tổn, dễ gãy rụng, hay có nhiều vảy trên da đầu... thì điều này...