Những bất thường về tinh dịch
Tinh dịch có lẫn máu, màu tinh dịch hơi vàng… là những bất thường về tinh dịch mà các đấng mày râu cần chú ý khi muốn sinh con.
Tinh dịch có lẫn máu
Tinh dịch có lẫn máu là trường hợp hiếm gặp nhưng cũng ít khi là vấn đề nghiêm trọng. Nếu vẫn đủ lượng tinh trùng và tinh trùng có chất lượng tốt (di động được, không bị dị dạng) thì người đàn ông vẫn có thể sinh con.
Phần lớn trường hợp tinh dịch có lẫn máu không xác định được nguyên nhân và trạng thái đó tự qua đi không cần điều trị.
Vì thận trọng, thầy thuốc có thể cho phân tích tinh dịch, xem ngoài máu ra còn có tế bào khác thường không. Mục đích là loại trừ sự ngờ vực về ung thư của một trong các cơ quan tạo ra tinh dịch (túi tinh, tuyến tiền liệt, mào tinh) hoặc các cơ quan trên đường đi ra của tinh dịch (ống dẫn tinh, ống xuất tinh, niệu đạo).
Những nguyên nhân thường gặp là viêm nhiễm, nhiễm khuẩn, nghẽn tắc hay chấn thương vào tuyến tiền liệt hay túi tinh.
Màu tinh dịch hơi vàng
Tinh dịch màu hơi vàng xanh có thể là do nhiễm khuẩn tuyến tiền liệt. Bình thường, tinh dịch có màu trắng đục, thường đặc khi xuất tinh và hóa lỏng vài phút sau đó. Theo tuổi tác, tinh dịch có nhiều thay đổi như lượng và tần số xuất tinh ít đi.
Video đang HOT
Những thay đổi về vẻ ngoài của tinh dịch thường không kéo dài và không có hại. Thày thuốc có thể tìm nguyên nhân những vấn đề ở tinh dịch dựa trên khám thực thể và phân tích tinh dịch.
Không thấy xuất tinh khi có cực khoái?
Đây không phải là vấn đề nghiêm trọng đối với chuyện yêu đương nhưng lại quan trọng nếu muốn có con.
Không ra tinh dịch khi có khoái cực có thể do nhiều nguyên nhân. Có trường hợp do tinh dịch trào ngược vào bàng quang mà không phóng ra qua dương vật; xảy ra do đã bị can thiệp ngoại khoa ở bàng quang, niệu đạo hay ở tuyến tiền liệt, bị bệnh tiểu đường, hoặc dùng một số thuốc để chữa bệnh thần kinh, tăng huyết áp.
Một nguyên nhân khác là những cơ quan vốn vẫn bài tiết ra tinh dịch nay không bài tiết nữa, chẳng hạn khi tuyến tiền liệt đã bị cắt, bàng quang bị cắt một phần hay toàn bộ, tia xạ vùng tiểu khung, tổn thương thần kinh vùng tiểu khung.
Việc điều trị tùy theo nguyên nhân chính (nếu có thể phát hiện được). Nếu bị xuất tinh trào ngược vào bàng quang, thày thuốc có thể lấy tinh dịch trong nước tiểu sau khi có khoái cực để làm thụ tinh nhân tạo.
Theo alo
'Năm thì mười họa' cũng như không
Chồng tôi một năm chỉ quan hệ với vợ khoảng 2 - 3 lần mặc dù anh ấy rất to khoẻ và không có bệnh tật gì cả. Chồng tôi một năm chỉ quan hệ với vợ khoảng 2 - 3 lần mặc dù anh ấy rất to khoẻ và không có bệnh tật gì cả. Tôi rất nghi ngờ nên đã thuê cả thám tử tư theo dõi. Nhưng anh ấy cũng chẳng bồ bịch gì. Xin hỏi chồng tôi có bị bệnh gì không? Có cách nào để cải thiện lại tình hình?
(Độc giả giấu tên)
Chồng chị có thể bị giảm ham muốn tình dục. Nguyên nhân có thể do một bệnh nội tiết, do rối loạn cương hay do tình trạng lo âu căng thẳng. Chị nên khuyên anh ấy đi khám tại các trung tâm về nam khoa. Chỉ khi được thăm khám, nghe "khổ chủ" giãi bày thì thầy thuốc mới đưa ra phương án điều trị được...
