Những bất cập thu phí không dừng tại các trạm BOT
Một số nhà đầu tư công trình giao thông theo hình thức BOT vẫn chưa ký hợp đồng dịch vụ thu phí tự động không dừng (ETC) với nhà cung cấp dịch vụ, vì sao có tình trạng này?
Vẫn đang còn những bất cập khi áp dụng thu phí không dừng tại các trạm thu phí BOT
Quan hệ hợp đồng và á p đặt
Theo tìm hiểu, tất cả các nhà đầu tư hạ tầng giao thông đều thống nhất cao và cơ bản đã ký Phụ lục hợp đồng trực tiếp với Bộ GTVT thực hiện loại hình thu phí ETC tại các trạm thu phí theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Qua quan sát, trạm thu phí trên các tuyến quốc lộ đều đã và đang sẵn sàng lắp đặt đảm bảo tối thiểu các làn ETC đầu tư theo lộ trình phù hợp nhu cầu và lưu lượng thực tế.
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, còn nhiều băn khoăn và bất cập. Lý do, theo Bộ GTVT: các nhà đầu tư BOT yêu cầu ký phụ lục hợp đồng trực tiếp với Bộ GTVT chứ không phải các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thu phí không dừng do Bộ GTVT chỉ định; nhà đầu tư BOT yêu cầu Bộ GTVT cùng có trách nhiệm làm việc với các tổ chức tín dụng tài trợ vốn để có thống nhất mới đủ cơ sở bàn giao trạm thu phí và nguồn thu cho nhà cung cấp dịch vụ thu phí tự động ko dừng; tỷ lệ trích phí dịch vụ thu phí và tổng các chi phí vận hành trạm không được vượt mức chi phí phê duyệt trong phương án tài chính dự án BOT.
Về phía các chủ đầu tư thì đề nghị Bộ GTVT cần xây dựng định mức phân bổ chi phí cũng như phương thức quản lý và vận hành trạm thu phí khi có cả 2 bên tham gia tại trạm (một bên chỉ đơn thuần cung cấp giải pháp công nghệ thu phí tự động và một bên là chủ sở hữu dự án quản lý nguồn thu và duy trì vận hành trạm)…Ngoài ra là các ý kiến về ứng xử với các trạm thu phí doanh thu âm do không đủ chi phí để quản lý vận hành, trả lương duy trì bộ máy.
Qua ghi nhận ý kiến các chuyên gia, những đề xuất của nhà đầu tư BOT hoàn toàn có cơ sở bởi trên thực tế, phần lớn các trạm thu phí hiện nay là sở hữu của nhà nước khoảng trên 20% và gần 80% số lượng các trạm còn lại của các nhà đầu tư BOT, các trạm này được nhà đầu tư và cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận thế chấp tài sản và nguồn thu để vay vốn ngân hàng thực hiện dự án.
Video đang HOT
Do đó, bất cứ một thương thảo nào liên quan đến doanh thu, ảnh hưởng đến lộ trình thu hồi vốn cũng cần phải thương thảo với ngân hàng và mức phí bổ sung theo phụ lục hợp đồng cũng phải được ngân hàng thống nhất.
Nếu phá vỡ cam kết theo hợp đồng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính pháp lý cũng như quan hệ tín dụng của nhà đầu tư với ngân hàng. Đồng nghĩa với việc vừa không đảm bảo doanh thu do các nguyên nhân khách quan như không được tăng phí trong bối cảnh sụt giảm doanh thu bởi kinh tế suy giảm, phân lưu lưu lượng, áp dụng chính sách miễn giảm, các cam kết về vốn và vướng mắc tại các trạm…của một số dự án chưa được các bên có thẩm quyền quan tâm tháo gỡ giải quyết. Hậu quả dẫn đến thực trạng nguồn thu hàng ngày của một số trạm không đủ chi phí vận hành, duy trì bộ máy chưa nói đến việc bảo trì, trùng tu hay trả nợ ngân hàng.
Do vậy, trước các khó khăn hiện nay cùng cách thức triển khai áp đặt thì không ít nhà đầu tư mong muốn sớm được bàn giao luôn trạm cho Bộ GTVT để tổ chức quản lý minh bạch và đồng hành trách nhiệm trong việc tháo gỡ các tồn tại vướng mắc hiện nay.
Thiếu cơ sở và thiếu nhất quán
Trước phương án nhà đầu tư BOT phải trích 5 – 7% doanh thu cho nhà cung cấp ETC, nhiều nhà đầu tư cho rằng, thiếu cơ sở và vô lý khi bản chất và mục tiêu của các dự án là khác nhau. Không thể để việc hoàn vốn cho các dự án phụ phát sinh sau “ký sinh” và đè nặng áp lực lên vai nhà đầu tư BOT khi bản thân các dự án này cũng đang rất khó khăn do các nguyên nhân khách quan mà đến nay vẫn chưa có hướng tháo gỡ.