Ảnh minh họa: internet
Người bình thường có 2 tinh hoàn. Riêng tôi có 3 tinh hoàn, tinh hoàn thứ ba bé hơn 2 tinh hoàn kia. Liệu sau này khi kết hôn, nó có ảnh hưởng gì đến đời sống tình dục của tôi không?
Hoài Vĩnh (Lâm Đồng)
Không ai có đến 3 tinh hoàn được. Nhiều khả năng bạn có một cái nang ở mào tinh hay thừng tinh. Nang mào tinh hay thừng tinh không ảnh hưởng đến sinh lý. Tuy nhiên, nếu bạn thấy vướng víu thì nên đến bác sĩ khám. Nang có thể cắt bỏ bằng tiểu phẫu.
Khi quan hệ, tôi xuất tinh xong mà không biết nó chảy đi đâu, nó không ra ngoài được. Vậy tôi phải làm thế nào, có khả năng có con không, nếu chữa có phức tạp không? Tôi đang rất lo lắng.
Lê Khương (Lạng Sơn)
Nhiều khả năng bạn bị chứng không xuất tinh, hoặc bị chứng xuất tinh ngược dòng. Không xuất tinh là dù bạn có tích cực cỡ nào cũng không thể xuất tinh được, không có cực khoái. Rất khó chữa chứng này.
Đối với xuất tinh ngược dòng thì bạn vẫn có cực khoái nhưng tinh dịch thay vì phóng ra ngoài lại chảy ngược vào bàng quang do cơ cổ bàng quang bị hư (chẳng hạn sau phẫu thuật trên bàng quang - tuyến tiền liệt, hay do bệnh tiểu đường). Một số trường hợp dùng thuốc có thể giúp xuất tinh bình thường được; nhưng thường để có con, bệnh nhân cần dùng các biện pháp hỗ trợ sinh sản với tinh trùng lấy trong nước tiểu, hay dùng máy rung kích thích xuất tinh, hoặc phải mổ lấy tinh trùng trong tinh hoàn.
Có là bất bình thường?
Tôi 31 tuổi, thỉnh thoảng có thủ dâm, gần đây trong tinh trùng có những hạt trắng, sền sệt. Tôi có hỏi 1088 và được trả lời do tinh trùng để lâu không xuất ra, những hạt trắng đó là protein lâu ngày bị khô lại, nếu xuất tinh thường xuyên thì sẽ hết. Tôi vẫn thắc mắc vì tình trạng này cứ xảy ra thường xuyên với tôi. Xin bác sĩ cho lời khuyên.
Nguyễn Phượng (Lào Cai)
Màu sắc và hình dạng vật lý của tinh dịch không quan trọng, quan trọng là chất lượng tinh trùng. Nếu bạn còn băn khoăn thì nên đi làm xét nghiệm tinh dịch đồ để biết rõ chất lượng tinh trùng. Tinh dịch đồ có thể thực hiện tại bất kỳ bệnh viện nào.
Xin hỏi bác sĩ ở Việt Nam có trung tâm nào phẫu thuật để tăng kích thước của "cái ấy" lên không? Liệu phẫu thuật có ảnh hưởng đến khả năng tình dục hay không?
Hùng Hưng (Phan Thiết)
Đơn vị Nam khoa chúng tôi có phẫu thuật để kéo dài dương vật cho những trường hợp thật sự có bệnh, dương vật nhỏ thật sự. Sau phẫu thuật, bệnh nhân vẫn cương dương tốt và có con bình thường, nhưng có thể có sẹo xấu và cảm giác tê tê.
Theo Alo
Bệnh thường gặp trong tuần trăng mật Viêm bàng quang xảy ra vì đường tiết niệu bị nhiễm bệnh do vi khuẩn, bị kích thích và viêm. Điều đó khá phổ biến trong tuần trăng mật. Do ngại ngần, đa số các cô dâu âm thầm chịu đựng hoặc tự mua thuốc chữa theo lời mách bảo. Chỉ đến khi các triệu chứng "rầm rộ" xuất hiện như tiêu buốt,...