Việc thiếu cơ sở còn ở chỗ quy mô làn thu phí và doanh thu thu phí một số trạm như nhau nhưng khi ký hợp đồng với mỗi đơn vị cung cấp dịch vụ (BOO1& BOO2) lại quy định một mức phí khác nhau; có nhà cung cấp dịch vụ đàm phán mức phí theo thị trường với đơn vị sử dụng (khoảng 2-3% doanh thu trước thuế) nhưng cũng có nhà cung cấp dịch vụ yêu cầu mức (5 – 7% doanh thu sau thuế) với lý do mức phí được ký hợp đồng triển khai dịch vụ với Bộ GTVT tại các trạm là như vậy.
Bên cạnh đó cùng một đầu mối quản lý và nội dung triển khai, thì có nhà cung cấp dịch vụ ETC cho các nhà đầu tư BOT được lựa chọn hình thức thực hiện là có thể chủ động xây dựng hệ thống Front-End và chỉ cần thuê kết nối Back-End; có nhà cung cấp dịch vụ ETC thì yêu cầu phải bàn giao lại toàn bộ trạm thu phí để quản lý vận hành trong khi nó thuộc quyền của nhà đầu tư BOT…
Vì thế, trong trường hợp Bộ GTVT yêu cầu nhà đầu tư BOT phải ký hợp đồng trực tiếp với các nhà cung cấp dịch vụ cụ thể được chỉ định sẽ dẫn đến các vướng mắc không thể thống nhất được, trong khi nhà đầu tư BOT có toàn quyền chào mức phí thấp hơn để lựa chọn nhà cung cấp…
Thời gian vừa qua một số địa phương do nhận thấy bất cập đã chủ động phối hợp cùng các nhà đầu tư phê duyệt tiêu chí lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ thu phí sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử không dừng trên các tuyến do địa phương quản lý. Đáng chú ý tiêu chí tiên quyết đưa ra để lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ thu phí không dừng ETC là mức phí dịch vụ đề xuất (tỷ lệ % trên doanh thu) với giá thấp nhất và đảm bảo tiến độ lắp đặt thiết bị và kết nối hoàn thành trước ngày 31/12/2020.
Theo Cục Đường bộ Việt Nam, cả nước mới có khoảng 900.000 trong tổng số 3,5 triệu phương tiện dán thẻ ETC, và cũng chỉ có 20% số chủ xe trong số 900.000 phương tiện đã nạp tiền vào tài khoản thu phí để sử dụng.
Tập đoàn Phenikaa và Vicostone tiếp tục được vinh danh Top 500 Doanh nghiệp lợi nhuận tốt nhất Việt Nam năm 2020
Ngày 22/10/2020, Công ty cổ phần Tập đoàn Phượng Hoàng Xanh A&A (Tập đoàn Phenikaa) và Công ty cổ phần Vicostone (đơn vị thành viên của Tập đoàn Phenikaa) được vinh danh trong bảng xếp hạng "Top 500 doanh nghiệp có lợi nhuận tốt nhất Việt Nam 2020 - PROFIT500" do Công ty Vietnam Report phối hợp với Báo VietnamNet tổ chức khảo sát và công bố.
Đây là lần thứ 3 Tập đoàn Phenikaa nằm trong bảng xếp hạng và cũng là lần thứ 4 liên tiếp Vicostone góp mặt trong bảng xếp hạng này kể từ lần đầu công bố vào năm 2017.
Theo Vietnam Report, danh sách và thứ hạng doanh nghiệp trong bảng xếp hạng PROFIT500 được đánh giá khách quan, minh bạch và khoa học, xếp từ cao xuống thấp dựa trên việc tính điểm đối với 3 tiêu chí chính là lợi nhuận trước thuế, tổng doanh thu và chỉ số lợi nhuận trước thuế/Tổng doanh thu. Các tiêu chí về quy mô tài sản, quy mô lao động, tiềm năng tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận và uy tín trên truyền thông của doanh nghiệp sẽ là các tiêu chí tham chiếu.
Theo đó, Tập đoàn Phenikaa và Vicostone đã xuất sắc ghi danh khi lần lượt xếp ở thứ hạng 59 và 67 trong bảng Doanh nghiệp lợi nhuận tốt nhất Việt Nam 2020, vị trí thứ 25 và 30 trong bảng Doanh nghiệp tư nhân lợi nhuận tốt nhất Việt Nam 2020.
Đặc biệt, trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng, Phenikaa và Vicostone đều nằm trong top 3 của bảng xếp hạng. Đây là sự ghi nhận xứng đáng với sự tăng trưởng bền vững của Tập đoàn Phenikaa trong những năm vừa qua.
Trong suốt 10 năm hoạt động, Tập đoàn ghi nhận tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (giai đoạn 2010-2019) ấn tượng: tổng doanh thu và lợi nhuận trước thuế lần lượt có mức tăng trưởng kép 168,9% và 231,2%. Đặc biệt, năm 2019, các chỉ tiêu tài chính đã tăng trưởng vượt trội với tổng doanh thu đạt 4.707,3 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế ghi nhận mức cao đạt 1.818,8 tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước 498,6 tỷ đồng.
Các chỉ số về khả năng sinh lời ROA và ROE năm 2019 tương ứng đạt 20,8% và 37% cho thấy mức độ ổn định và hiệu quả trong việc quản lý tài sản và sử dụng vốn của Tập đoàn. Đây là những con số ấn tượng thể hiện mô hình quản trị và chiến lược kinh doanh hiệu quả cũng như sự phát triển nhanh, mạnh mẽ và bền vững của Tập đoàn trong thời gian qua.
Thành lập ngày 20/10/2010, từ một Tập đoàn chuyên về lĩnh vực sản xuất- kinh doanh vật liệu sinh thái, Phenikaa giờ đây là một Tập đoàn đa ngành với hơn 20 đơn vị thành viên, hoạt động chính trong các lĩnh vực công nghiệp - công nghệ, giáo dục - đào tạo, nghiên cứu khoa học. Tập đoàn Phenikaa hiện sở hữu thương hiệu VICOSTONE - Top 3 thế giới về đá thạch anh nhân tạo, hiện diện trên hơn 40 quốc gia với hơn 10.000 đối tác phân phối, phát triển nhanh và mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực khác.
Trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, Tập đoàn đầu tư cho nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao với 7 Viện/Trung tâm nghiên cứu và Quỹ Đổi mới Sáng tạo Phenikaa với mức đầu tư 1.000 tỷ đồng.
Trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, Tập đoàn đầu tư các cơ sở đào tạo theo tiêu chuẩn quốc tế từ cấp tiểu học - trung học cơ sở - trung học phổ thông tới giáo dục đại học, sau đại học, bao gồm: trường Đại học Phenikaa với mức đầu tư ban đầu hơn 1.600 tỷ đồng, dự án Trường phổ thông liên cấp Phenikaa với mức đầu tư ban đầu là 750 tỷ đồng và chuẩn bị kế hoạch cho dự án trường phổ thông quốc tế.
Trong lĩnh vực công nghệ, Tập đoàn đã và đang phát triển các công nghệ thông minh, sử dụng cho thành phố thông minh và các ứng dụng thông minh, các lĩnh vực y tế, đời sống. Tập đoàn mở rộng lĩnh vực sản xuất công nghiệp, điện - điện tử, trước hết là nhà máy sản xuất thiết bị chiếu sáng thông minh, vi mạch điện tử và 2 công ty chuyên phát triển các thiết bị thông minh và các thiết bị tự hành.
Với sự phát triển nhanh và bền vững, Phenikaa tiếp tục khẳng định vị thế doanh nghiệp đa ngành hàng đầu tại Việt Nam, luôn tiên phong sáng tạo để mang đến những sản phẩm/dịch vụ tiện ích với chất lượng quốc tế, thông minh, thân thiện với môi trường, truyền cảm xúc và nguồn năng lượng tích cực, nâng tầm chất lượng cuộc sống cho người dùng, hướng đến thực hiện hoá mục tiêu "trở thành Tập đoàn Công nghệ và Công nghiệp hàng đầu về giải pháp thông minh và sản xuất thông minh".
Là doanh nghiệp kinh doanh phạm vi toàn cầu, Tập đoàn Phenikaa coi triết lý kinh doanh đậm tính nhân văn và trách nhiệm với các bên có lợi ích liên quan là yếu tố tiên quyết trong chiến lược phát triển bền vững. Hàng năm Tập đoàn dành hàng chục tỷ đồng cho công tác xã hội, tham gia các hoạt động phòng chống dịch bệnh, thiên tai, thực hiện các chương trình thiện nguyện, hỗ trợ cộng đồng, đầu tư cho thế hệ trẻ. Đồng thời, mọi hoạt động của Tập đoàn luôn gắn với việc bảo vệ môi trường bền vững.
Xử lý chuyển giá chuẩn chỉnh để thu hút vốn ngoại Theo Kiểm toán nhà nước, Việt Nam có khoảng 50% doanh nghiệp FDI kê khai lỗ, trong đó, nhiều doanh nghiệp thua lỗ liên tục trong nhiều năm liên tiếp, tuy nhiên không có có sở để khẳng định các doanh nghiệp này đang chuyển giá bất hợp pháp. "Chuyển giá" luôn là một vấn đề nổi cộm trong quản lý thuế, không...